Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




6/1/2015: GẦN 400 CÔNG NHÂN SÀI GÒN ĐÌNH CÔNG VÌ TĂNG CA KIỆT SỨC

7-1-2015

Một cuộc đình công đã diễn ra từ hôm qua 6/1/2015 của gần 400 công nhân của Công ty TNHH Cloth & People Vina tại đường số 4, Khu công nghiệp Tân Tạo, Bình Tân, Thành phố Sài Gòn. Đây là một công ty 100% vốn Hàn Quốc, chuyên về may mặc quần áo xuất cảng.

Hôm nay 7/1/2015, công nhân ở đây đang tiếp tục đình công sang ngày thứ 2. Nguyên nhân vì trong nhiều tháng qua, công ty bất chấp quy định lao động, bắt công nhân phải tăng ca liên tục quá giờ và quá sức chịu đựng của họ. Nhiều công nhân đã bị kiệt sức sau giờ làm việc.

Theo lời kể của công nhân, từ thứ 2 đến thứ 6, họ phải làm việc từ sáng, và sau đó tăng ca đến 21 giờ mới được về. Hai ngày thứ 7 và chủ nhật, muốn về từ 16 giờ 30 cũng không được công ty cho phép.

Điều đáng nói là trong thời gian gần đây, số giờ tăng ca cứ càng ngày càng nhiều lên. Tính đến tháng 12/2014 vừa qua, nhiều công nhân đã tăng ca đến 90 giờ/tháng. Cụ thể riêng trong tháng 11/2014, dây chuyền 5 phải tăng ca đến 74 giờ; tháng 10/2014, công nhân phải tăng ca đến 79 giờ và bị buộc làm thêm 3 ngày chủ nhật.

Các công nhân cho biết thêm, họ đã nhiều lần đề nghị với Ban giám đốc xin giảm giờ tăng ca, nhưng không được chấp thuận. Vì nguyện vọng không được thỏa mãn, nên công nhân phải đình công để phản đối.

Một nam công nhân tên H., đã làm việc ở đây lâu năm bực tức nói: “Thậm chí, trong khi làm việc, có công nhân bị bệnh, quá mệt mỏi, xin không tăng ca để về nghỉ nhưng cũng không được công ty đồng ý. Sau đó đã người ấy đã ngất xỉu tại xưởng sản xuất.”

Một trong những nguyên nhân làm kiệt sức, một phần là do phẩm chất bữa ăn của công ty quá kém với giá chỉ 12.000 đồng/bữa, chỉ có rau đậu hiếm khi có cá thịt. Trong lúc ấy các công nhân phải làm việc quần quật cả ngày, sau đó lại tăng ca, nhiều người ngất xỉu cũng không được về.

Chị N. một nữ công nhân bày tỏ: “Chúng tôi chỉ yêu cầu ngày thứ 7 được về lúc 16 giờ 30, chủ nhật hạn chế làm thêm để chúng tôi nghỉ ngơi. Khi ốm đau, gia đình có chuyện phải cho chúng tôi được sử dụng ngày phép theo quy định, vậy mà cũng không được.”

Sáng ngày 6/1, các cơ quan có trách nhiệm của quận Bình Tân và đại diện Ban quản lý Khu công nghiệp đã đến giải quyết vụ việc.

Tại buổi làm việc này, công nhân đình công đã yêu cầu cơ quan trách nhiệm nói rõ việc Công ty Cloth & People Vina đã bắt công nhân tăng ca quá nhiều là đúng hay sai? Trong khi Bộ Luật lao động 2012 quy định rõ làm thêm không quá 30 giờ/tháng…

Trước đòi hỏi chính đáng của công nhân, ông Trần Hảo Trí, Phó phòng quản lý lao động thuộc Ban quản lý các Khu công nghiệp đã né tránh trả lời trực tiếp, và yêu cầu công nhân phải “cung cấp bằng chứng”. Công nhân cho rằng câu trả lời đó chẳng khác nào chỉ “vuốt ve” công ty, vì tất cả lời tố cáo của công nhân, các giấy tờ nhận lương, bảng lương đều thể hiện đầy đủ số giờ tăng ca trong tháng. Công nhân tỏ thái độ bất bình vể cách giải quyết và giải thích rất khó hiểu của đại diện các cơ quan quản lý lao động.

Theo Luật sư Hồ Nguyên Lễ - Trưởng văn phòng Luật Tín Nghĩa, Sài Gòn: Điều 106 quy định về việc làm thêm giờ đã nói rõ: “Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: Được sự đồng ý của người lao động; Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày và không quá 30 giờ trong 1 tháng .”

Từ khi mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài vào hoạt động, tình trạng công nhân lao động Việt Nam bị chèn ép, bóc lột luôn diễn ra dưới mọi hình thức. Tuy Việt Nam cũng có hoạt động công đoàn, nhưng là công đoàn trực thuộc nhà nước, chỉ bảo vệ quyền lợi nhà nước. Và khi công đoàn ấy nằm trong một công ty nước ngoài, nó trở thành một bộ phận chăm lo cho quyền lợi của chính công ty đó, thay vì bảo vệ người công nhân.

Chỉ có một công đoàn độc lập do chính công nhân bầu lên mới đại diện và bảo vệ được quyền lợi chính đáng của họ. Điều này không có tại Việt Nam vì các nhà hoạt động trẻ của công đoàn mới nhen nhóm này như Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương đều bị bắt vào tù từ năm 2010.

SBTN


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét