Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




DÂN CHỦ KHÔNG TỰ TRÊN TRỜI RỚT XUỐNG

9-2-2015

Năm 2015 bắt đầu với các diễn biến chính trị từ hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 10, khoá 11, trong các ngày 5 đến 12 tháng 01 năm 2015.

Tại hội nghị này, theo báo chí trong nước, ĐCSVN đã quy hoạch 22 Uỷ viên Bộ Chính Trị và 290 Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương cho khoá tới, sẽ diễn ra trong Đại hội đảng 12 vào đầu năm 2016.

Đã có rất nhiều bình luận, phân tích và dự đoán nhân sự cho ĐCSVN và nhà nước CSVN, cũng như những biến động đối với tình hình dân chủ trong bối cảnh đó.

Tin ở phép mầu

Nhiều người dựa vào sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm để tiên đoán những biến chuyển chinh trị ở Việt Nam trong năm 2015 và năm 2016. Các ý kiến chủ yếu dựa trên bốn câu thơ sau:

"Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh
Can qua xứ xứ khổ đao binh
Mã đề dương cước anh hùng tận
Thân dậu niên lai kiến thái bình".

Thực tế, không phải trong năm Rồng, năm Tỵ (1940, 1941) thì bắt đầu có chiến tranh. Chiến tranh thế giới II đã bắt đầu trước đó, vào ngày 1 tháng 9 năm 1939, khi quân Đức tấn công xâm lược Ba Lan.

"Can qua xứ xứ khổ đao binh", tức là khắp nơi đều khổ vì đao binh trong hai năm từ 1940, 1941 nhưng còn tiếp tục các năm sau đó nữa.

"Mã đề dương cước anh hùng tận" vào năm Ngọ (1942) và đến cuối năm Mùi (1943) cũng không chính xác, vì tuy nhiều triệu người chết vì chiến tranh, nhưng anh hùng không bao giờ tận.

Đến năm Thân (1943) trên các mặt trận khắp thế giới vẫn nóng bỏng, và tới năm Dậu (1945) thì phát xít Đức, rồi phát xít Nhật mới đầu hàng đồng minh, một phần nhân loại được hưởng thái bình, nhưng chế độ thực dân vẫn còn hiện diện ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latin.

Với Việt Nam, năm 1946 Pháp quay lại Đông Dương và cuộc kháng chiến chống Pháp 9 năm tiếp diễn đến năm 1954 khi ký kết hiệp định Geneve.

Người ta suy diễn những biến cố lịch sử và tưởng tượng sự tái diễn một cách gượng ép, hy vọng sấm truyền ứng nghiệm.

Người ta tin cũng tin rằng năm Ngọ (2014) Năm Mùi (2015) là năm sẽ có nhiều thay đổi lớn tại Việt Nam và trong năm Thân (2016) và năm Dậu 2017 sẽ có thái bình, tức là không còn chế độ Cộng sản!

Trông chờ "minh chủ"

Dư luận có vẻ trông chờ vào nhân vật Nguyễn Tấn Dũng, vốn xuất thân từ một y tá miệt vườn, không có học thức.

Trong 9 năm Nguyễn Tấn Dũng giữ chức Thủ tướng, từ năm 2006, kinh tế Việt Nam là một đồ thị đi xuống, tăng truởng suy giảm chỉ còn hơn 5%, các tập đoàn và tổng công ty nhà nước nợ nần khủng khiếp (khoảng 1,5 triệu tỷ đồng) mà chủ yếu là nợ khó đòi, các dự án đầu tư lớn chập chạp về thời gian bàn giao công trình, bê bối về chất lượng, nợ công chồng chất, nền kinh tế sa lầy trong vòng lệ thuộc Trung Quốc, đặc biệt về nguyên liệu...

Về xã hội, đạo đức xuống cấp nghiêm trọng, tình trạng tham nhũng càng ngày càng phổ biến, tinh vi hơn, trở thành những đường dây có tổ chức.

Về chủ quyền lãnh thổ, ngoài những câu tuyên bố mị dân của ông Dũng, thực chất Biển Đông vẫn không ngừng bị Trung Quốc khiêu khích, đe doạ. Tàu thuyền của ngư dân Việt Nam vẫn bị xua đuổi, đập phá trên vùng biển Hoàng Sa. Trung Quốc vẫn ngang nhiên tiến hành xây dựng các cơ sở quân sự, hậu cần ở Trường Sa và Hoàng Sa.

Rõ ràng, di sản "thành tích" của ông Nguyễn Tấn Dũng trong những năm qua là một bức tranh đen tối. Tuy vậy, như một ngôi sao sáng, ông ta vẫn củng cố được vị trí của mình nhờ có chỗ dựa của sân sau là an ninh và quân đội, hai khu vực mà trong 9 năm qua ông ta đã ban phát khá nhiều ân huệ, lợi ích.

Nếu quyền lực tập trung vào một con người không có trình độ học thức và mưu mô xảo quyệt như ông Dũng thì là thảm hoạ cho Việt Nam như tôi đã viết trong bài "Thảm hoạ của độc đoán, chuyên quyền".

Cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng là một người có tư tưởng cải cách dân chủ là một sai lầm lớn.

Ông Dũng là người đã thực hiện nhiều chính sách đàn áp dân chủ, nhân quyền, cấm tự do báo chí và quyết không để hình thành lực lượng đối lập tại Việt nam. Ông ta là một người ham quyền cố vị, ở tuổi 65 vẫn đeo đuổi tham vọng quyền lực, cài cắm hai con trai vào bộ máy công quyền chuẩn bị cho tương lai và tạo điều kiện cho con gái trúng thầu những dự án kinh tế lớn.

Tuy nhiên, chiếc ghế Tổng Bí thư mà ông ta nhắm tới không phải dễ dàng. Bởi vì ông ta không có thế mạnh tuyệt đối trong tương quan quyền lực của nội bộ lãnh đạo cao nhất. Tham vọng trở thành Tổng Bí thư như ông Dũng còn có Phạm Quang Nghị, Lê Hồng Anh, Đinh Thế Huynh...

Thất bại của Nguyễn Phú Trọng- Trương Tấn Sang trong cuộc xung đột với Nguyễn Tân Dũng tại hội nghị 6 và 7 vẫn còn là ẩn số của một bài toán dài hạn. Không dễ gì Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang để Nguyễn Tấn Dũng "lên ngôi" một cách suôn sẻ.

Hơn nữa, hiến pháp của VNCS xác định quyền lãnh đạo duy nhất của ĐCSVN. Cấu trúc tổ chức tập quyền hiện tại của ĐCSVN còn mạnh. Cho nên, khả năng Nguyễn Tấn Dũng nắm chức Tổng Bí thư, kiêm Chủ tịch nuớc, rồi sẽ cải cách thể chế, tức là thay đổi Hiến pháp, để trở thành một Tổng thống toàn năng, rất khó xảy ra.

Từ nay đến năm 2016, tất nhiên, cuộc tranh đua quyền lực sẽ còn quyết liệt. Nhưng cuối cùng, ai nắm quyền thì cũng thế, cục diện chinh trị sẽ không thay đổi.

Hy vọng vì bất lực

Mặc dù dân chúng Việt Nam cảm nhận đuợc sự phản bội của ĐCSVN, chán chường trước một xã hội bị băng hoại kỷ cương, chuẩn mực, nhưng sự phản kháng chỉ nằm ở một thiểu số rất nhỏ. Đa phần cam phận "sống chung với lũ". Xuất phát từ tâm lý đã trải qua một cuộc chiến tranh gian khổ, người ta sợ một sự xáo trộn bất ổn, ảnh huởng đến miếng cơm, manh áo hàng ngày.

Do bị nhồi sọ, dân chúng tưởng tượng sự tranh giành quyền lực trong một xã hội đa đảng sẽ rất phức tạp. Họ không hề có khái niệm về bầu cử tự do và các nguyên tắc của cuộc chơi dân chủ là quyền lực sẽ do lá phiếu quyết định chứ không phải bằng bạo lực cấu xé nhau.

Những người mong muốn Việt Nam dân chủ, có tư tưởng chán ghét chế độ cộng sản, một số nhóm dân sự ra đời, hoạt động phần nhiều mang tính tự phát, tổ chức kém. Cần một thời gian dài nữa họ mới có thể trưởng thành và thu hút sự ủng hộ của số đông trong một xã hội còn vô cảm về chính trị.

Trong bối cảnh như trên, lộ trình dân chủ hoá của Việt Nam còn rất xa vời và mờ mịt. Từ cái nhìn bất lực này, phát sinh ra tâm lý chờ đợi phép mầu, mong xuất hiện "minh chủ", khả dĩ có thể làm thay đổi đất nước.

Lịch sử đã cho thấy "minh chủ" không tự nhiên sinh ra mà được tạo nên từ phong trào xã hội. Không một nhà độc tài nào lại muốn ban phát dân chủ cho dân chúng. Tự do và dân chủ phải tranh đấu để giành lấy chứ nó không từ trên trời rơi xuống. Không có cuộc cách mạng nào tự dưng từ trên xuống mà không có áp lực từ dưới lên. Các cuộc cách mạng dân chủ đều phải đổi bằng tổn thất và xương máu, kể cả những cuộc cách mạng được cho là hoà bình.

Bức tường Berlin sẽ không sụp đổ nếu như không có hàng trăm ngàn người Đông Đức xuống đường đòi dân chủ liên tục, nếu không có 4 triệu công dân Đông Đức xin ra khỏi nước vĩnh viễn và hàng trăm người bị bắn chết khi chạy sang Tây Đức.

Sẽ không có một Thein Sein nếu như không có hàng ngàn sinh viên, phật tử Miến Điện bị đàn áp đẫm máu trong các cuộc biểu tình năm 1988 và sự hoạt động phản kháng của Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ, đứng đầu là nhà hoạt động đối lập nổi tiếng Aung San Suu Kyi.

Tóm lại, năm 2015, 2016, theo tôi, sẽ chẳng có chuyển biến chính trị nào mang tính bước ngoặt. ĐCSVN tiếp tục tồn tại, cầm quyền và trên đất nước Việt Nam vẫn kéo dài sự ngự trị chế độ độ độc tài toàn trị cộng sản.

© Lê Diễn Đức - RFA



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét