Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




PHONG TRÀO ĐỘC LẬP VÀ SỰ PHÂN RÃ TRUNG QUỐC

Vương Trí Dũng
24-06-2014

Hợp rồi tan tan rồi hợp. Đó là quy luật của tự nhiên và xã hội.

Gần đây nhất, Liên bang Xô viết thành lập năm 1922 và tan rã năm 1991. Năm 1949 nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, sáp nhập Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông trở thành quốc gia có diện tích lớn thứ ba thế giới.

Và hiện nay, nỗi sợ hãi lớn nhất của nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc là sự tan rã. Trung Quốc đang đối mặt với phong trào đòi độc lập, ngày một mạnh mẽ, của các khu vực sau đây.

1. Khu Tân Cương

Khu Tân Cương là khu vực nóng bỏng nhất về tinh thần ly khai hiện nay ở Trung Quốc. Tân Cương có truyền thống độc lập lâu đời tách biệt khỏi người Hán. Tân Cương có diện tích 1,6 triệu km vuông, chiếm 1/6 diện tích Trung Quốc. Người Uyghur chiếm đa số ở Tân Cương. Trung Quốc chiếm được Tân Cương phần lớn từ đời nhà Thanh trong thế kỷ 19. Trung Quốc chủ trương tăng nhanh dân số người Hán, từ 7% năm 1949 lên 40% hiện nay.

Trung Quốc đang đẩy mạnh Hán hóa vùng Tân Cương và đàn áp dã man phong trào đòi độc lập của người Uyghur. Tân Cương sẽ là khu vực đẫm máu của Trung Quốc trong nhiều năm tới.

2. Khu Tây Tạng

Tây Tạng có lịch sử lâu đời và tồn tại các đế chế khác nhau độc lập với người Hán. Tây Tạng có diện tích khoảng 1,3 triệu km vuông chiếm gần 1/7 diện tích Trung Quốc. Tây Tạng bị nhà Thanh thôn tính trong thế kỷ 18. Nhưng năm 1913 lại giành được độc lập. Năm 1951 chính quyền Mao Trạch Đông đã tiến quân vào Tây Tạng, sáp nhập Tây Tạng vào Trung Quốc.

Trung Quốc cũng thực hiện Hán hóa gấp rút vùng Tây Tạng. Người Tạng chỉ có khoảng 6 triệu. Nhưng từ năm 1951 chính quyền Trung Quốc đã đưa ước tính hơn 7 triệu người Hán đến Tây Tạng.

Phong trào đòi độc lập cho Tây Tạng được tiến hành rộng rãi không ngừng từ sau cuộc nổi dậy bất thành năm 1959. Cuộc đấu tranh đòi độc lập cho Tây Tạng được nhiều nước phương Tây ủng hộ.

Trung Quốc sẽ phải đối mặt không ngừng với vấn đề độc lập của Tây Tạng.

3. Khu Nội Mông Ninh Hạ

Khu Nội Mông Ninh Hạ có diện tích gần 1.3 triệu km vuông, với dân số hiện nay khoảng 31 triệu người, trong đó người Hán chiếm áp đảo khoảng 80%.

Nội Mông Ninh Hạ trong lịch sử nhiều ngàn năm là các quốc gia khác nhau không thuộc Trung Quốc. Chỉ đến năm 1950, Mao Trạch Đông mới thôn tính hoàn toàn và áp đặt khu Nội Mông Ninh Hạ trong sự cai trị toàn bộ của Trung Quốc.

Với lịch sử độc lập nhiều ngàn năm trước, tuy số dân Mông Cổ và các tộc khác chiếm tỷ trọng ít, nhưng với phong trào ly khai ở các khu vực khác, khu Nội Mông Ninh Hạ cũng luôn tiềm ẩn bùng phát phong trào đấu tranh đòi độc lập khỏi Trung Quốc.

4. Khu Quảng Đông

Quảng Đông hiện là tỉnh có số dân hơn 105 triệu, đông nhất Trung Quốc và là tỉnh có thu nhập quốc dân lớn nhất Trung Quốc.

Tiếng Quảng Đông rất khác biệt được người Quảng Đông sử dụng ở Trung Quốc và nhiều nơi trên thế giới. Tiếng Quảng Đông từng được Tôn Trung Sơn dự tính là tiếng chính thức của Trung Hoa. Chỉ từ khi Mao Trạch Đông cầm quyền mới thiết lập được sự thống trị của tiếng Mandarin ở Trung Quốc như hiện nay.

Đề cập đến tiếng nói, văn hóa và kinh tế để thấy rằng khu vực Quảng Đông là một vùng rất đặc biệt, và người Quảng Đông không ngừng có tư tưởng độc lập với các tỉnh khác. Chính quyền Bắc Kinh hiện nay đang lo lắng về sự trỗi dậy của Quảng Đông như một “Quốc gia” có tiếng nói, văn hóa khác biệt lâu đời, với một tiềm lực kinh tế hùng mạnh.

(Hình từ FB Tiến Dũng Nguyễn)
5. Khu Quảng Tây - Vân Nam

Khu Tự trị người Choang của Quảng Tây, các dân tộc vùng Vân Nam từ xa xưa đều độc lập với vùng Hoa hạ. Bởi vậy, phong trào ly khai luôn có thể xẩy ra bất cứ lúc nào khi thời cơ đến.

Chưa kể đến vùng Thanh Hải Cam Túc đều thuộc các đế chế khác trước đây, chưa nói đến vùng Tứ Xuyên chuyên mưu đồ riêng cơ nghiệp, chỉ 5 khu vực có phong trào ly khai trực diện và ngấm ngầm nêu trên đã chiếm đến khoảng ½ diện tích Trung Quốc. Đó thực sự là nỗi lo và nỗi sợ hãi lớn nhất của chính quyền bá quyền Trung Quốc.

6. Đài Loan Dân Quốc

Được sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và Đồng minh, lãnh thổ này luôn trong tình trạng sẵn sàng TÁI CHIẾM Trung Hoa đại lục nếu nội bộ Trung cộng bị xâu xé. Chưa nói đến không ít thành phần người dân Trung Quốc đang bất mãn sẽ nổi dậy để lật đổ chính quyền. Mặt khác, láng giềng Ấn Độ sẽ giúp giải phóng Tây Tạng cũng như tranh thủ lấy lại những vùng đất ở biên giới họ đã mất đang nằm trong tay Trung Quốc.

Tại sao Trung Quốc đang hung hăng?

Sự hung hăng của Trung Quốc hiện nay trên Biển Đông nói riêng và trên trường quốc tế nói chung, ngoài tham vọng bành trướng quyền lực và xâm chiếm tài nguyên lãnh thổ, còn có một lý do khác: Đó chính là đánh lạc hướng dư luận về những khó khăn nội bộ, nhất là phong trào ly khai trực diện của Tân Cương, Tây Tạng và làn sóng ly khai ngầm đang âm ỉ ở Quảng Đông.

Bao giờ thì Trung Quốc bị phân rã?

Phong trào đấu tranh ly khai sẽ không bao giờ ngừng ở Trung Quốc. Những dân tộc có truyền thống độc lập hàng ngàn năm trước khi bị sáp nhập vào Trung Quốc ngày nay, sẽ không bao giờ chịu khuất phục. Họ sẽ không ngừng tranh đấu cho một nền độc lập dân chủ tự quyết của chính dân tộc mình.

Trung Quốc sẽ bị phân rã trong tương lai, khi mà nhân loại càng văn minh dân chủ, và khi mà nền dân chủ đích thực toàn thắng ở Trung Quốc.

Vương Trí Dũng

P/s: Nếu có cơ hội, liệu dân tộc Việt sẽ lấy lại những vùng đất đã mất mà cha ông ta chưa kịp đòi lại? 

Bauxite Việt Nam


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét