Tri Nhân Media

THỜI SỰ VIỆT NAM 1945 - 1946

Hạ Long Bụt Sĩ biên soạn tóm lược
Tháng 8 - 2012
Cập nhật tháng 8-2014


LTG: Ngày 19-8-1945 VMCS đảo chính ở Hà Nội, hai năm bản lề của chuyển biến VN 1945 và 1946 rất phức tạp, đầy biến cố chòng tréo nhau từ Bắc tới Nam. Chúng tôi biên soạn tóm lược để quý bạn đọc nắm bắt những diễn biến chính. Trân trọng.

...........
 9-1932: Học giả Phạm Quỳnh từ Bắc vào làm Ngự Tiền Văn Phòng hàm Thượng Thư cho Vua Bảo Đại

10-12-1932:  Đạo dụ của vua BĐ chính thức cầm quyền qua thể chế Quân Chủ Lập Hiến- Thay 6 vị Thượng Thư già bằng các vị mới : Ngô Đình Diệm, Bộ Lại-Phạm Quỳnh, Bộ Học-Bùi Bằng Đoàn, Bộ Hình…

23-11-1940: CS nổi dậy ở Nam Kỳ bị thất bại.

Tháng 12-1941: Mỹ-Anh tuyên chiến với Nhật, Đức, Ý. Tổng Thống Mỹ viết thư cho Nhật hoàng đòi quân Nhật rút khỏi Đông Dương.

Năm 1944: Huỳnh Phú Sổ thành lập Bảo An Đoàn Phật giáo Hoà Hảo- Cao Đài cũng đã lập quân Tự vệ, nhờ Nhật huấn luyện - Cường Để gia nhập Cao Đài.

1945

9-3-1945: Nhật đảo chính Pháp ở Việt Nam -Vua Bảo Đại ( s.1913) đi săn ở Quảng Trị trở về Huế, đợi đảo chính xong quân Nhật mới cho Vua vào Thành Nội ngày 10-3-1945

11- 3-1945: Cơ Mật Viện, đứng đầu là Thượng Thư Bộ Lại Phạm Quỳnh, họp bàn cải tổ. Ngự tiền văn phòng của vua BĐ là Phạm Khắc Hoè ( s.1902, quán Nghệ Tĩnh, nghiêng về CS) cùng với Tôn Quang Phiệt (s.1900,quán Nghệ Tĩnh-từ Tân Việt sang CS) tìm cách dèm pha Phạm Quỳnh (s.1893,quán Hải dương-Bắc Kỳ) với vua Bảo Đại, nhà vua Tây học, cởi mở, trọng Phạm Quỳnh, thường gọi Phạm Quỳnh là Thầy, và gọi Phạm Khắc Hoè bằng Ông. Cũng là ngày BĐ ra tuyên ngôn Độc lập.

17-3-1945: Đạo dụ của Vua BĐ : nhà Vua đích thân cầm quyền theo phương châm chính trị Dân vi quý, chiêu tập nhân tài giúp nước. Huỷ bỏ hiệp ước Patenôtre 1884.

19-3-1945: Phạm Quỳnh và các vị Thượng Thư sung Cơ Mật Viện ( như Bùi Bằng Đoàn bộ Hình) từ chức. Phạm Quỳnh về ở ẩn.

19-3-1945 đến 17-4-1945: không có Chính phủ thay thế Cơ Mật Viện, chỉ có Vua và Ngự Tiền Hoè, Hoè liên hệ mật thiết với nhóm hương đảng Nghệ Tĩnh như Tôn Quang Phiệt(s.1900 Nghệ) Tạ Quang Bửu( 1910 Nghệ), Hoàng Xuân Hãn (s.1908-Nghệ An, anh họ Hoè), lựa chọn 14 vị thành lập chính phủ với Ngô Đình Diệm (s.1901,quê Quảng Bình) nhưng Ngô Đình Diệm(vốn suy tôn Cường Để), không xuất hiện để lập chính phủ, Nhật Bản đưa cụ Trần Trọng Kim từ Băng Cốc về Việt Nam gặp Bảo Đại.

