Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




ĐÈO HẢI VÂN - VỊNH ĐÀ NẴNG QUA LỜI TIÊN TRI CỦA VUA TRẦN NHÂN TÔNG

Hà Văn Thịnh
22-11-2014



Hình bên: Một khi đã đặt được chân lên đỉnh Hải Vân thì con đường đi tới, đi hết chiều dài đất nước chỉ còn là vấn đề thời gian.

Trần Nhân Tông không nói nên không ai biết cơ duyên nào cho ông tiên tri chính xác rằng một khi đã đặt được chân lên đèo Hải Vân thì con đường đi tới, đi hết chiều dài đất nước chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi.
Việc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đang cho các công ty Trung Quốc thuê hàng trăm ha đất ở Cửa Khẻm – mũi đất dài nhất của đèo Hải Vân, giống như cái yết hầu chắn ngang giữa Vịnh Đà Nẵng đang làm dậy sóng dư luận.
Những âu lo của hàng triệu người hoàn toàn có lý: Mới đây, Trung tướng Bế Xuân Trường, Phó Tổng tham mưu trưởng QĐNDVN đã khẳng định rằng Bộ Quốc phòng sẽ phản đối “dự án TQ trên núi Hải Vân” (Motthegioi, 19:52, 19.11.2014)!
Trong lịch sử hàng ngàn năm Nam tiến, dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, Đèo Hải Vân nói riêng, toàn bộ khu vực Vịnh Đà Nẵng nói chung, có một vị trí chiến lược đặc biệt.
Dự án khu nghỉ dưỡng quốc tế tại Cửa Khẻm (vùng khoanh đỏ) của đèo Hải Vân
Người đầu tiên có cái nhìn mẫn tiệp về vị trí xung yếu của Đèo Hải Vân là vị Cựu Hoàng anh minh Trần Nhân Tông. Là vị vua đã hai lần lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng giặc Nguyên Mông (1285 và 1288) nên Trần Nhân Tông hiểu rất rõ đòi hỏi về an ninh của vùng phên dậu phía Nam:
Chẳng phải một lần giặc ngoại xâm mượn đường qua Chăm Pa để tấn công nước ta từ phía Nam. Biết, nhưng khi đương là vua, Trần Nhân Tông không làm được vì nhiều lý do khác nhau. Chỉ sau khi rời bỏ ngai vàng, lên Yên Tử thành lập Thiền phái Trúc Lâm, Trần Nhân Tông mới có điều kiện để đi đây, đi đó – trong đó, chuyến du hành quảng bá Phật pháp bằng con đường Nam tiến đầu thế kỷ XIV, đã cho Phật Hoàng Trần Nhân Tông có cái nhìn đầy đủ hơn. Và thế là, một cuộc hôn nhân vô tiền khoáng hậu giữa hai nước Việt – Chăm đã đi đến một kết quả lịch sử, mang đến thay đổi có ý nghĩa quyết định đối với lịch sử dân tộc. Năm 1306, Công chúa Huyền Trân vào làm dâu Xứ Chăm, còn lãnh thổ Việt Nam được mở rộng thêm dải đất từ Quảng Bình đến Bắc Quảng Nam, tức là toàn bộ Đèo Hải Vân và thành phố Đà Nẵng bây giờ.
Có thể nói, Trần Nhân Tông đã đến Đèo Hải Vân và, từ đỉnh đèo, ông đã Thấy cả Mũi Cà Mau xanh vời vợi/ Nước mắt thương con gái lăn vòng cùng khát khao mở cõi/ Tiên tri số phận Lạc Hồng... Trần Nhân Tông không nói nên không ai biết cơ duyên nào cho ông tiên tri chính xác rằng một khi đã đặt được chân lên đỉnh Hải Vân thì con đường đi tới, đi hết chiều dài đất nước chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi.
532 năm sau, ngày 30.8 năm 1858, đế quốc Pháp từ phương Tây xa xôi đã ‘chọn’ Vịnh Đà Nẵng làm nơi mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Những tính toán quân sự đan xen với mưu đồ chính trị chỉ ra rằng nếu chiếm được Đà Nẵng thì cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp sẽ diễn ra thuận lợi hơn vì lãnh thổ Việt Nam bị cắt ra làm hai và, từ Đà Nẵng ra kinh thành Huế chỉ hơn 100km.
107 năm sau khi người Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, ngày 8.3.1965, đế quốc Hoa Kỳ, một lần nữa lại ‘chọn’ Đà Nẵng để mở đầu chiến lược chiến tranh cục bộ (Local War): Ngày hôm đó, đơn vị lính thủy đánh bộ Mỹ đầu tiên đổ bộ vào Đà Nẵng, chính thức tiến hành cuộc xâm lược của quân đội Mỹ đối với đất nước ta.
Thời đại đổi thay, kẻ thù cũng đổi thay nhưng vị trí chiến lược xung yếu ngàn đời của Đèo Hải Vân, Vịnh Đà Nẵng thì không bao giờ thay đổi. Đó là khẳng định rõ ràng từ lịch sử mà không một ai có thể làm ngơ!
Nếu bây giờ nói rằng có một cái gì đó rất chung trong cách nhìn về Đèo Hải Vân, Vịnh Đà Nẵng của Trần Nhân Tông cùng với các tướng lĩnh hàng đầu của nước Pháp, nước Mỹ thì sẽ bị coi là khiên cưỡng. Thế nhưng, phải khẳng định dứt khoát rằng không có chuyện ngẫu nhiên khi cả người Pháp và người Mỹ đều đã chọn nơi đây làm nơi bắt đầu những cuộc chiến tranh đầy tham vọng và toan tính.
Thời đại đổi thay, kẻ thù cũng đổi thay nhưng vị trí chiến lược xung yếu ngàn đời của Đèo Hải Vân, Vịnh Đà Nẵng thì không bao giờ thay đổi. Đó là khẳng định rõ ràng từ lịch sử mà không một ai có thể làm ngơ! Lẽ nào không thấy cái sự thật hiển nhiên đó khi tiền nhân biết rõ, kẻ thù nắm vững và, lịch sử thì minh định rõ ràng?...
Không thể đặt vận mệnh đất nước, nỗi lo có thật của giống nòi trước sự đã rồi. Dù có tốn kém, có phải bồi thường một số tiền không hề nhỏ cho đối tác thì cũng dứt khoát phải chấp nhận bởi sự sống còn của đất nước là chuyện không bao giờ có thể đổi trao.
Bài học về các cuộc chiến tranh có hàng ngàn dẫn chứng chỉ ra rằng, sự hung hiểm của những mưu đồ dài hạn là kẻ thù của mọi cách nhìn ngắn hạn, rằng nếu không tỉnh táo và không dũng cảm nhận sớm sai lầm thì đến khi hiểu ra, tất cả đã muộn quá rồi...
(Nguồn: Một Thế Giới)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét