Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




CHÍNH TRỊ VN QUA CHUYẾN ĐI MỸ CỦA ÔNG TRỌNG

Phó Giáo Sư, Đại Học Oregon
4-7-2015

Chuyến đi làm việc của ông Nguyễn Phú Trọng, và trước đó của các ông Phạm Quang Nghị và Trần Đại Quang là những chuyến đi lần đầu tiên của một Tổng Bí thư, Bí thư Thành ủy Hà nội, và Bộ trưởng Bộ Công An đến Mỹ.

Rõ ràng đây là những sự kiện quan trọng, nhưng quan trọng đến mức nào thì cần phải bàn. Phân tích chính trị Việt Nam khó vì thiếu thông tin xác thực. Nhưng điều này không ngăn cản chúng tôi đưa ra một số nhận xét dưới đây, dựa trên năm yếu tố hay xu hướng căn bản trong chính trị và quan hệ đối ngoại của Việt Nam trong những năm gần đây.

Xin phép được tiết lộ trước kết luận của bài viết: Nói chung chúng tôi không đánh giá cao chuyến đi của ông Trọng.

Năm yếu tố hay xu hướng căn bản trong chính trị và quan hệ đối ngoại của Việt Nam là:

Dĩ nhiên những người ủng hộ Việt Nam ở Mỹ, kể cả ông McCain, không đủ quyền tự ý quyết định quan hệ Mỹ-Việt, vì có nhiều chính khách khác muốn bắt Việt Nam phải trả giá cho những vi phạm nhân quyềnPGS. TS. Vũ Tường

Thứ nhất, đấu đá tranh giành đặc quyền đặc lợi giữa các phe nhóm và cá nhân lãnh đạo các cấp ở Việt Nam ngày càng lớn về quy mô và mức độ. Trong thời điểm chuẩn bị Đại Hội Đảng như hiện nay, với cơ cấu nhân sự nhiệm kỳ tới là mục tiêu, việc đấu đá còn gay gắt hơn.

Thứ hai, trong chóp bu Đảng Cộng sản có nhiều người còn trung thành với chủ nghĩa Mác-Lê nin, xem Trung Cộng về căn bản là đồng minh chiến lược trong khi cảnh giác cao đối với Mỹ. Ông Trọng rõ ràng là một người trong nhóm này.

Thứ ba, 'tiền và mafia' ngày càng 'lũng đoạn' chính trị Việt Nam, chi phối hầu hết những vấn đề quan trọng từ việc bổ nhiệm nhân sự cho đến quyết sách ngoại giao. Các thế lực có tiền gồm chính phủ nước ngoài, các công ty ngoại quốc lớn, và giới tư bản đỏ cấu kết với các lãnh đạo Đảng.

Thứ tư, chính sách quân sự của Trung Quốc đang gây áp lực lớn lên chính trị Việt Nam. Áp lực từ dưới lên và từ trong ra đòi hỏi Đảng Cộng sản có lập trường cứng rắn hơn về vấn đề biển đảo. Áp lực này đang tạo ra phân hóa sâu sắc trong nội bộ Đảng này.

Và thứ năm, về quan hệ Mỹ-Việt, một số chính khách lớn của Mỹ như Thượng Nghị Sĩ John McCain xem Việt Nam là một đối tượng hợp tác quan trọng trong việc ngăn cản Trung Quốc bành trướng thế lực ở Á châu.

Dĩ nhiên những người ủng hộ Việt Nam ở Mỹ, kể cả ông McCain, không đủ quyền tự ý quyết định quan hệ Mỹ-Việt, vì có nhiều chính khách khác muốn bắt Việt Nam phải trả giá cho những vi phạm nhân quyền. Về mặt quyền lợi quốc gia, Mỹ cũng có nhiều đồng minh lâu năm khác ở Á châu, nên Việt Nam không phải là 'lá bài' chủ yếu hay duy nhất.

Lý do có chuyến thăm

Trên đây là những xu hướng căn bản của nền chính trị và quan hệ đối ngoại của Việt Nam hiện nay mà chúng ta có thể ít nhiều chứng thực từ các nguồn thông tin khác nhau.

Những xu hướng này giúp trả lời hai câu hỏi sau đây.

Thứ nhất, tại sao Washington mời ông Trọng?

Tổng thống Barack Obama, lãnh đạo Đảng Cộng Hòa, giới chức quốc phòng, và các nhóm lợi ích đại diện cho một số đại công ty của Mỹ muốn Quốc Hội Mỹ thông qua Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Hai trong những trở ngại chính liên quan đến Việt Nam là việc Hà Nội không cho công nhân quyền tự do lập công đoàn và thành tích vi phạm nhân quyền cao của Việt Nam.

Mời ông Trọng và ông Quang sang Mỹ là có ý định cho thấy Mỹ công nhận quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản và không có mưu đồ chuyển hóa Việt Nam như họ lo sợ.

Qua việc bày tỏ thiện chí, chính quyền Obama có thể thuyết phục Bộ Chính trị chấp nhận viết vào Hiệp định TPP một vài câu 'mơ hồ' về cải thiện nhân quyền ở Việt Nam để Quốc Hội Mỹ dễ chấp thuận hơn.

Washington cũng có thể hy vọng công an Việt Nam thả một vài nhân vật đối kháng và giảm bớt việc bắt bớ đàn áp trong một giai đoạn nào đó.

Có thể tiên đoán Washington sẽ đạt được những mục tiêu khiêm tốn trên.

Thứ hai, vì sao Việt Nam nhận lời?

Tại sao ông Trọng (và trước đó là Nghị và Quang) nhận lời đi Washington?

Áp lực từ Trung Quốc và đấu đá nội bộ là những lý do chủ yếu.

Vụ Trung Quốc đặt giàn khoan năm ngoái đã làm yếu thế phe thân Trung Quốc ở Việt Nam.

Nhiều nhà quan sát cho rằng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là đối thủ của ông Trọng và có nhiều khả năng sẽ thắng thế trong cuộc tranh giành chức vụ tổng bí thư nhiệm kỳ sắp tới, dù ông Trọng muốn dành chức này cho ông Nghị.

Còn sớm để nhận định

Chúng tôi cho rằng còn hơi sớm để nhận định.

Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản vẫn còn thế lực rất lớn so với Ban Chấp hành Trung ương, đặc biệt là trong vấn đề cơ cấu nhân sự trong mỗi nhiệm kỳ Đại Hội Đảng.

Ông Trọng và Nghị vẫn còn ưu thế, mặc dù phải dè dặt hơn.

Chuyến đi Mỹ của hai ông vì vậy có tác dụng giảm bớt áp lực chính trị đối nội và đối ngoại, lấy lại thế chủ động trong vấn đề quan hệ với Trung Quốc để bảo vệ vị thế của phe nhóm trong kỳ Đại Hội tới.

Là cán bộ tuyên huấn chuyên nghiệp trong bộ máy công chức với tầm nhìn và năng lực hạn chế, ông Trọng không thể và thực sự chưa bao giờ tạo ra đột phá.

Chuyến đi của ông chỉ là một chiến thuật be bờ cố thủ cho qua Đại Hội.

Ông Trọng có thể hài lòng với chuyến đi, như ông từng tuyên bố sau khi đi Vatican về: “Mình phải như thế nào người ta mới mời chứ!”

Nhưng áp lực từ Trung Quốc và đấu đá nội bộ rõ ràng sẽ không giảm, đòi hỏi ông phải tiếp tục cố gắng hơn.

Nhìn xa hơn chuyến đi, những xu hướng căn bản của chính trị Việt Nam cho phép chúng tôi tiên đoán ba điều sau đây:

- Thứ nhất, Hiệp định Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ được thông qua, nhưng kinh tế Việt Nam ngày càng lệ thuộc Trung Quốc nhiều hơn;
- Thứ hai, chiến tranh Việt-Trung sẽ không xảy ra dù Trung Quốc ngày càng lấn lướt;
- Và thứ ba, lệnh cấm vận vũ khí sát thương của Mỹ sẽ được giỡ bỏ phần lớn, nhưng quan hệ đồng minh thực sự giữa Việt Nam và Mỹ vẫn xa vời.

Nếu những tiên đoán trên chứa đựng nghịch lý, điều đó không phải ngẫu nhiên, mà do chúng phản ánh những mâu thuẫn sâu sắc và sự bế tắc của nền chính trị Việt Nam.


BBC



1 nhận xét: