Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




SAO LÀ LÚC NÀY ??? "TERROR IN LITTLE SAIGON" - KHỦNG BỐ TẠI LITTLE SAIGON

Bùi Anh Thư
2-11-2013

Tin đài truyền hình PBS sẽ trình chiếu đoạn phim phóng sự “Terror In Little Saigon” vào thứ ba ngày 3 tháng 11 năm 2015 làm tôi băn khoăn, khó nghĩ.

Theo thông báo từ FRONTLINE và ProPublica, “Terror In Little Saigon” là một đoạn phim (dài 60 phút) trình bày về những tài liệu mới tìm ra trong các cuộc điều tra về 5 vụ ám sát giết 5 nhà báo người Mỹ gốc Việt vào khoảng năm 1981 đến 1990. Những hồ sơ khủng bố này đã bị “ướp lạnh”(cold cases) cất tại văn phòng cảnh sát Hoa Kỳ từ năm 1990 đến nay vì chưa tìm ra thủ phạm.  

Những vụ khủng bố ám sát này làm xôn xao rúng động cộng đồng người Việt tị nạn trong thời gian ấy như: 

- Tháng 1-1980, văn phòng báo Văn Nghệ Tiền Phong ở Arlington, Virginia do nhà báo Nguyễn Thanh Hoàng chủ trương bị ném bom xăng. Ông Nguyễn Thanh Hoàng và con gái 7 tuổi may mắn thoát nạn.

- Ngày 24-8-1982 - Nhà báo Đạm Phong, chủ nhiệm tuần báo Tự do tại Houston Texas, bị bắn chết tại nhà riêng. Ông Đạm Phong đã từng bị đe dọa vì ông đã cho in những bài viết chất vấn những hoạt động gây quỹ của Mặt Trận.

- Ngày 9-8-1987: văn phòng tuần báo Mai tại Westminster, California bị đốt, nhà văn Hoài Điệp Tử cũng bị hỏa thiêu khi đang làm việc tại trụ sở báo Mai.  

- Ngày 21-11-1989: Ông Đỗ Trọng Nhân, nhân viên cắt dán bài vở cho tờ Văn Nghệ Tiền Phong bị bắn chết. Theo nhà văn Sơn Tùng : “Nhân viên sở rác đã phát hiện xác ông Nhân chết ngồi trong xe trước tay lái, có lẽ đã bị bắn từ tối thứ hai khi đi làm về mà không ai để ý cho đến sáng thứ tư là ngày xe tới lấy rác trong khu vực này.”

- Ngày 22-8-1990: Vợ chồng ký giả Lê Triết (Tú Rua) bị ám sát bắn chết ngay tại chỗ đậu xe bên hông nhà của vợ chồng ông. Ký giả Lê Triết, bút hiệu Tú Rua là người phụ trách mục phiếm luận “Ngày Lại Ngày” của tờ Văn Nghệ Tiền Phong.

Ngoài ra còn có những vụ ám sát hụt (như vụ ám sát giáo sư Cao Thế Dung), và những cú phone đe dọa tính mạng mà tôi là một trong những nạn nhân.

Theo bản điều tra của  FRONTLINE và ProPublica, họ nói rõ: “họ phát hiện một điểm tương đồng giữa các nạn nhận là: những nạn nhân đều đã có những bài viết chỉ trích một tổ chức chống Cộng nổi bật, tên là Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải phóng Việt Nam - hoặc, "Mặt trận" – mà mục tiêu cuối cùng của Mặt Trận là khởi động lại cuộc chiến Việt Nam.” (there was another common thread: many of those publications had criticized a prominent, anti-Communist organization called the National United Front for the Liberation of Vietnam — or, “The Front” — whose ultimate goal was to restart the Vietnam War.)*

Là một người đấu tranh chống Cộng từ 1975, tôi đã không khỏi đau lòng khi nhắc đến “Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam”, một tổ chức đã làm bùng lên ngọn lửa đấu tranh của triệu người tị nạn CS và cũng là một tổ chức đã gây bao oan khiên cho những người yêu nước vô tội.

Cách đây 3 hôm, ngày 30-10-2015, một lá thư của đại diện đảng Việt Tân với tựa đề: Quan tâm về chương trình “Khủng Bố tại Little Saigon”, được viết gửi đến Ban Biên Tập của Front Line (Raney Aronson-Rath, David Fanning, A.C. Thompson), trong đó Trinh Nguyễn (tác giả lá thư) đưa ra nhận xét trái ngược với những kết luận của phóng sự “Terror In Little Saigon”.

Đọc lời giới thiệu của tác giả Trinh Nguyễn: “Tôi không phải là thành viên của Mặt Trận (trong tài liệu phóng sự gọi là “The Front”). Tôi cũng không thuộc thế hệ mà tài liệu này tập trung vào. Thật sự tôi ra đời sau khi những việc này xảy ra. Tôi là thành viên của Việt Tân, một tổ chức đấu tranh cho dân chủ mà các sáng lập viên từng là lãnh tụ của Mặt Trận. Tôi có làm việc với các cá nhân mà AC đã tìm cách phỏng vấn.”, quả thật tôi đâm ra bị dằn vặt. 

Nói làm sao cho em hiểu về những gì đã xảy ra khi em chưa ra đời, chưa có mặt trong các cuộc chơi lửa bịp ma mị ? Giải thích làm sao khi lòng nhiệt huyết yêu nước đang hừng hực và sự dấn thân tin tưởng tuyệt đối vào Việt Tân của em đang cao độ. ?

Phải chăng đây là vấn nạn của tất cả chúng ta, của những người đàn anh đàn chị đi trước, biết chuyện hiểu chuyện nhưng im lặng …(như tôi), để bây giờ có những người trẻ cố biện minh cho cái xấu cái sai mà chẳng hề hay biết ???

Em Trinh Nguyễn đã biên minh (như em đã từng được giải thích): “K9 không phải là bí danh của đội sát thủ nào cả. K9 là ký hiệu của một khu bộ trong tổ chức. Nó là viết tắt cho Khu 9. Những người này là người tỵ nạn Việt Nam. Nếu mà họ biết, tại sao họ lại muốn đặt tên cho một khu bộ dựa vào tên gọi của đơn vị cảnh khuyển của Mỹ?”.

Em ạ. K9 có thật. 

Đây cũng chẳng là tên viết tắt của một khu bộ của tổ chức MT nào cả. Đây là tên của một nhóm người được kết nạp bí mật dưới sự điều động chỉ huy trực tiếp của Hoàng Cơ Định. Họ cũng không trực thuộc Vụ Tài Chánh, mặc dầu Hoàng Cơ Định là Vụ Trưởng Vụ Tài Chánh. Ngay cả lúc còn sinh hoạt trong MT, nghe đến K9 là nhiều đoàn viên đã có cảm giác ớn lạnh, liên tưởng đến những đôi mắt cú vọ đang theo dõi sinh hoạt cùa từng cá nhân.

Hãy tìm đọc bộ sách Hành Trình Người Đi Cứu Nước của Phạm Hoàng Tùng, anh PHT đã ghi đầy đủ chi tiết những gì anh chứng kiến trong "chiến khu" **. Ngoài ra những bài viết của anh Đỗ Thông Minh, một trong những chứng nhân trong giai đoạn này cũng là những bài viết rất có giá trị.*** 

Tiếc thay, những bài viết quí giá này ít được phổ biến rộng rãi vì thời đó kỹ thuật social media chưa được thông dụng.

Trở lại phóng sự phóng sự  “Terror in  Little Saigon” sẽ do đài truyền hình PBS trình chiếu vào thứ ba 3 tháng 11 lúc 10 giờ đêm (giờ Hoa Thịnh Đốn) và cũng sẽ được chiếu lại trên internet tại địa chỉ pbs.org/frontline. Bài phóng sự cũng sẽ được đăng tải cùng ngày tại propublica.org và tại pbs.org/frontline.

Tại sao là lúc này ?

Biết rằng hồ sơ những cái chết oan khiên của 5 nhà báo nạn nhân đang bị “ướp lạnh” cần được sáng tỏ để đem lại công lý cho gia đình thân nhân họ, nhưng … đây không phải là các vụ khủng bố ám sát bình thường, mà những cái chết này lại liên quan đến Mặt Trận, một tổ chức chính trị đấu tranh có tầm vóc.

Lâu nay nhiều người muốn giữ im lặng vì công cuộc đấu tranh chung nên đã không nhắc đến cái quá khứ đau thương mà theo chữ dùng của chị Minh Đức Hoài Trinh là giai đoạn “trao thân lầm tướng cướp”. Nay trong lúc này, thời điểm này … đài truyền hình Hoa Kỳ lại cho sống dậy những vết nhơ trong lịch sử “kháng chiến” với mục đích gì ???

Họa Kỳ muốn “làm sạch” hàng ngũ người Việt đấu tranh chống Cộng chăng ? Hay muốn làm tan nát tinh thần đấu tranh của chúng ta để dễ dàng ươm mầm “hòa hợp hòa giải” ? Rồi những người bạn ngoại quốc đã từng sát cánh yểm trợ chúng ta, sẽ nghĩ gì khi họ xem cuốn phim trình chiếu đầy khủng bố ???

Dẫu gì đi nữa, chuyện đến lúc cũng phải kể. 

Quan trọng là chính chúng ta, chúng ta sẽ tiếp nhận những tin tức bất ngờ này như thế nào: chúng ta sẽ quay lại chống bang nhau ? chửi rủa nhau ?  

Phải có thái độ thật bình tĩnh. 

Ngày mai 3 tháng 11 phim sẽ được trình chiếu. 
Và ngày sau đó, tên Tập cùng đoàn lâu la đến Việt Nam, rồi chúng ta sẽ mất thêm những gì qua cuộc viếng thăm này ?

Hãy chỉa mũi nhọn vào chuyến đi của Tập Cận Bình.
Đừng để “Terror In Little Saigon” chi phối ảnh hưởng tinh thần chúng ta.
Hãy cho thế giới thấy hình ảnh người dân VN đuổi tên đồ tể họ Tập ra khỏi đất nước.

Mong lắm !!!

Lời nhắn:

30 năm trước, khi người của Mặt Trận liên tục gọi điện thoại quấy nhiễu và đe dọa tính mạng, tôi đã viết thư đến các tờ báo (ngay cả tờ Văn Nghệ Tiền Phong) thông báo, nếu đời sống tôi có mệnh hệ gì, Mặt Trận hoàn toàn chịu trách nhiệm.

30 năm sau, tôi vẫn giữ lời nói năm xưa. Nếu từ bài viết này mà tôi bị đe dọa, thì đảng Việt Tân hoàn toàn chịu trách nhiệm.

____________
Tham khảo thêm:



Bùi Anh Thư
Trí Nhân Media

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét