Joseph E. Stiglitz & Adam S. Hersh, Project-Syndicate
27-11-2015
Giữa lúc các bộ trưởng và những nhà đàm phán từ Hoa Kỳ và 11
nước bên bờ Thái Bình Dương cùng họp mặt tại Atlanta trong một nỗ lực đàm phán
cuối cùng các điều khoản của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương
(Trans-Pacific Partnership – TPP) thì một số quyết định chính thức vẫn chưa rõ
ràng. Nhưng TPP không chỉ là hiệp định trải rộng và nhiều điều khoản nhất trong
lịch sử như cái tên gọi của nó.
Chúng ta sẽ nghe rất nhiều về vấn đề “tự do thương mại” là
trọng tâm của việc ký kết TPP. Nhưng bản chất của hiệp định này lại là “quản
lý” vấn đề thương mại và đầu tư của các nước thành viên, đồng thời chiếm đến
phân nửa hành lang kinh tế của mỗi nước. Không nghi ngờ gì cả, những điều khoản
vẫn còn gây tranh cãi này là minh chứng cho việc bản chất TPP
không phải đang hướng đến thương mại “tự do”.
New Zealand (Tân Tây Lan) đã từng đe dọa từ bỏ tham gia TPP
vì Canada và Hoa Kỳ muốn thao túng thị trường sản phẩm bơ sữa. Australia (Úc)
thì không hài lòng với việc Hoa Kỳ và Mexico thao túng thị trường đường. Và Hoa
Kỳ thì lại không thích việc Nhật Bản thao túng với thị trường gạo. Những nước
này đều phải nhượng bộ bởi lượng phiếu bầu áp đảo từ những nước có lợi thế
trong những ngành này. Và đó chỉ là một phần nổi của tảng băng chìm ủng hộ cho
quan điểm trái ngược với quan điểm “tự do thương mại” của TPP.
Đầu tiên, hãy tạm cho rằng hiệp định này sẽ giúp bảo vệ quyền
sáng chế của các công ty dược phẩm lớn, giống như nội dung của bản đàm phán đã
bị rò rỉ trước đó. Nghiên cứu kinh tế đã chỉ ra một quan điểm trái ngược rằng
việc bảo vệ quyền sáng chế này sẽ đẩy lùi nghiên cứu khoa học. Thực tế quan điểm
này có cơ sở: Sau khi Tòa án Tối cao [Hoa Kỳ] tuyên bố bằng sáng chế của Myriad
về Gene BRCA hết hiệu lực thì một làn sóng các sáng chế khác ra đời với kết quả
tốt hơn và chi phí thấp hơn. Thật sự, những điều khoản của TPP sẽ kìm hãm cạnh
tranh công bằng và đẩy giá thành phẩm lên cao ở cả Mỹ và trên toàn thế giới –
trở thành trái đắng của cái gọi là tự do thương mại.
TPP có thể sẽ thao túng ngành dược phẩm qua rất nhiều điều
khoản khá bí ẩn như “liên kết sáng chế”, “độc quyền dữ liệu” hay “ngành vi sinh
vật học”. Kết cục là các công ty dược phẩm sẽ hiển nhiên được phép mở rộng độc
quyền kinh doanh của mình, nhiều khi là bành trướng vô hạn định. Khi đó các loại
thuốc cùng loại nhưng rẻ hơn sẽ bị loại khỏi thị trường và ngăn chặn những đối
thủ “ký sinh”sản xuất thuốc mới trong nhiều năm. Đó là cách mà TPP sẽ thao túng
ngành công nghiệp dược phẩm nếu Hoa Kỳ mở đường cho nó.
Tương tự như vậy, ta cho rằng Hoa Kỳ đang kỳ vọng sẽ sử dụng
TPP để kiểm soát ngành công nghiệp thuốc lá. Nhiều thập kỷ qua, các công ty thuốc
lá tại Hoa Kỳ đã phải sử dụng cơ chế đánh giá đối với nhà đầu tư nước ngoài nằm
trong các hiệp định thương mại kiểu như TPP nhằm đối đầu với các quy định được
lập ra để hạn chế thuốc lá, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong cơ chế này tồn tại
các hệ thống có tên ISDS (Investor-Sate Dispute Settlement) – hệ thống giải quyết
mâu thuẫn dành cho các nhà đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có thêmcác
quyền cho phép kiện các chính phủ trói buộc các trọng tài kinh tế tư
nhân bằng luật lệ mà theo góc nhìn của các nhà đầu tư thì những luật lệ đó làm
giảm lợi nhuận kỳ vọng đầu tư của họ.
Các tập đoàn quốc tế săn đón ISDS rất cẩn thận, coi đây là một
công cụ để bảo vệ quyền tài sản của họ trong bối cảnh thiếu nhà nước pháp quyền
và các hệ thống tư pháp đáng tin cậy. Nước Mỹ đang tìm kiếm một cơ chế gần giống
như ISDS để giải quyết mối quan hệ kinh tế với Liên mih châu Âu, đó chính là việc
ký kết Hiệp định Tự do Thương mại Xuyên Đại
Tây Dương, mặc dù vẫn còn mối băn khoăn liệu hệ thống pháp luật và tư pháp
của châu Âu có đảm bảo hay không.
Thực sự mà nói, những nhà đầu tư – không phân biệt nhà đầu
tư trong hay ngoài nước – xứng đáng được bảo vệ khỏi nguy cơ bị công hữu hóa hoặc
phải chịu những luật lệ phân biệt đối xử. Nhưng hệ thống ISDS này có tầm ảnh hưởng
nhiều hơn thế: Nghĩa vụ đề bù cho nhà đầu tư do thâm hụt lợi nhuận kỳ vọng sẽ
được áp dụng ngay cả ở những nơi luật pháp không phân biệt đối xử và lợi nhuận
được tạo ra trên cơ sở gây hại cho cộng đồng.
Philip Morris International is currently prosecuting such
cases against Australia and Uruguay (not a TPP partner) for requiring
cigarettes to carry warning labels. Canada, under threat of a similar suit,
backed down from introducing a similarly effective warning label a few years
back.
Philip Morris International (Một công ty đa quốc gia của Hoa
Kỳ sản xuất thuốc lá) đang theo đuổi những vụ kiện chống lại Australia và
Uruguay (Uruguay không phải thành viên TPP) vì yêu cầu công ty này dán nhãn cảnh
báo trên sản phẩm. Canada cũng vậy, vài năm trước cũng đã từng điêu đứng vì đề
xuất nhãn cảnh báo tương tự.
Dựa vào bức màn bí mật còn bao quanh đàm phán TPP,
chưa thể nói trước được liệu thuốc lá có bị loại khỏi danh sách các nhân tố được
ISDS bảo hộ hay không. Dù thế nào đi nữa thì nội dung chính của hiệp định cũng
sẽ vẫn giữ những điều khoản gây khó khăn cho các chính phủ trong việc thực hiện
chính những chức năng cơ bản của mình, đó là bảo vệ sự an toàn và sức khỏe cho
các công dân, ổn định kinh tế và giữ gìn vệ sinh môi trường.
Hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu những điều khoản này
xuất hiện vào thời gian những tác động chết người của chất amiăng (asbestos) được
khám phá ra. Thay vì đóng cửa các nhà máy sản xuất và bắt họ đền bù cho những
người bị thiệt hại thì dưới những quyền lợi từ ISDS, chính phủ sẽ phải trả cho
các nhà máy để họ “không giết” các cư dân của mình. Những người trả thuế thu nhập
doanh nghiệp sẽ bị tác động hai lần: đầu tiên là chi trả cho những thiệt hại về
sức khỏe gây ra bởi amiăng, thứ hai là đền bù cho các nhà máy vì sự thâm hụt lợi
nhuận của họ khi chính phủ can thiệp vào một ngành nguy hiểm.
Quá hiển nhiên rằng hiệp định quốc tế này là ván bài của Hoa
Kỳ và mang đầy tính thao túng thị trường hơn là tính tự do thương mại. Những điều
trên chính là những gì sẽ diễn ra với các bên hữu quan phi kinh doanh khi quá
trình hoạch định chính sách kết thúc, chưa kể tác động đến với những người được
bầu chọn để đại diện cho Quốc hội.
@Phía Trước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét