Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




CẢNH GIÁC VỚI TRUNG QUỐC MỘT, CẢNH GIÁC VỚI VIỆT GIAN BÁN NƯỚC MƯỜI

Lê Anh Hùng
8-1-2015

Bài cuối cùng mà Bọ Lập đăng lên blog Quê Choa nổi tiếng của mình là “Vì sao cần cảnh giác với Viện Khổng Tử?”.

Gần như ngay sau đấy, ông bị những tên an ninh đội lốt bảo vệ toà nhà giở “ngón nghề” quen thuộc của chúng là đề nghị vợ ông cho lên phòng kiểm tra phòng cháy chữa cháy để rồi “bắt quả tang” nhà văn tật nguyền của chúng ta đang “tuyên truyền chống phá nhà nước” (!?).

Vụ bắt giam và truy tố một “tên phản động” như ông khiến dư luận đi từ bất ngờ đến phẫn nộ, bởi bên cạnh tình trạng sức khoẻ tồi tệ của Bọ Lập thì blog Quê Choa còn là một trong những blog ôn hoà nhất ở Việt Nam.

Nội dung bài đăng cuối cùng trên blog trước khi bị bắt cho thấy một Bọ Lập luôn nêu cao tinh thần cảnh giác trước những kẻ vẫn “ấp ủ” dã tâm thôn tính Việt Nam từ hàng ngàn năm nay và đang nuôi tham vọng đưa cái quái thai mang tên “Viện Khổng Tử” kia “phủ sóng” khắp mọi ngóc ngách trên thế giới.

Thực ra, không chỉ Bọ Lập mà phần lớn người Việt Nam đều ý thức được Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc, và và họ nhìn chung vẫn ít nhiều vẫn cảnh giác với người láng giềng phương Bắc “to xác và xấu bụng” này.

Tuy nhiên, điều đáng buồn là cũng chính những người Việt Nam ấy lại chẳng mấy khi tỏ ra cảnh giác với những tên Lê Chiêu Thống trá hình luôn ra rả những điệp khúc “có cánh” như “Việt Nam – Trung Hoa: núi liền núi, sông liền sông”; “Việt Nam – Trung Quốc đời đời là láng giềng, không thể xúc đổ đi được”; “bán anh em xa, mua láng giềng gần”; hay “Việt Nam – Trung Quốc: vừa hợp tác, vừa đấu tranh”, v.v. để rồi hết Hoàng Sa, Trường Sa lại đến thác Bản Giốc cùng bao “thước núi, tấc sông” khác lần lượt bị người láng giềng “4 tốt, 16 vàng” kia thôn tính hay gặm nhấm dần dần, không chỉ ở miền biên ải, biển đảo xa xôi mà ngay cả ở những nơi hiểm yếu sâu trong đất liền như Vũng Áng hay Hải Vân, v.v.

Thậm chí, có kẻ còn ranh ma quỷ quyệt tới mức là trong khi mồm vẫn bô bô lên án “tình hữu nghị viễn vông” thì hai tay lại dâng nền kinh tế nước nhà cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc, đồng thời thẳng tay đàn áp bất cứ người Việt Nam dũng cảm và trách nhiệm nào lên tiếng chống lại Trung Quốc. Bọ Lập chỉ là một trong số những nạn nhân đó.

Thái độ ngạc nhiên của công chúng trong vụ bắt giữ Bọ Lập là một bằng chứng cho thấy phần lớn họ vẫn không lường hết được những thủ đoạn đê hèn, bỉ ổi của bè lũ Việt gian “cõng rắn cắn gà nhà”, “rước voi về giày mả tổ”. Để làm vừa lòng quan thầy của mình, chúng không từ bất kỳ thủ đoạn vô đạo đức nào, với bất kỳ ai, kể cả một người “bán thân bất toại” và mang đủ thứ bệnh tật trong mình như nhà văn Nguyễn Quang Lập.

Họ lại càng khó hình dung ra nổi rằng kẻ vẫn lên án “tình hình nghị viễn vông” hay thường ca bài “dân chủ”, “cải cách thể chế” kia lại chính là “tác giả” của bản Thông báo cấm biểu tình chống bành trướng Bắc Kinh do UBND Tp Hà Nội ban hành ngày 18/8/2011:
Ngày 2.8.2011, trung tướng Nguyễn Đức Nhanh khẳng định trong một buổi họp báo: “Hà Nội không có chủ trương trấn áp người biểu tình”. Để rồi, ngày 18.11.2011, từ chỗ coi những người biểu tình chống Trung Quốc là yêu nước, Hà Nội ra thông báo vu cho người biểu tình là “gây rối Thủ đô”, là có “các thế lực chống đối trong và ngoài nước”.
Dân chúng nào biết, tác giả bản thông báo này là thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, phái viên của thủ tướng đặc trách an ninh, tôn giáo. Buổi tối trước khi bản thông báo được đưa xuống Hà Nội, Tướng Hưởng đã đưa đến nhà để Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp đọc duyệt. Cho dù không có quan chức nào ở Hà Nội chịu ký, bản thông báo và những “tác phẩm báo chí” bôi nhọ người biểu tình khác vẫn được phát trên các phương tiện truyền thông của Hà Nội. Từ đó, các vụ bắt bớ người biểu tình diễn ra khốc liệt liên tục vào các ngày chủ nhật. 
                                                                              Huy Đức - Bẫy “việt vị” của Thủ tướng

Người phương Tây vẫn nói: “Cái giá của tự do là sự cảnh giác thường trực.” Câu châm ngôn ấy là một chân lý không chỉ của nền văn minh phương Tây, mà còn là chân lý của cả nhân loại.

Trải qua bao kinh nghiệm xương máu trong cái “thời đại Hồ Chí Minh” quái quỷ này, thiết tưởng người Việt Nam chúng ta cũng cần “đúc rút” ra một chân lý cho riêng mình: “CẢNH GIÁC VỚI TRUNG QUỐC MỘT, CẢNH GIÁC VỚI VIỆT GIAN BÁN NƯỚC MƯỜI!”

Lê Anh Hùng, Blog



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét