Joseph S. Nye, Project-Syndicate
Một số nhà phân tích tin rằng năm 2014 đã mở ra một kỷ nguyên mới của khoa địa chính trị theo phong cách trong thời Chiến tranh Lạnh. Hành vi xâm lược tại Ukraine và sáp nhập lãnh thổ Crimea của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã được đáp ứng bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế nặng nề của châu Âu và Hoa Kỳ, nó làm suy yếu mối quan hệ của Nga đối với phương Tây và Kremlin nôn nóng muốn tăng cường quan hệ với Trung Quốc.
Vấn đề đặt ra là liệu Nga sẽ tìm cách để xây dựng một liên minh thực sự với nước Cộng hoà Nhân dân hay không.
Vấn đề đặt ra là liệu Nga sẽ tìm cách để xây dựng một liên minh thực sự với nước Cộng hoà Nhân dân hay không.
Thoạt nhìn sơ khởi thì lập luận này có vẻ hợp lý. Thật vậy, lý thuyết về một tình trạng quân bình trong cán cân quyền lực theo truyền thống cho thấy là tính ưu việt của Mỹ trong các nguồn tạo nên quyền lực phải bị đánh bại do sự đối tác Nga–Hoa.
Có lẽ thuyết phục được nhiều hơn dường như là đã có một tiền lệ lịch sử cho sự đối tác như thế. Trong những năm 1950, Nga-Hoa đã liên kết để chống Mỹ. Sau khi Tổng thống Mỹ Richard Nixon mở cửa cho Trung Quốc vào năm 1972, thì tình trạng quân bình đã lệch đi với việc hợp tác Mỹ-Hoa nhằm hạn chế những gì cả hai xem là có một sự trổi dậy đầy nguy hiểm trong quyền lực của Liên Xô.
Với sự sụp đổ của Liên bang Xô viết, mà trên thực tế thì liên minh Mỹ-Hoa đã kết thúc, và sự xích lại gần nhau của Nga–Hoa đã bắt đầu. Năm 1992, hai nước đã tuyên bố rằng họ theo đuổi một “mối quan hệ đối tác xây dựng”; vào năm 1996, họ tiến xa hơn để hướng tới một “mối quan hệ đối tác chiến lược”; và vào năm 2001, họ đã ký một hiệp ước về “tình hữu nghị và hợp tác”.
Trong những năm gần đây, Nga-Hoa đã hợp tác chặt chẽ tại Đại Hội Đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và có chung quan điểm về quy định Internet. Họ đã sử dụng các khuôn khổ ngoại giao – chẳng hạn như tổ chức BRICS của các nước mới nổi lên (hợp tác với Brazil, Ấn Độ và Nam Phi) và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (làm việc chung với Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan) – để cùng phối hợp các quan điểm. Và Putin đã khởi đầu một mối quan hệ làm việc tốt đẹp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cả hai cùng không theo lý tưởng tự do để áp dụng trong nước của họ và cùng mong muốn chống lại ý thức hệ và ảnh hưởng của Mỹ.
Mối quan hệ kinh tế Nga-Hoa dường như cũng tiến triển. Tháng năm vừa qua, ngay sau khi có sự sáp nhập Crimea, Nga đã công bố một thỏa thuận trị giá 400 ngàn tỷ để cung cấp 38 tỷ mét khối khí đốt cho Trung Quốc hàng năm trong vòng 30 năm, và hợp đồng này được bắt đầu từ năm 2019.
Hợp đồng giữa Gazprom, Tập đoàn Năng lượng Quốc doanh khổng lồ của Nga và CNPC, Tập đoàn Dầu khí Quốc doanh Trung Quốc, đưa tới việc xây dựng một đường ống dẫn khí đốt dài 2.500 dặm tới tỉnh Hắc Long Giang của Trung Quốc (do sự tình cờ, đây chính là nơi mà hai nước gần như đã lâm chiến trong một vài thập niên trước đây). Mặc dù mức giá chính xác còn bí mật, dường như là sau gần một thập niên đàm phán, Nga đã đưa ra nhiều nhượng bộ quan trọng để đảm bảo việc thương thảo được thành đạt.
Hơn nữa, trong tháng mười một, Gazprom đã công bố một thỏa thuận khung để cung cấp thêm 30 tỷ mét khối khí đốt cho tỉnh Tân Cương của Trung Quốc từ phía Tây Bá Lợi Á trong 30 năm với một đường ống dẫn mới khác. Nếu các đường ống “miền đông” và “miền tây” được hoàn thành đúng theo kế hoạch, thì Nga sẽ cung cấp 68 tỷ mét khối cho Trung Quốc hàng năm, và sẽ làm lu mờ đi việc Nga xuất khẩu 40 tỷ mét khối cho Đức, một khách hàng lớn nhất hiện nay của Nga.
Dường như điều này có thể là một tín hiệu báo trước cho một mối quan hệ song phương ngày càng sâu đậm hơn. Nhưng nó cũng có một khó khăn tạm thời: các thoả thuận về khí đốt làm khuyếch đại một tình trạng bất quân bình quan trọng trong mậu dịch song phương, khi Nga cung cấp nguyên liệu cho Trung Quốc và nhập khẩu các mặt hàng chế biến của Trung Quốc. Và các thỏa thuận khí đốt không tạo cho Nga lấy lại một tình trạng quân bình khi mất đi sự thâm nhập vào nền công nghệ của phương Tây mà Nga cần để phát triển trong khu vực biên giới Bắc Cực và trở thành một siêu cường về năng lượng, Nga không chỉ là trạm bơm khí đốt cho Trung Quốc.
Trong thực tế, liên minh Nga–Hoa có các vấn đề tiềm ẩn sâu xa hơn. Với các trọng lực về mặt kinh tế, quân sự hay dân số – Trung Quốc tạo ra sự khó chịu đáng kể cho Nga.
Chúng ta hãy xét đến tình trạng dân số ở miền đông Siberia, nơi có sáu triệu người Nga đang sống mà đối diện ngay bên kia biên giới có tới 120 triệu người Hoa.
Hơn nữa, sức mạnh về quân sự và kinh tế của Nga đã suy vi, trong khi sức mạnh về quân sự và kinh tế Trung Quốc đã bùng lên. Sự lo lắng về ưu thế quân sự theo quy ước của Trung Quốc có thể là một động lực thúc đẩy, hay ít nhất cũng là một phần, làm cho Nga công bố một học thuyết quân sự mới trong năm 2009, mà nó rõ ràng là dành lấy quyền sử dụng ưu tiên vũ khí hạt nhân – một lập trường cũng tương tự như tư thế của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh, khi Mỹ nhằm ngăn chặn các lực lượng ưu thế theo quy ước của Liên Xô tại châu Âu. Những tình trạng bất quân bình cho thấy là Nga sẽ chống lại một liên minh quân sự chặt chẽ với Trung Quốc, ngay cả khi hai nước cùng theo đuổi để có sự phối hợp ngoại giao với đặc tính chiến thuật là để đem lại quyền lợi hỗ tương.
Ý muốn hợp tác của Trung Quốc với Nga cũng có giới hạn của nó. Rút cục, chiến lược phát triển của Trung Quốc phụ thuộc vào việc hội nhập liên tục của Trung Quốc vào nền kinh tế thế giới – và, đặc biệt hơn, sự thâm nhập khả tín vào các thị trường và nền công nghệ của Mỹ. Tính chính thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc lệ thuộc vào sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, và Đảng sẽ không dám đánh liều nguy cơ về chiến lược này cho một “liên minh độc tài” với Nga.
Ngay cả trong các diễn đàn đa phương, các mối quan hệ Nga-Hoa không đạt được mức độ quân bình. Đứng trước tình trạng nền kinh tế của Trung Quốc lớn hơn so với bốn nền kinh tế trong tổ chức BRICS cộng lại, thì các sáng kiến của tổ chức này – bao gồm cả một ngân hàng phát triển mới – có thể phản ảnh một ảnh hưởng không cân xứng của Trung Quốc. Và mặc dù Tổ chức Hợp tác Thượng Hải đã tạo điều kiện dễ dàng cho một số phối hợp ngoại giao, Trung Quốc và Nga vẫn bị kiềm hãm trong một cuộc đấu tranh giành lấy ảnh hưởng tại Trung Á.
Liên minh Nga-Hoa trong thế kỷ XX là một sản phẩm trong tình trạng yếu kém của Trung Quốc tiếp theo sau thế chiến thứ hai và thời kỳ khởi đầu của Chiến tranh Lạnh – và, thậm chí sau đó, nó kéo dài gần hơn một thập niên. Hiện nay Trung Quốc đang mạnh, và có vẻ như không muốn quá thân thiện với Nga đang càng lúc càng suy vi bởi sự đánh giá quá kém của giới lãnh đạo của họ.
Tóm lại, khi nói đến một liên minh Nga-Hoa đang thách thức phương Tây, thì lịch sử có vẻ như là không thể tự lặp lại. Trái ngược với niềm hy vọng của ông Putin, năm 2014 sẽ không được ai nhớ đến như là một năm thành công trong chính sách đối ngoại của Nga.
_______
Joseph S. Nye là cựu Phụ tá Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ và Chủ tịch Ủy Ban Tình Báo Quốc Gia Hoa Kỳ, Giáo Sư Đại Học Harvard. Tác phẩm sẽ xuất bản của ông là Is The American Century Over?
Phía Trước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét