Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




TRỞ LẠI CON ĐƯỜNG QUI PHỤC

29-8-2014
Đề tựa chính: Con đường lệ thuộc vừa được gia cố

baothainguyen.org-250.jpg
Hình bên: Ông Lê Hồng Anh gặp gỡ Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Trung Quốc Vương Gia Thụy trong chuyến thăm TQ hôm 26/8/2014

Quan hệ Việt Trung sau sứ mạng Lê Hồng Anh bắt đầu được chi phối từ “nguyên tắc ba điểm” mà hai bên đạt được ngày 27/8/2014 ở Bắc Kinh. Có vẻ cuộc khủng hoảng giàn khoan Hải Dương 981 đã chìm vào dĩ vãng, để hai Đảng Cộng sản khôi phục và tăng cường quan hệ và tất nhiên là sự hợp tác toàn diện giữa hai nhà nước.

Trả lời câu hỏi này, TS Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS một tổ chức tư nhân tự giải thể, từ Hà Nội phát biểu:

"Có lẽ là như vậy bởi vì ba điểm này quay trở lại thỏa thuận tháng 10/2011 giữa ông Hồ Cẩm Đào và ông Nguyễn Phú Trọng thì thực sự nó quay trở lại như cũ. Và cái như cũ đó đã thực sự thất bại không giải quyết được điều gì khi mà Trung Quốc tiếp tục gây hấn trong thời gian vừa qua đặc biệt hồi tháng 5/2014. Tôi nghĩ nó không giải quyết được một cái gì cơ bản.”

Thông Tấn xã Việt Nam và báo chí do nhà nước quản lý đã đưa tin về  nội dung nguyên tắc ba điểm, cho thấy hai Đảng và hai Nhà nước phải làm hết sức để tăng cường hợp tác giữa hai bên trên mọi lĩnh vực như chính trị ngoại giao, quốc phòng, an ninh, kinh tế. thương mại, thực thi pháp luật, nhân văn và nhiều lĩnh vực khác. Hai bên  tuân thủ các nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc,” sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam-Trung Quốc, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, đồng thời tích cực nghiên cứu và bàn bạc các giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, kể cả vấn đề hợp tác cùng phát triển; kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; duy trì đại cục quan hệ Việt Trung và hòa bình ổn định trên Biển Đông.

Phải chăng Việt Nam-Trung Quốc hai đảng hai nước sẽ lại tiếp tục con đường cũ, Việt Nam sẽ tiếp tục ràng buộc với Trung Quốc về mọi lĩnh vực từ kinh tế cho tới chính trị và quân sự. Chúng tôi nêu câu hỏi này với TS Nguyễn Quang A và được ông trả lời:

“Tôi rất ngại là nó đúng như thế. Đó là một thảm họa chứ không có một chút gì tích cực cả, bởi vì cả một chính sách như thế đã tỏ ra thất bại. Tất cả những hành động trước chuyến đi của ông Đặc phái viên vài ngày, cũng như trong khi ông ấy ở Bắc Kinh thì đều thấy tình hình rất không thuận lợi đối với Việt Nam. Và tôi nghĩ, gần như là một sự quay trở lại sự qui phục trước khi ông ấy đi, người ta đưa tin về chuyện Việt Nam tự nhận lỗi rồi để cho công nhân Trung Quốc vào rất là đông ở Vũng Áng và các nơi khác; rồi kiểm soát chặt chẽ vấn đề Internet; rồi xử vụ Bùi Thị Minh Hằng một cách hết sức là lố lăng. Tôi nghĩ đấy là những dấu hiệu tất cả chỉ theo một hướng mà tôi nghĩ là không hay ho gì.”


Đối những ý kiến lo ngại về việc Hà Nội và Bắc Kinh trở lại thực hiện ba nhận thức chung, vốn dĩ là những thỏa thuận giữa hai bên từ thời kỳ Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào, có thể dẫn tới việc Trung Quốc và Việt Nam sẽ cùng khai thác tài nguyên ở vùng biển đông thuộc chủ quyền VN, tương tự như thỏa thuận 2011 ở vịnh Bắc Bộ. TS Nguyễn Quang A nhận định:

“Đó là chuyện rất là nguy hiểm và trong trường hợp chưa giải quyết một cách rõ ràng. Tôi đồng ý việc các bên song phương, đa phương phải giữ nguyên trạng và sau đó có một thỏa thuận với nhau như thế nào đó, vạch rõ rằng phần nào là của ai…v..v…Chỉ sau đó mới tính chuyện khai thác như thế nào, phần của ai thì khai thác, lúc ấy phía bên kia cũng có thể tham gia vào như một đối tác quốc tế bình đẳng. Chứ còn ở trong tình trạng nhập nhằng ai cũng bảo của mình mà bảo cùng khai thác, tôi không cũng không hiểu cùng khai thác kiểu như thế nào. Trường hợp này chỉ có kẻ mạnh là lấn lướt áp đảo mà thôi. Nó sẽ là mầm mống của những xung đột tiếp theo và tôi nghĩ cách giải quyết như thế này chỉ là mua thời gian và để cho những xung đột tiềm ẩn vẫn còn nguyên ở đó và nó có thể lại hiện ra dưới dạng này dạng khác và có thể ở mức độ nguy hiểm hơn.”

Ảnh hưởng Trung Quốc quá lớn

TS Nguyễn Thanh Giang, một nhà phản biện nhiều kinh nghiệm, nhìn nhận một thực tế là Việt Nam không thể thoát khỏi ảnh hưởng Trung Quốc. Trả lời Kính Hòa Đài ACTD, TS Nguyễn Thanh Giang phát biểu từ Hà Nội:

“Không thể quay lưng lại với Trung Quốc. Không nên đẩy họ thành kẻ thù của chúng ta mà luôn luôn giữ tình hữu nghị. Nhưng phải luôn luôn cảnh giác, vì cái bài học lịch sử nó cho thấy như thế. Đó là một sự cay đắng, đối với hàng xóm láng giềng thì lúc nào chúng ta cũng muốn hữu hảo, nhưng bài học lịch sử lẫn cái thời gian gần đây đều cho thấy là chơi với họ thì nguy hiểm lắm.

Cho nên hữu nghị thì vẫn phải hữu nghị, không nên đặt vấn đề đối chọi với họ. Cho nên tôi rất mong các nhà lãnh đạo đề cao cảnh giác với Trung Quốc, và đề cao cảnh giác với trong cả nội bộ lãnh đạo, xem có những người nào có tư tưởng thần phục Trung Quốc, dựa vào Trung Quốc để giữ lợi riêng, giữ lấy ghế của mình, thì phải loại họ khỏi thành phần lãnh đạo, ra khỏi dân tộc.”

Trong giai đoạn khủng hoảng giàn khoan trên Biển Đông kéo dài 10 tuần lễ, Việt Nam nỗ lực tranh thủ bè bạn quốc tế trong đó Hoa Kỳ, Nhật Bản và những tưởng chính sách xoay trục châu Á của Washington là một cơ hội giúp Việt Nam bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Thỏa thuận mang tên “nhận thức chung nguyên tắc ba điểm về tiếp tục phát triển quan hệ Việt-Trung” có thể làm Việt Nam vuột mất cơ hội tạo thế đứng độc lập với sự giúp đỡ của bè bạn quốc tế. TS Nguyễn Quang A nhận định:

“Tôi nghĩ rằng có thể Việt Nam đã bỏ lỡ một cơ hội rất là quan trọng. Và nếu bảo rằng bỏ mất một cơ hội ngả về bên này hay bên kia thì chưa chắc là đúng. Nhưng mà để có một thế đứng vững vàng độc lập hơn có thể có nhiều hơn mối liên kết, nhiều hơn mối liên minh để mà bảo vệ quyền lợi của mình thì tôi nghĩ rằng những khả năng như thế cũng vẫn còn chứ không phải hoàn toàn không có.

Chúng ta chưa biết một cách chi tiết những nội dung đó như thế nào và mới chỉ được báo chí nêu là thống nhất ba điểm ấy. Rõ ràng đánh giá ngay có thể là còn sớm.”

Vấn đề Biển Đông, quan hệ Việt Trung và thỏa thuận nhận thức nguyên tắc ba điểm sẽ vẫn còn tạo ra mầm mống của những xung đột tiếp theo và cách giải quyết này, theo lời TS Nguyễn Quang A, chỉ là mua thời gian và duy trì những xung đột tiềm ẩn. Nó sẽ có dịp hiện ra dưới dạng này hay dạng khác và có thể ở mức độ nguy hiểm hơn.

RFA



1 nhận xét:

  1. Nặc danh5/9/14 13:56

    " đứa con hoang trở vế' TC nói như vậy thì nó phản ánh quan hệ lệ thuộc của VGCS cầm đầu là HCM/hồ tập chương. đám đàn em tay chân(đồng,chinh,giáp và sau này phiêu,mạnh,trọng...chúng nó không phải gián điệp tàu cài vào phá hoại và thuần phục VN nhưng chúng vì một chút sữa cặn của tàu, thuốc lú của tàu mà mê mờ không còn sinh lực, không đứng dậy được,chúng nó quỳ đã đành nhưng chúng nó dám đem bán nước VN, một nước độc lập có chủ quyền cho TC, biến dân VN thành nô lệ thì không thể tha thứ. tội ác trời không dung, đất không tha.

    Trả lờiXóa