Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




TRỢ LÝ NGOẠI TRƯỞNG MỸ TOM MALINOWSKI: “NẾU CHÍNH PHỦ VN ĐUỔI NGƯỜI VN ĐI, THÌ BẤT CỨ AI CŨNG CÓ THỂ ĐẾN GẶP TỔNG THỐNG MỸ”

4-11-2015


Hình bên: Ông Tom Malinowski – Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ Nhân quyền và Lao động (đứng hàng đầu bên trái)

Trưa ngày 22/10/2015, tôi và ông Nguyễn Văn Hải (CLB NBTD) được diện kiến ông Tom Malinowski – Trợ lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ Nhân quyền và Lao động và một số viên chức Bộ Ngoại Giao Hoa kỳ tại trụ sở Bộ Ngoại giao Washington DC.

Các nhân viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ rất nhiệt tình, thân thiện. Họ chỉ cho tôi xem bức ảnh Tổng thống Barak Obama đứng trước trụ sở Liên Hiệp Quốc nhìn tấm áp phích to choán cả bức tường đòi trả tự do cho 20 phụ nữ là tù nhân chính trị đang bị giam cầm khắp thế giới, họ chỉ vào ảnh tôi trong hình rồi chỉ vào tôi cười vui vẻ.


Ông Tom Malinowski nói: “Chúng tôi rất vui mừng khi gặp chị ở đây. Chúng tôi biết rằng trong cùng một vụ án mà một người được ra ngoài, người còn lại vẫn ở trong tù là rất không công bằng. Chúng tôi đã gặp rất nhiều khó khăn trong khi đàm phán với phía Việt Nam về trường hợp của chị, Việt Nam nói rằng chị là một người rất nguy hiểm đối với chế độ”. Nghe đến đây, tôi mở to mắt, cười và giơ hai bàn tay ra, nói: “Tôi không có vũ khí, mà lại là rất nguy hiểm”. Mọi người có mặt trong phòng họp cùng cười.

Tôi gởi lời cám ơn ông John Kerry – Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Michelle Obama (phu nhân Tổng thống), và toàn thể nhân viên Bộ Ngoại giao. Ông Malinowski hỏi thăm tôi về cuộc sống hiện nay khi sang Mỹ, tình hình sức khỏe và những dự tính trong tương lai.

Tôi đáp lời ông rằng cuộc sống của tôi cũng gặp rất nhiều vấn đề khó khăn về giấy tờ, đi lại, ngôn ngữ, sức khỏe, tài chính… như tất cả những người Việt vừa mới sang nước Mỹ. Tuy nhiên, tôi được cộng đồng người Việt quan tâm giúp đỡ rất nhiệt tình. Tôi đã bắt tay vào cộng tác với vài tờ báo tiếng Việt mà trước khi bị vào tù tôi đã từng cộng tác, và đang viết phần đầu quyển hồi ký về những ngày tôi ở trong nhà tù CSVN. Ông Malinowski và các nhân viên ngoại giao trong phòng họp đều mĩm cười và tỏ ý rất tán thành khi tôi nói tôi đang viết hồi ký.

Ngoài ra, ông Malinowski hỏi tôi có ý kiến đề xuất gì với Bộ Ngoại giao về Việt Nam trong thời gian tới.

Tôi đã đề xuất năm ý như sau: Thứ nhất, Việt Nam phải trả tự do cho toàn bộ tù nhân chính trị đang bị giam cầm tại Việt Nam; Thứ hai, Việt Nam phải sửa đổi Bộ Luật Hình sự, bãi bỏ các điều luật 79, 88, 258 là những điều luật vô lý, vi phạm luật pháp quốc tế mà nhà cầm quyền Việt Nam dùng để đàn áp, chà đạp nhân quyền ở Việt Nam; Thứ 3, quan tâm đến thân nhân của tù chính trị, vì nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp cả thân nhân tù chính trị nhằm mục đích khủng bố tinh thần tù nhân, buộc họ phải khuất phục nếu không muốn người nhà bị nhà nước trả thù;  Thứ tư, quan tâm đến tình trạng đời sống của tù nhân, không phải chỉ riêng tù chính trị, mà là tất cả tù nhân thường phạm khác đang ở trong tất cả các nhà tù ở Việt Nam, điều kiện sống của họ rất tồi tệ và giống như súc vật biết nói; Thứ năm, quan tâm đến trường hợp tù nhân chính trị Nguyễn Đặng Minh Mẫn, án tù 8 năm, cô này sức khỏe yếu, đang bị kỷ luật biệt giam vì phản đối công an trại giam, đã từng ở cùng trại 5 Thanh Hóa với tôi và đã tỏ ra rất kiên cường. Đối với TPP, Việt Nam được hưởng rất nhiều quyền lợi, tôi đề nghị với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nếu nhà cầm quyền Việt Nam muốn có được những điều tốt đẹp từ TPP, thì trước tiên họ phải làm điều tốt đẹp với người dân Việt Nam, đó là tôn trọng và đảm bảo nhân quyền. Nhà cầm quyền Việt Nam luôn luôn “nói một đàng, làm một nẻo”, không đáng tin cậy”.

Ông Malinowski nói: “Chúng tôi không muốn cứ vài năm lại phải đi đòi thả người, chúng tôi muốn tất cả tù nhân chính trị phải được trả tự do. Chúng tôi cũng đã yêu cầu phía Việt Nam thay đổi pháp luật. Chúng tôi muốn cho Việt Nam biết rằng nếu Việt Nam cứ đuổi người của mình ra khỏi nước, thì bất cứ người nào cũng có thể dễ dàng đến gặp Tổng thống Mỹ, mà chắc chắn là phía Việt Nam không hề thích điều đó. (Vừa nói câu này ông vừa cười). Chúng tôi có cách làm cho Việt Nam phải thực hiện đúng cam kết của mình, không thể có chuyện cam kết mà không làm. Chúng tôi cũng quan tâm đến cả vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam. Tuy nhiên, TPP là hiệp định chủ yếu đề cập đến vấn đề kinh tế, nên chúng tôi quan tâm rất nhiều đến quyền lợi của người lao động và quyền thành lập công đoàn độc lập của người lao động. Chúng tôi nghĩ rằng không thể đòi hỏi Việt Nam phải có tự do, dân chủ, nhân quyền ngay lập tức giống như ở Mỹ, mà phải từ từ thay đổi. Nước Mỹ cũng cần Việt Nam và Việt Nam cần nước Mỹ trong các vấn đề kinh tế, văn hóa, giáo dục và bảo vệ an ninh quốc phòng. Chúng tôi nghĩ rằng chị sẽ thiếu tin tưởng vào chúng tôi vì chúng tôi đã ngồi vào bàn đàm phán với chính phủ Việt Nam là những người đã bỏ tù chị, không biết rằng trong thời gian tới chị có giúp đỡ chúng tôi các vấn đề về Việt Nam hay không?”.

Tôi trả lời ông Malinowski rằng tôi là người sinh trưởng ở miền Nam Việt Nam thời Việt Nam Cộng Hòa, tôi có hiểu biết về lối sống Mỹ, văn hóa Mỹ nên rất  tin tưởng vào phương pháp làm việc và chiến lược của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Tôi sẳn sàng hợp tác, giúp đỡ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong việc đòi hỏi nhân quyền cho người dân Việt Nam.

Ông Malinowski cũng chia sẻ một số nội dung sắp tới Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ tiến hành với phía Việt Nam mà tôi nghĩ rằng nếu để cho Bộ Ngoại giao tự mình ra thông báo thì tốt hơn là tôi viết ra ở đây, e rằng tôi sẽ “cầm đèn chạy trước ô tô” thì thiệt là không giống ai. Tôi còn được biết một tin vui khác, nhưng thôi cứ giữ ở đó, coi như là chuyện “bí mật” riêng tư. Từ xưa đến nay, không ai đi “đếm cua trong lỗ” khi mà chưa thấy con cua tròn méo ra sao, “Nói trước bước không qua”, phải “cảnh giác cao độ” đối với cái nhà cầm quyền CSVN “lá mặt lá trái” đó. Tôi sẽ cố giữ đến khi nào “bí mật” bị “bật mí” thì hẵng hay.

Tôi có cảm giác ông Malinowski tuy là nhà ngoại giao, đang nói về vấn đề chính sách ngoại giao nhưng ngôn ngữ của ông rất hài hước, dùng từ rất chính xác. Từ khi tôi sang Mỹ, rất nhiều cơ quan báo chí tiếng Việt đều dùng từ “trục xuất” làm tôi phải đính chính rằng tôi là công dân Việt Nam, mang quốc Việt Nam chớ không phải người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam mà bị “trục xuất” hoàn về “nơi sản xuất”. Không ai có quyền “trục xuất” tôi ra khỏi Việt Nam, tôi bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam “tống cổ” sang Mỹ cho chính phủ Mỹ nuôi. Hôm nay, ông Malinowski dùng từ “đuổi đi”, tuy hai từ “tống cổ” và “đuổi đi” khác nhau nhưng đều cùng một nghĩa.

Ông Nguyễn Văn Hải nhất trí với ý kiến của tôi và bổ sung thêm rằng nhà cầm quyền CSVN luôn ban hành luật rồi lại ban hành các văn dưới luật phủ nhận hết các điều luật, và họ chỉ thực hiện các văn bản dưới luật ấy. Đồng thời, đề xuất Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ quan tâm đến trường hợp anh Trần Huỳnh Duy Thức đang bị mức án 16 năm tù giam. 

Ông Malinowski đồng ý quan tâm đến cả hai người là anh Thức và cô Mẫn.
Buổi gặp mặt kết thúc trong không khí cởi mở và vui vẻ.

Tạ Phong Tần
@Sự Thật Và Công Lý

Trí Nhân Media


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét