Phạm Lê Vương Các
2-11-2014
LTS: Trong bài có đoạn: "Tổng thống Ngô Đình Diệm đương thời được đánh giá là người có lập trường 'chống Cộng triệt để', với một chính sách được Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 mô tả là 'thà giết lầm còn hơn bỏ sót', cho thấy quyết tâm chống Chủ nghĩa Cộng sản tới cùng của ông."
Đây là một sự hiểu biết sai lầm tai hại mà CS đã cố ý nhồi nhét vào đầu óc của thế hệ thanh niên. Câu: 'thà giết lầm còn hơn bỏ sót' là câu nói của CS chứ không phải câu nói của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
*****
Sáng nay vào lúc 10h, hơn 60 người thuộc nhiều thế hệ có mặt tại nghĩa trang Lái Thiêu - Bình Dương nơi an nghỉ của Tổng thống Ngô Đình Diệm để tiến hành Lễ tưởng niệm nhân ngày mất của ông 2/11/1963.
Sau 50 năm kể từ ngày mất của Tổng thống Ngô Đình Diệm, nhiều người vẫn xem ông là người cha kiến thiết nên chính thể Cộng Hòa đầu tiên ở Việt Nam.
2-11-2014
LTS: Trong bài có đoạn: "Tổng thống Ngô Đình Diệm đương thời được đánh giá là người có lập trường 'chống Cộng triệt để', với một chính sách được Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 mô tả là 'thà giết lầm còn hơn bỏ sót', cho thấy quyết tâm chống Chủ nghĩa Cộng sản tới cùng của ông."
Đây là một sự hiểu biết sai lầm tai hại mà CS đã cố ý nhồi nhét vào đầu óc của thế hệ thanh niên. Câu: 'thà giết lầm còn hơn bỏ sót' là câu nói của CS chứ không phải câu nói của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Sáng nay vào lúc 10h, hơn 60 người thuộc nhiều thế hệ có mặt tại nghĩa trang Lái Thiêu - Bình Dương nơi an nghỉ của Tổng thống Ngô Đình Diệm để tiến hành Lễ tưởng niệm nhân ngày mất của ông 2/11/1963.
Sau 50 năm kể từ ngày mất của Tổng thống Ngô Đình Diệm, nhiều người vẫn xem ông là người cha kiến thiết nên chính thể Cộng Hòa đầu tiên ở Việt Nam.
Ông chính thức nắm quyền Tổng thống Miền Nam Việt Nam từ năm 1955 cho đến khi bị ám sát vào năm 1963 bởi các tướng lãnh dưới quyền, sau khi nắm giữ qua chức vụ Thượng Thư Bộ Lại dưới triều nhà Nguyễn và Thủ tướng của Chính phủ Quốc gia Việt Nam.
Giới trẻ hướng đến hòa giải
Trao đổi với Cùi Các nhân dịp kỷ niệm ngày mất của ông, anh Vũ Sỹ Hoàng (Blogger Hành Nhân) một người thuộc thế hệ 8X thăm viếng mộ của Tổng Thống Diệm chia sẻ suy nghĩ của mình, anh nói:
'Những gì đã qua là lịch sử, chúng ta cần hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn, một đất nước giàu mạnh hơn, vị tha hơn, nhân văn hơn... Vì thế, cần khoan dung với nhau và hàn gắn những tổn thương, những hận thù do chiến tranh gây ra. Dù bên này hay bên kia chiến tuyến thì họ cũng đều là con người Việt Nam, cùng chung dòng máu, chung tiếng nói, chung màu da...'
Anh cũng còn cho hay, trước đây anh không chỉ viếng mộ tử sĩ quân lực Việt Nam Cộng Hòa, mà những dịp như 27/7 là ngày tưởng niệm những người lính Cộng sản anh cũng vẫn cầu nguyện cho các thương binh liệt sĩ và gia đình họ.
'Có điều lễ lạc bên phía Cộng Sản thì đầy dịp tưởng niệm và có nhiều người lo rồi, trong khi đó những người bên VNCH thì lại đìu hiu, ít được quan tâm nhớ đến, nên mình đến cho ấm áp tình người', anh nói tiếp.
Anh cũng cho biết thêm lý do viếng mộ Tổng thống Diệm vì anh quan tâm đến lịch sử dân tộc, nên hay đi thăm các di tích lịch sử hay những con người lịch sử có sự hấp dẫn, lý thú.
'Mà đây cũng là dịp đặc biệt, giỗ 50 năm của một Tổng thống theo Đạo Công Giáo được nhà thờ tổ chức Thánh lễ, mà mình cũng là người có Đạo, nên mình đến để đến thăm viếng mộ phần và cầu nguyện cho Tổng thống Diệm', anh cho biết.
Tổng thống Ngô Đình Diệm đương thời được đánh giá là người có lập trường 'chống Cộng triệt để', với một chính sách được Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 mô tả là 'thà giết lầm còn hơn bỏ sót'*, cho thấy quyết tâm chống Chủ nghĩa Cộng sản tới cùng của ông.
Khi đươc hỏi thêm những người thăm viếng mộ Tổng thống Diệm có lo ngại chính quyền Cộng sản hiện nay sẽ liệt vào "thành phần chống Cộng" không, anh Vũ Sỹ Hoàng cho biết thêm:
'Chuyện quá khứ đã qua đi rồi, người thì cũng đã mất rồi. Việc tưởng nhớ đến người chết, thể hiện tình người với người chả có gì sai trái cả. Người chết đó chống Cộng, mình cầu nguyện cho họ, chả lẽ suy ra mình là người chống Cộng? Bây giờ là thời đại của hòa hợp, hòa giải rồi, không nên có kiểu phân biệt đối xử, hằn thù nhau nữa, nhất là không nên nói xấu, chửi rủa người đã khuất.'
Cũng với những lý do hòa hợp và hòa giải như trên, Bạn H. một sinh viên đang học tại đại học Luật TP.HCM (không muốn nêu tên), cho Cùi Các (CC) biết lý do về chuyến viếng mộ Tổng thống Ngô Đình Diệm của mình như sau:'Lý do chính tôi đi viếng cụ Diệm vì Cụ là nhân vật lịch sử có tác động tích cực trong thời buổi đầu thành lập Quốc Gia VNCH. Những công trạng thành tựu của cụ không được đa phần lịch sử và xã hội đánh giá đúng cả về phía chế độ cũ cũng như chế độ mới. Nên việc đi viếng ngày hôm nay xuất phát từ lòng kính trọng cụ'.Khi đươc hỏi lòng kính trọng Tổng thống Diệm xuất phát từ đâu, bạn H cho biết:
Lòng kính trọng ấy tôi đã mang từ bé khi ông nội - ngoại nói về cụ vì gia đình cả 2 phía đều là Bắc di cư nên nhân dịp ngày cụ mất cũng như chuẩn bị lễ cho các linh hồn của Công giáo, vào hôm nay tôi ra viếng mộ để cầu nguyện xin Chúa sớm mang cụ về nước Trời.
CC: Chính quyền VNCH trước đây đã từng phê phán những người đang sống ở Miền Nam mà theo CS là "ăn cơm Quốc gia, thờ ma Cộng Sản". Vậy bạn có lo ngại lo ngại chính quyền Cộng Sản hiện nay sẽ phê phán bạn "ăn cơm Cộng Sản, thờ ma Quốc gia" hay không, khi bạn là một người thuộc thế hệ 9x, chưa từng sống một ngày dưới chệ độ VNCH?
H.: Về mặt nào đó tôi đánh giá không cao chế độ VNCH, cũng như hiện tại không muốn xóa bỏ chế độ cộng sản để thay bằng một chế độ VNCH ngày xưa. Điều mong muốn của tôi là hòa giải dân tộc và cùng sống với nhau trong sự khác biệt với sự tôn trọng nhau, như nước Mỹ đã tái thiết sau cuộc nội chiến, hay Đức đã hòa hợp sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ.Nếu tôi có ca ngợi đánh giá cao chế độ VNCH thì đó là tư cách người nghiên cứu sử để có cái nhìn nhận đúng đắn về xã hội - chính trị cũng như cho ta được thái độ đối với chế độ mới như thế nào thôi.
CC: Như vậy bạn đánh giá như thế nào về sự hòa giải hiện nay khi nhìn từ cả 2 phía Quốc gia và Cộng sản?
H:: Qua các phượng tiện truyền thông theo dõi trên báo đài tôi nhận thấy cả 2 phía đều chưa có sự hòa giải thiện chí. Đặc biệt chế độ Cộng sản không hề tỏ ra thiện chí nào, mà còn có những dân vận để công kích bảo vệ thành quả cách mạng, và sai lầm của họ trong đương đại xã hội dưới sự lãnh đạo mù mờ của nhà cầm quyền đang bị xói mòn giá trị đạo đức trên nhiều phương diện thì nhà cầm quyền lại càng tuyên truyền để phủ nhận lịch sử chứ khó mà có được sự hòa giải thực sự.
Còn về phía người Việt Quốc gia, đặc biệt là người Việt ở hải ngoại, tôi thấy việc kiều bào tổ chức lễ tưởng niệm không phải là sự khiêu khích đối với Cộng sản mà là sinh hoạt xã hội - chính trị hợp lẽ. Vẫn có rất nhiều kiều bào quay trở về đầu tư về quê hương, tuy nhiên không ít người cực đoan bài trừ chế độ Cộng sản qua việc bài trừ luôn đất nước Việt Nam hiện nay, chẳng hạn như tẩy chay hàng hóa, thuế khóa,hay đại loại...về lĩnh vực kinh tế, giáo dục, đầu tư. Và qua suy nghĩ cá nhân có lẽ chính những thành phần này làm tướng Cao Kỳ thấy chán nản trong lối sống kiều bào nên đã về quê hương kêu gọi hòa giải.
CC: Giới trẻ hiện nay không ít người đã bị ảnh hưởng và bị lôi kéo vào ý thức hệ cực đoan của cả 2 phía. Vậy cũng là một người trẻ, bạn muốn có thông điệp gì về vấn đề này không?
H.: Thông điệp của tôi gửi đến các bạn trẻ như tôi đó là mọi người hãy dành thời gian tìm hiểu lịch sử để cho tự cho mình cái nhìn đúng đắn - khi mọi người đã hiểu nhau rồi (dù ít thôi) thì có lẽ vấn đề hòa giải sẽ được từng bước thực hiện tốt.
Tuy nhiên những trả lời trên chỉ là nhận định của tôi để 2 phía ngồi lại nói chuyện được với nhau, vì đó là nhận định trong suy nghĩ, còn cách làm để nói chuyện hòa giải có lẽ khác
CC: Vậy bạn có thể đưa ra tiến trình cụ thể trong vấn đề hòa hợp, hòa giải dân tộc mà theo bạn là khả thi hay không?
H.: (cười) Cái này tôi chỉ có những ý tưởng mơ hồ thôi nên không dám nói ra, đôi khi nó lại xuất phát từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống.
Tôi nghĩ hãy để những người có ý thức hệ hoặc hệ giá trị khác nhau cùng nhau xây dựng xã hội đất nước. Thì cái mình làm là tự khẳng định mình, khẳng định mình qua học tập hay công việc. Tạo một lối sống hiền hòa - nghiêm túc và cũng phải tìm hiểu lịch sử cả về 2 phương diện, tạo ra ấn tượng tốt và thiện cảm về nhau, cho dù ở đó có khác biệt hệ giá trị. Tôi nghĩ điều đơn giản ở mỗi người là vậy thôi, còn kế hoạch chung cho cả cộng đồng hay xã hội thì tôi chưa dám nói tới ở đây.
'Vẫn giữ tư cách người dân VNCH'
Cùi Các hỏi chuyện ông Huỳnh Công Thuận (HCT), một cựu quân nhân đã từng phục vụ 4 năm trong quân lực VNCH, về quan điểm của ông về TT Ngô Đình Diệm khi ông còn phục vụ trong quân ngũ, ông Thuận nói:
'Tôi không thể đưa ra quan điểm trong tư cách một quân nhân mà với tư cách là một người dân đã sinh ra và lớn lên ở nước có tên là VNCH vì giấy khai sinh của tôi ghi tên nước như vậy."
CC: tên nước VNCH đã bị khai tử ở VN cách đây 38 năm, vậy thì lý do nào mà ông vẫn còn muốn giữ lại 'tư cách là người dân đã sinh ra và lớn lên ở nước có tên VNCH', thưa ông?
HCT: Thưa... dù tên nước VNCH đã không còn nhưng vì tôi đã trót sinh ra, lớn lên và được học hành trong hệ thống giáo dục VNCH dạy dỗ con người ta "uống nước phải nhớ nguồn" và tôi nhận thấy điều này là chính xác không cần phải thay đổi. Mặt khác, dù cái tên gọi có thay đổi thành tên gì gì đi nữa thì những con người có nguồn cội từ đất nước hình chữ S này vẫn tự nhận là người Việt Nam mà không cần nhắc đến cái tên nước dài xọc khó hiểu.
CC: Khi ông giữ quan điểm như vậy, ông có lo ngại rằng mình sẽ bị chỉ trích vì đã "bám víu lịch sử" mà không chịu chấp nhận những thay đổi ở thực tiễn không?
HCT: Nói là "bám víu lịch sử" có lẽ không chính xác nếu không muốn nói là bóp méo, xuyên tạc, tôi nghĩ con người ta luôn phải "trân trọng lịch sử", lịch sử là quá khứ dù xấu, dù tốt gì con người ta cũng không thể thay đổi được lịch sử, Tần Thủy Hoàng từng đốt sách chôn học trò với ý định viết lại lịch sử theo ý mình nhưng cũng đâu có được, đó là ngày xưa sách sử chép tay hoặc truyền khẩu còn ngày nay thời đại đa truyền thông lại càng không thể.
CC: Tôi cũng thường nghe nhiều người chỉ trích Cộng Sản ngày nay đã 'ăn mày dĩ vãng' vì họ dùng vai trò lịch sử của họ trong của các cuộc chiến, để nắm quyền lãnh đạo đất nước hôm nay. Nếu như ông đã 'trân trọng lịch sử' thì tại sao ông lại không trân trọng lịch sử của họ để chấp nhận thực tiễn của chế độ CHXHCN Việt Nam?
HCT: Sao lại không chấp nhận? Tôi vẫn đang sống và phải chấp nhận phục tùng chế độ CHXHCN Việt Nam này đây. Tôi vẫn luôn kêu gọi tất cả mọi người phải "sống làm việc theo hiến pháp và pháp luật" đấy chứ.
CC: Điều 4 Hiến Pháp CHXHCN Việt Nam ‘bảo vệ sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản Việt Nam’, trong khi đó cũng tại Điều 4 Hiến pháp VNCH quy định 'chống lại chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thức'. Như vậy, một mặt ông đang giữ lại 'tư cách là một người dân đã sinh ra và lớn lên ở nước có tên là VNCH', một mặt ông kêu gọi mọi người 'sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của CHXHCN Việt Nam', như vậy có quá mâu thuẫn lắm không thưa ông?
HCT: Vấn đề này rất hay nhưng phải tách ra 2 phần riêng biệt:
Thứ nhất, về việc tuân thủ Hiến pháp & pháp luật, dù muốn dù không bất kỳ sống ở đất nước nào người dân cũng phải tuân thủ pháp luật nước sở tại, tôi không thích chế độ Cộng Sản nhưng tôi đang sống ở đây tôi phải tuân thủ Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam như tất cả mọi người đều phải tuân thủ kể cả lãnh đạo cao cấp, cán bộ, công an, bộ đội chứ không phải chỉ người dân.
Thứ hai, về sự thi hành Hiến pháp đối với các nước Cộng Sản hoàn toàn khác với các nước không Cộng Sản, cụ thể ở các nước không Cộng Sản đã vi phạm pháp luật dù là lãnh đạo tối cao như Tổng thống vẫn bị đưa ra xét xử, còn ở nước Cộng Sản thì không. Rất rất nhiều người lầm lẩn về việc này, hãy xem lại Hiến năm pháp 1946 và Hiến pháp năm 1959 hoàn toàn không có điều nào tương tự như điều 4 Hiến pháp hiện nay, thậm chí không hề nói gì đến đảng Cộng Sản nhưng đảng Cộng Sản vẫn toàn quyền lãnh đạo tuyệt đối.
Bởi vậy khi nhà cầm quyền đưa ra cái gọi là ‘lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp’ tôi đã cực lực phản đối và cũng chính vì việc bất đồng ý kiến này tôi bị nhiều người đả kích... Cho đến bây giờ tôi vẫn giữ quan điểm Hiến pháp đối với nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay chỉ là để lừa bịp qua mắt thiên hạ không hơn không kém. Từ cướp chính quyền năm 1945 đến nay đã 4 bản Hiến pháp và chuẩn bị đến bản Hiến pháp thứ năm, trong khi nước người ta mấy trăm năm chỉ một bản Hiến pháp, thậm chí tu chính một điều khoản trong Hiến pháp phải mất cả hàng chục năm.
Hiến pháp năm 1992 hiện hành có 147 điều và tất cả 147 điều đều có giá trị ngang nhau không điều nào nặng nhẹ hơn điều nào, nếu nói vì Hiến pháp có điều 4: "Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật"
Từ đó suy ra nên đảng CS có quyền lãnh đạo, vậy thì thì điều 69 "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật" (và điều 71) "Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân"
Từ đó cho thấy, nếu thực thi thì sao ???.
Vì vậy qua thực tế, theo tôi điều quan trọng không phải là viết cái gì trong Hiến pháp mà là Hiến pháp được thi hành như thế nào mới là điều đáng quan tâm.
CC: Hình như chúng ta hơi bị lạc đề, xin trở lại câu hỏi ban đầu, xin ông vui lòng cho biết quan điểm của ông về Tổng thống Diệm ra sao với tư cách là một người dân trong chế độ VNCH?
HCT: Việc ghi lại lịch sử phải do một thế hệ khác ghi lại chứ "người đương thời" không thì làm sao ghi Lịch sử trung thực chính xác được. Về quan điểm đối với Tổng thống Ngô Đình Diệm cũng vậy nên lấy tư cách của một "người ngoại cuộc" thì nhận định mới trung thực.
Lúc sáng nay 1/11/2013, tôi may mắn được tiếp xúc với nhiều loại người thuộc nhiều thành phần và nhiều tôn giáo khác nhau trong đó có một vài người sinh ra và lớn lên và được giáo dục ờ miền bắc hoàn toàn không biết gì về thời ông Diệm, cũng như chế độ đệ nhất cộng hòa do Tổng thống Ngô đình Diệm lập ra, nhưng tất cả gần như có một điểm chung là họ đều đưa ra quan điểm ý kiến ca ngợi ông Diệm, không hề nghe một người nào chê bai hay đánh giá thấp về ông Diệm nói riêng và nền chế độ cộng hòa nói chung..
Trong khoảng gần 100 người sáng nay có rất nhiều người bên an ninh, có những người đăng đàn phát biểu ý kiến nhưng cũng không nghe mấy bên an ninh tỏ vẻ tức tối hay có ý chê bai gì ông Diệm.
'Cần đánh giá lại ông Diệm'
Cùi Các tiếp tục hỏi chuyện ông Trung Bắc Nam (TBN), nguyên là Thiếu úy Tâm lý chiến, Phó ban 5, Chiến tranh Chính trị nêu đánh giá của ông về Tổng thống Ngô Đình Diệm vào khoảng thời gian ông đang tại ngũ.
Ông cho biết, 'tôi phục vụ trong quân đội VNCH vào năm 1972, đó là thời của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Vào thời điểm này tôi đã được nghe chỉ huy và các chiến hữu, cũng như cố vấn của Tổng thống Diệm đánh giá Tổng thống Diệm là một người yêu nước, có tinh thần dân tộc. Ông Diệm không muốn và cũng có phản đối việc Hoa Kỳ đem quân vào chiến trường Việt Nam. Ông chỉ yêu cầu phía Hoa Kỳ viện trợ tài chánh và trang thiết bị kỹ thuật thôi, chứ ông không chấp nhận cho việc quân đội Hoa Kỳ hiện diện ở Việt Nam.
CC: Nhưng Hoa Kỳ đã đổ quân sang chiến trường Việt Nam vào năm 1961, vậy lúc đó Tổng thống Diệm đã phản ứng bằng những hành động cụ thể nào cho vấn đề này không thưa ông?
TBN: Tổng thống Diệm đã phản ứng và không chấp thuận về việc này. Vì ông cho rằng khi Hoa Kỳ đưa binh lính vào chiến trường Việt Nam sẽ cho Cộng sản tạo ra cái cớ "giặc Mỹ xâm lược". Trong thời điểm đó các lực lượng đối lập đã mượn tay tín đồ Phật giáo biểu tình gây ra gây sức ép, xáo trộn ở Miền Nam, để Cơ quan tình báo Hoa Kỳ CIA đã phải 'giật dây' một số tướng lãnh đảo chánh Tổng thống Diệm.
CC: Theo ông việc Tổng thống Diệm bị đảo chánh có phải bắt nguồn từ nguyên do Tổng thống Diệm phản đối và bất tuân đối với Đồng minh Hoa Kỳ?
TBN: Đúng rồi. Còn vấn đề đàm áp Phật giáo hay 'gia đình trị' chỉ là cái cớ trong ván cờ chính trị mà thôi. Nếu Tổng thống Diệm không bị ám sát thì chắc có lẽ không có ngày 30/4.
CC: Vậy theo ông, phải chăng Hoa kỳ đã phạm sai lầm khi giật giây các tướng lãnh lật đổ Tổng Thống Diệm để rồi phải nhận thất bại ở chiến trường Miền Nam Việt Nam và sự sụp đổ của VNCH sau này?
TBN: Không hẳn là như vậy. Trong cuộc chiến 1975, không có người thắng cũng không có kẻ bại. Dân tộc chúng ta chỉ là nạn nhân của 2 thế lực. Nói đúng ra là nạn nhân của các nước lớn. Vì quyền lợi quốc gia riêng của họ, khi đã bắt tay nhau thì buộc lòng họ phải buông. Đối với chánh phủ Hoa Kỳ, lúc nào cũng đặt quyền lợi của họ lên trên hết.
CC: Tổng Thống Diệm đã xây dựng một chính quyền mà nhiều người cho là 'gia đình trị', giả sử nếu Tổng Thống Diệm còn lãnh đạo đất nước thì theo ông liệu Việt Nam có khả năng bị cai trị bởi một chế độ độc tài bởi những người trong thân tộc của ông Diệm sau này không?
TBN: 'Gia đình trị'? Đó chỉ là cách nói của ngững người không tường tận về Tổng thống Diệm. Ông đã gây dựng một quốc gia tự cường và phát triển độc lập, dân chủ và đa số. Những người cộng tác với Tổng thống Diệm đa phần là người Công giáo, mà Công giáo và Cộng sản là hai thái cực. Tổng thống Diệm đã sử dụng Công giáo và những người thân cận gốc Huế, mà hầu như họ đều là những người tài, nên đã tạo ra sự 'gia đình trị' theo một số người. Nếu Tổng thống Diệm còn sống và lãnh đạo dất nước, tôi tin rằng nước ta không thua gì Nhật Bản hay Nam Hàn. Như Tổng thống Đài Loan Tưởng Giới Thạch đã phát biểu 'tôi khâm phục ông Diệm, ông xứng đáng là lãnh tụ lớn ở Châu Á. Hoa Kỳ phải có trách nhiệm về cái chết này'. Hay Linh mục Cao Văn Luận đã từng nhận định 'sự ám sát ông Diệm là một sai lầm tai hại cho đất nước Việt Nam'.
CC: Ông đánh giá thế nào khi sử sách được giảng dạy chính thức trong các nhà trường hiện nay viết về Tổng Thống Diệm là người 'đàn áp Phật giáo' và 'lê máy chém khắp miền Nam, tàn sát chiến sĩ đồng bào yêu nước'?
TBN: Đó là bóp méo sự thật. Nói chỉ là là cái cớ và sự thổi phồng của Cộng sản trà trộn vào nhằm gây tiếng vang cho cộng đồng thế thế giới chú ý vào, nhằm tạo ra bất ổn trong thời điểm đó và tuyên truyền cho đến bây giờ. Sự thật vẫn là sự thật. Các sách giáo khoa vẫn chưa tôn trọng sự thật hiển nhiên. Chẳng hạn như cuộc chiến với Trung Quốc phía Bắc 1979 vẫn không được đề cập nhiều trong các sách giáo khoa được dùng giảng dạy trong nhà trường để giáo dục cho giới trẻ và thế hệ mai sau biết để cảnh giác với mưu đồ xâm chiếm đang hiện hữu đến từ Trung Quốc, mà vấn đề ở Biển Đông là một thí dụ.
CC: Dạ vâng. Vậy ông có thông điệp gì nhân ngày mất của Tổng thống Ngô Đình Diệm không thưa ông?
TBN: Nhân bài phỏng vấn này đúng vào dịp 50 năm ngày mất của Tổng thống Diệm. Với tư cách cá nhân, tôi xin kính cẩn nghiêng mình thắp nén nhang lòng tưởng nhớ đến các bậc anh tài đã trọn đời cho dân tộc. Với tư cách là một công dân trong một đất nước, tôi mong sao thế hệ trẻ bây giờ đừng trói buộc và vấp phải những biến cố đau thương từ lịch sử mà thế hệ như chúng tôi đã từng trải qua. Hãy dùng lịch sử như một bài học để có thể tránh tái diễn thảm cảnh cho dân tộc này. Đừng bao giờ mê muội một chủ thuyết ngoại lai nào mà quên đi tính dân tộc. Chỉ có dân tộc mới trường tồn, và mãi mãi trường tồn. Không ai chấp nhận bạo lực hay một cuộc chiến...đây là lương tri và mệnh lệnh của nước Việt trong hiện tại và tương lai.
Với tư cách là một tín đồ Công giáo, kính cầu xin Cha thiện thương ban cho cho chúng con sức mạnh, niềm tin dìu dắt chúng con và đất nước phải hứng chịu chịu nhiều khổ đau điêu linh đi đến bến bờ của nguồn sáng trong sự công bằng, tự do và phát triển.
Những câu trả lời trong chuyên mục trò chuyện này chỉ phản ảnh quan điểm cá nhân riêng của mỗi vị khách mời, không phản ảnh quan điểm của Cùi Các.
Trí Nhân Media
Trí Nhân Media
'CC: Nhưng Hoa kỳ đã đổ quân sang chiến trường Việt nam vào năm 1961 ...' không chính xác. - 1965
Trả lờiXóaĐúng, sau khi giết ông Diệm họ mới đổ quân vào
Trả lờiXóaĐồng ý với bác Nặc Danh trên và MLT.và tôi không biết sao PLVC.lại sai sót
Trả lờiXóanhư vậy về thời điểm Mỹ đổ quân vào.Tôi nghĩ có lẽ PLVC.học từ giáo dục
bị chính trị hóa của CsVN.để tuyên truyền là chính.
Người trả lời cũng đã sai khi nói đa phần người cộng tác với NĐD.là người
Công giáo.Trái lại,hầu hết là Phật tử từ trong Dinh TT.đến ngoài :
-đổng lý văn phòng,chánh văn phòng,chánh võ phòng v,v.đều là Phật tử,như
Quách Tòng Đức,Võ Văn Hải,Đoàn Thêm.Ngay cả Trưởng ban Nội Dịch Phủ
TT.là Tôn Thất Thiết,cha bà Tôn Nữ T.Ninh cũng là Phật tử.
-Chính phủ khoảng 20 Bộ cũng thế,chỉ có 5 Công giáo.
-Quốc Hội có 3/4 là Phật tử và số ít là Công giáo,Hoà Hảo,Cao Đài.
-Tướng lãnh và các tư lệnh Vùng,Quân Binh chủng chiếm đa số là Phật tử
như Dương Văn Minh,Nguyễn Khánh,Trần Thiện Khiêm,Đổ Cao Trí,Tôn Thất Đính,Nguyễn Xuân Vinh,Đổ Mậu v.v. chỉ có thiểu số là Công giáo như tướng
đạo gốc Huỳnh Văn Cao,còn Nguyễn Văn Thiệu là đạo theo.