24-3-1945: Bản tuyên ngôn của De Gaulle : năm nước Đông dương ( Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Lào, Cao Miên) trong Liên Hiệp Pháp, sẽ được hưởng sự tự do tương xứng…Trước đó, De Gaulle tính lập lá bài vua Duy Tân và bí mật liên lạc với Decoux tại VietNam nhằm củng cố lực lượng Pháp chờ Đồng Minh đổ bộ đánh Nhật.

2-4-1945: cụ giáo Trần Trọng Kim (s. 1883-quán Nghệ An) 62 tuổi tới Huế, gặp vua BĐ, ủng hộ giải pháp Ngô Đình Diệm, nhưng Ngô Đình Diệm bị đau không ra Huế được, vua BĐ đành trông vào TTKim để lập chính phủ, cụ Kim lại nhờ vào HX Hãn để liên lạc với các nhân sĩ.

17-4-1945: Chính phủ TT Kim ra đời, từ Bắc vào có Vũ Văn Hiền ( bộ Tài chính), Vũ Ngọc Anh (bộ Y tế). Đổng lý là Phan Huy Quát (s.1908 -quán Hà tĩnh), Bộ trưởng Thanh Niên là Phan Anh (s.1912-quán Hà Tĩnh). Quốc hiệu Đế quốc Việt Nam, cờ quẻ ly đỏ, nền vàng, quốc ca Đăng Đàn cung. Dùng quốc ngữ bậc Tiểu học, chương trình Trung Tiểu học được soạn thảo, cứu đói thành công nạn đói miền Bắc. Vua Bảo Đại ký Dụ lập uỷ ban soạn thảo Hiến Pháp,, uỷ ban cải cách tư pháp, hành chánh, tài chánh, uỷ ban cải cách giáo dục, từ đó lập Hội đồng tư vấn quốc gia.

2-5-1945: Bảo Đại/Bộ trưởng Tư Pháp Trịnh Đình Thảo, ký sắc lệnh phóng thích toàn bộ chính trị phạm do Pháp giam từ 1929, 1930…ở Côn Đảo, Lao Bảo, Tà Lài…trong số đó chỉ có 123 chính trị phạm đảng phái Quốc gia, còn lại hơn 10,000 người là cán bộ CS đệ Tam, được VM ở HàNội ra lệnh nằm trong miền Nam để khuấy động cách mạng. ( Hồi Ký II- HVLang tr.587), khoảng 1000 người về Sóc Trăng, 500 về Cần thơ.

Tháng 6 và 7-1945: Việt Minh hoạt động mạnh ở Việt Bắc và lan ra các nơi, đánh các phủ huyện, lính Bảo An của  quốc gia bị tuyên truyền, bất động.

6-8-1945 và 9-8-1945:  2 quả bom nguyên tử ném xuống Nhật Bản, 15-8 Nhật đầu hàng Đồng Minh. 8-8-1945 Nhật chịu giao Nam Bộ cho VN

7-8-1945: Nội các TT Kim từ chức (vì 3 Bộ trưởng thân CS VM Hồ Tá Khanh, Trần Đình Nam, Nguyễn Hữu Thí, phá vỡ đoàn kết nội bộ), xử lý, lâm thời cho đến ngày 25-8-1945

15-8-1945: có tin Phạm Quỳnh, Trần Văn Chương, Nguyễn Duy Quang vào gặp vua BĐ thuyết vua trở lại với Pháp sau khi Nhật thất trận đầu hàng.

16-8-1945: Việt Minh lập Uỷ Ban Dân Tộc Giải phóng VN ở Tân Trào

17-8-1945: Nội các vua BĐ họp, Trần Văn Chương ( s.1898 SàiGòn) soạn thư kêu gọi sự giúp đỡ của TT Truman, Mỹ (khi nghe tin Chính phủ Lâm thời Pháp gặp Truman để bàn về tương lai Đông Dương). Đồng thời Thư gửi De Gaulle kêu gọi tôn trọng nền độc lập mới của VN. Bà Nam phương cũng gửi thông điệp cho bạn bè Âu châu kêu gọi các nước Tự do ủng hộ bênh vực VN tự do độc lập.

17-8-1945: Vua BĐ mời VM lập Nội các thay thế chính phủ TTKim, Trần Đình Nam và Hoè thì muốn vua thoái vị !

19-8-1945: VM cướp chính quyền ở Hà Nội với cuộc meeting trước nhà Hát Lớn của Tổng Hội Công Chức, cán bộ VM lúc ấy rất ít, 30 người với 17 khẩu súng lục ( theo HoàngVăn Đào tr 256) với Phan Mỹ (em Phan Anh) và Phan Kế Bảo, con Khâm sai Phan Kế Toại, lái cuộc biểu tình ủng hộ chính phủ của vua Bảo Đại thành tuần hành ủng hộ Việt Minh ! Các lãnh tụ VM khi ấy chưa có mặt ở Hà Nội, quyền Khâm sai Nguyễn Xuân Chữ phải mở cửa toà Khâm sai cho VM vào tước súng Bảo An, và ông bị VM bắt đi, giam ở vùng quê 5 tháng. Con gái gs Dương Quảng Hàm và cô Đàm thị Công (sau lấy tướng Hoàng Văn Thái) treo cờ đỏ VM lên nhà Hát Lớn, cờ vàng bị dựt xuống.

20-8-1945: bọn Hoè nội gián tiếp tục thuyết vua BĐ thoái vị, đề cao VM và Nguyễn Ái Quốc ( như bịa ra câu Sấm Nam Đàn sinh thánh..).TTKim cũng ngả theo, khuyên vua thoái vị !

22-8-1945: quân Nhật tuy đầu hàng nhưng Đồng Minh giao nhiệm vụ giữ an ninh trật tự Kinh thành Huế và dân chúng. Vua BĐ từ chối, Nhật được VM ve vãn, đã trao vũ khí cho VM. BĐ sợ nguy biến họp Nội Các bỏ túi (gồm TTKim, Trần Văn Chương,Trần Đình Nam, Thảo, Hiền, Thí, đồng ý thoái vị- Hoè đi báo cho Tôn Quang Phiệt, Tố Hữu ( Uỷ ban cách mạng, Khởi nghĩa), họ đồng ý bảo đảm an toàn cho Hoàng gia và BĐ. Bốn vị điện thư vào Huế ủng hộ Uỷ Ban Nhân dân Cách mạng : Nguyễn Xiển, Nguyễn văn Huyên, Nguỵ Như Kontum, Hồ Hữu Tường. Ngày hôm sau, bên cạnh vua BĐ chỉ còn hoàng đệ Vĩnh San.

23-8-1945 và 24-8-1945: VM nắm quyền ở Sài gòn, hất quyền của Mặt Trận Quốc gia Thống Nhất Nam Bộ của Nguyễn văn Sâm, Hồ văn Ngà…

25-8-1945: BĐ ra chiếu thoái vị- Tình thế rối ren, VM bắt giết các nhóm đối lập.

29-8-1945: Chính phủ lâm thời 15 người của VM thành lập tại Hà Nội, đa số là CS và Dân Chủ thân CS. Đoàn Mỹ OSS với Patti đứng cùng Võ nguyên Giáp nghe cử nhạc Quốc Tế Ca CS ! ( có thể vì biết rõ bộ mặt CS quốc tế nên từ đây về sau Mỹ không tha thiết gì với VM nữa).

30-8-1945: Lễ thoái vị của vua BĐ tại Huế-Trao ấn kiếm cho VM với Trần Huy Liệu (1901 quê Nam Định, gốc QDĐ sau theo CS), Nguyễn Lương Bằng (1904 quê Hải Dương), Cù Huy Cận (1919 quê Nghệ An) ( ấn kiếm này VM chôn dấu ở Hà Đông và được tìm thấy lại năm 1951, được bà Mộng Điệp mang sang Pháp trao lại cho bà Nam Phương 1953 )

31-8-1945: chính phủ VM mời BĐ ra Hà Nội làm Cố Vấn Tối Cao.

2-9-1945: HCM (s.1891 Nghệ An) đọc bản tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình Hà Nội, bản tuyên ngôn này sau bản tuyên ngôn Độc Lập của Bảo Đại 6 tháng, nghĩa là lúc ấy VN đã độc lập rồi, Pháp đã bị Nhật đảo chánh và trước khi bại trận Nhật đã trao trả độc lập thống nhất cho chính phủ Bảo Đại/Trần Trọng Kim từ tháng 7-1945, do đó Nguyễn văn Sâm và Phan Kế Toại mới được bổ nhiệm làm Khâm Sai của vua BĐ tại Nam Kỳ và Bắc Kỳ. Nói khác đi, nhóm VMCS đã đảo chính một Chính phủ chính danh với vị vua truyền thống nhà Nguyễn, vị quân chủ hợp tình hợp pháp của đất nước VN từ thời vua Gia Long 1804.

6-9-1945 đến 12-9-1945: quân Anh-Ấn vào giải giới quân Nhật ở miền Nam, vẫn cho quân Nhật giữ An Ninh Trật tự tại Sài Gòn- Quân Anh-Ấn rút khỏi Nam VN 28-1-1946, trao lại cho tướng Leclerc với 35000 quân Pháp để tái chiếm Đông Dương.

9-9-1945:  200.000 quân Tầu/Lư Hán,Tiêu Văn từ Vân Nam nhập Bắc Việt giải giới quan Nhật. Các đảng phái Quốc gia cũng theo về VN ( như Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh). Hiệp định Trùng Khách xác nhận chủ quyền Pháp ở Đông Dương, nên tháng 5-1946 quân Tầu rút khỏi Bắc VN.

Tháng 11-1945:Liên Minh Quốc Dân Đảng VN thành lập- Giai đoạn khủng bố ám sát quyết liệt giữa CS và Quốc gia ở Hà Nội khiến CS phải trá hình tự giải tán 11-11-1945 thành Hội Đông Dương Nghiên cứu học thuyết Mác xít. Thực tế đảng CS từ 5000 người đã tăng lên 20,000 người năm 1946.

1946

1-1-1946: Lập chính phủ Liên Hiệp Lâm thời, Lư Hán, Tiêu Văn nhận hối lộ vàng của VM, ép phe Quốc gia bắt tay với CS. Chủ tịch HCM, phó Chủ tịch Nguyễn Hải Thần.

6-1-1946: Bầu cử Quốc dân Đại Hội với các ứng viên VMCS, còn đối lập thì sẵn có 70 ghế không phải bầu bán gì ! BĐ Vĩnh Thuỵ đắc cử ờ Thanh hoá  mặc dù không ứng cử !

28-2-1946: Thoả hiệp Pháp-Trung Hoa, Pháp thay Tầu ra Bắc giải giới quân Nhật ( đổi lại Pháp phải trả các nhượng địa Thượng Hải, Thiên Tân, Quảng Châu…lại cho Tầu)

2-3-1946: Quốc Hội uỷ cho HCM lập chính phủ liên hiệp kháng chiến ( vẫn là HCM, Nguyễn Hải Thần ( s.1878 Hà Đông), Bộ trưởng nội vụ Huỳnh Thúc Kháng, Ngoại giao Nguyễn Tường Tam. ( trước đó phe Quốc gia đòi Chủ Tịch là Vĩnh Thuỵ, chính HCM cũng phải đồng ý, sau lại đổi ý vì bọn Tầu ủng hộ HCM liên hiệp).

4-2-1946: Đô đốc D’Argenlieu thành lập Hội Đồng Tư Vấn Nam Kỳ với 4 người Pháp và 8 người Việt ( như Nguyễn Văn Thinh) nhằm mục đích tách riêng Nam Kỳ khỏi VN.

6-3-1946: Buổi sáng, tầu Pháp tới Hải phòng, tướng Tầu gốc Mãn Châu Vang Hu-Huan cho nổ súng bắn, Pháp bắn trả kho đạn quân Tầu bốc cháy.

6-3-1946:  buổi chiều, Hiệp ước sơ bộ Pháp-Việt cho phép quân Pháp vào Bắc kỳ, phe CSVM lôi kéo được Vũ Hồng Khanh ký  cùng với HCM và Sainteny, hiệp ước Pháp công nhận VN là Quốc gia tự do trong Liên Hiệp Pháp,  cùng với một Hiệp ước phụ về quân sự, với Sainteny, Salan và Võ Nguyên Giáp, theo đó quân Pháp sẽ ở lại VN 5 năm.

Các lãnh tụ Quốc gia phản đối, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam lần lượt rút sang Tầu, Vũ Hồng Khanh ( 1898 q.Vĩnh Yên) vào chiến khu Việt Trì với Đỗ Đình Đạo, cố vấn Vĩnh Thuỵ được thả đi Trùng Khánh 16-3-1946.

7-3-1946: cuộc tập họp hơn 100,000 người ở Hà Nội nghe giải thích về Hiệp ước sơ bộ mà đa số coi như phản bội đất nước. HCM nói hở một điểm quan trọng :…chúng ta đã độc lập trong thực tế từ 8-1945, nhưng nhưng đến nay mới có nước Pháp ký hiệp định mở đường cho quốc tế thừa nhận chúng ta (điều này minh chứng cuộc lật đổ Bảo Đại là bất hợp pháp, và không có quốc tế nào ủng hộ chính phủ kách mạng ngoại trừ Nga sô ! )

12-3-1946: Nguyễn Tường Tam tái xuất hiện, đòi Trung Hoa và Hoa Kỳ bảo vệ nền hoà bình VN.

16-3-1946: Cố vấn Vĩnh Thuỵ đi Trùng Khánh, một tháng sau HCM điện cho Vĩnh Thuỵ cứ ở lại Trung Hoa, khi thuận tiện sẽ gửi điện mời về VN. Khoảng thời gian này, BĐ gặp Bộ trưởng G.Marshall, bản giao ước với BĐ được mang về trình với TT Truman, BĐ viết thư về VN từ chức Cố vấn Tối cao.

18-3-1946: quân Pháp vào Hà Nội, lúc này vẫn còn quân Tầu chưa về nước.

26-3-1946: Hội đồng Tư vấn Nam Kỳ bầu bs Nguyễn văn Thinh (s.1888) làm chủ tịch một Chính phủ Lâm thời Cộng hoà Nam kỳ. D’Argenlieu không đồng ý vì sợ sự chống đối của VM/HàNội.

18-4-1946 đến 11-5-1946: Hội Nghị Đà Lạt tại trường Yersin với Nguyễn Tường Tam (s.1906) Trưởng đoàn, Võ Nguyên Giáp, phó Trưởng đoàn, bàn luận với đối tác Pháp về Chính trị, Kinh tài, Quân sự và Văn hoá

27-5-1946: HCM lập hội Liên Việt làm hậu thuẫn cho chuyến đi Pháp.

31-5-1946:  phái đoàn HCM đi Pháp, trưởng đoàn là Nguyễn Tường Tam cáo bệnh không đi, Phạm Văn Đồng (s. 1906) thay thế.

1-6-1946: D’Argenlieu lập Nam Kỳ quốc, Thủ tướng Nguyễn văn Thinh, Thứ trưởng Công An Nguyễn văn Tâm phá vỡ hoạt động của Nguyễn Bình (VM), nhưng Thứ trưởng CA đặc trách Sàigòn gây ra phong trào khủng bố dân gốc Bắc kỳ bị cho là nằm vùng của VM ở miền Nam. Cờ vàng ba sọc xanh, quốc ca là bốn câu đầu Chinh Phụ Ngâm : Thuở trời đất nổi cơn gió bụi… !

26-6-1946: Lư Hán rút khỏi bộ Tổng Tư Lệnh, Pháp nhanh chân chiếm phủ Toàn quyền cũ tại Hà Nội nơi Lư Hán đóng quân.

27-6-1946: quân Pháp thừa thế lên chiếm Kontum-Pleiku, ngừng lại tại đèo An Khê.

12-7-1946: trong khi phái đoàn HCM-Phạm văn Đồng đi Pháp thì Huỳnh Thúc Kháng làm quyền Chủ Tịch, Võ Nguyên Giáp điều động các vụ tiêu diệt phe Quốc gia với sự giúp đỡ của Pháp, phá vỡ các chiến khu Quốc Dân Đảng, tiêu biểu nhất là vụ Ôn Như Hầu, trụ sở QDĐ từ tháng 5-1946 tại số 7 đường Ôn Như Hầu. Trước đây là nơi quân Nhật ở, rồi quân Tầu tới thay. Một số xác quân Tầu phù chết còn chôn ngoài vườn, VMCS ban đêm mang thêm một số xác từ bệnh viện Bạch Mai, Phủ Doãn vứt vào trụ sở QDĐ rồi dàn cảnh sáng hôm sau cho CA vây xét trụ sở, đổ tội cho QDĐ tổ chức hắc điếm cướp của giết người.Từ tháng 7-1946 chính phủ liên hiệp chỉ còn CS và thân CS, không còn nhân vật quốc gia nào nữa.

6-7-1946 đến 1-8-1946: hội nghị Fontainebleau, không đạt kết quả cụ thể, giống như ở hội nghị Đà Lạt, Pháp nhấn mạnh chuyện Liên Hiệp Pháp, lý tưởng Dân chủ, bảo đảm quyền tự do dân chủ ( garantie des libertés democratiques), Toà án và Nghị hội ( assemblé de l’Union…những điều này ngược hẳn với lý tưởng CS xâu xa dấu kín của phái đoàn VM ( mà Pháp biết rõ tông tích CS đệ tam từ thời 1920-30). Mục đích của HCM và phái đoàn VM thì khác : quốc tế vận để lấy chính nghĩa, kéo dài thời gian để VM chuẩn bị lực lượng trong nước.VM dùng vàng mua chuộc truyền thông Pháp ( báo Humanité, Le Combat) ủng hộ VM, lại có thư riêng cầu cứu Thorez ( Đảng CS Pháp) . 13-9-1946 Phái đoàn Phạm Văn Đồng về nước, HCM ở lại thêm tới ngày 19-9-1946 để ký bản Modus Vivendi 14-9-1946 với Bộ trưởng Moutet về Đường lối Sống chung Việt-Pháp ( giữ an ninh trật tự tại Nam Kỳ, Nam Trung kỳ-Cao nguyên).

28-10-1946: HCM triệu tập Quốc Hội, lúc này 70 ghế đối lập chỉ còn 20 ghế, 50 ghế bỏ trống vì người bị giết, bị bắt, hoặc bỏ trốn, lập chính phủ Liên Việt.

3-11-1946: Chính phủ mới ở HàNội của VM

5-12-1946: lính Lê Dương 700 người đổ xuống Đà Nẵng.

9-11-1946 Thủ tướng Nam Kỳ Nguyễn văn Thinh treo cổ  tự tử ( treo cổ trên quả đấm cửa sổ ) vì bất lực trước sự hoành hành của VMCS tại miền quê lục tỉnh, uỷ viên Pháp mới ở Nam kỳ là Torel thì đổi ý theo khuynh hương thống nhất Nam Bắc với chế độ quân chủ thân Pháp. 15-11 Đại tá Nguyễn văn Xuân quyền Thủ tướng.

Tháng 11-1946: nhiều trận đụng độ giữa quân Pháp và quân VM ở Hải Phòng và Lạng sơn. Trận Hải phòng với 2500 quân Pháp với 3 tầu chiến bắn vào khu bến tầu Hải Phòng, hàng trăm người chết, nguyên nhân là Pháp muốn giữ quan thuế, ngoại thương thành phố cảng.

25-11-1946: chính quy Vệ Quốc Đoàn  VM bắt đầu rút khỏi Hà Nội-Chính phủ cũng rút về Vạn Phúc Hà Đông ngoại thành Hà Nội.Chỉ còn hơn 8000 Tự vệ gồm thanh niên học sinh sinh viên hướng đạo Hà nội lập công sự kháng Pháp ngày 17-12-1946.

19-12-1946 : lệnh Toàn quốc kháng chiến và tổng tấn công vào 8g tối bị hoãn vì có tin Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp Moutet tới VN. Một số Tự vệ thành không nhận được tin hoãn vẫn phá nhà máy điện, súng nổ, xông vào nhà người Pháp đánh giết. Võ Nguyên Giáp lại ra lệnh tổng tấn công vào lúc 9g tối, mà không có 3 sư đoàn chính quy, chỉ có Tự vệ thành can trường giữ được Hà Nội 2 tháng, sau nhờ hành lang phố Tầu ra Bờ sông Hồng rút đi ngày 17-2-1946. Quân Pháp, hơn 4000 lính, chiếm Hà Nội, bắt giam Nguyễn Xuân Chữ, Hoàng Xuân Hãn, Phạm Khắc Hoè…
Cũng đêm hôm 19-12 các nơi như Hải dương, Huế, Đà nẵng, Bắc ninh, Nam định…cũng nổi dậy đánh đồn Pháp. Tự vệ Huế giữ Huế 46 ngày, Nam định giữ được đến 11-3-1946. Quân Pháp tuy ít nhưng thiện chiến, có khí giới, đánh thắng và chiếm luôn các tỉnh, trừ Vinh, Pháp chỉ có 7 lính giữ phi trường nên họ được lệnh đầu hàng VM.

21-12-1946 Nguyễn Bình tấn công mạnh ở Nam kỳ.

​***​


28-1-1947 Nhóm Pháp Pignon, Torel, Cousseau đưa ra giải pháp Bảo Đại, qua Hồng Kông liên lạc với Cựu hoàng, tiến tới chính phủ Quốc gia sau này. Trong khi ấy, cuộc kháng chiến của VM bắt đầu trên toàn quốc với 60,000-75,000 quân ( và rất nhiều quân tự vệ) trước 68,000 quân Pháp (sau này thêm 135,000 quân bản xứ VN).

1947 : đầu năm, Pháp tổ chức 3 cơ quan hành chánh an dân ở 3 Kỳ. Bắc với Trương Đình Chi –Đặng Hữu Chí, Trung với Trần Văn Lý, Nam với Lê Văn Hoạch.

Tháng 2-1947: VM cử Phạm Ngọc Thạch ( cùng bà Mộng Điệp) sang HK  thuyết BĐ đừng đi với Pháp.

15-5-1947: Cao Uỷ Bollaert diễn văn về lợi ích Liên Hiệp Pháp, độc lập mà liên lập ( L’independance dans l’interdependance)

7-12-1947 và 5-6-1948: tại vịnh Hạ Long BĐ ký hiệp ước với Pháp, thành lập Quốc gia VN độc lập thống nhất trong liên hiệp Pháp

Tháng 8-1947: gặp lại TTKim, BĐ nói ngay : Chúng ta già trẻ mắc lừa bọn du côn ! ( xem thế BĐ còn minh mẫn hơn cụ đồ TTKim , làm thủ tướng mà nghe theo bọn du côn xúi vua thoái vị ! BĐ còn viễn kiến : không chừng TGThạch cũng có ngày cuốn gói chạy đấy !)- OSS cũng gặp BĐ xác nhận ủng hộ viêc chống CS.

8-5-1947: thư TTKim gửi HXHãn : tôi biết việc chống Pháp chỉ có VM mới làm nổi, chỉ tiếc họ quá thiên về chủ nghĩa CS…lừa dối xảo quyệt đủ đường…nhưng bảo một con chó sói trở nên con cừu, thì có thể được không ?...

20-5-1948 :  giới cầm quyền, các đảng phái quốc gia…bầu thiếu tướng Ng Văn Xuân tại SG làm ThủTướng Chính phủ lâm thời, lập nội các 1-6-1948 với sự đồng ý của BĐ, cờ vàng ba sọc đỏ, quốc ca Tiếng gọi Sinh viên. Tổng trấn Nam Trung Bắc là Trần văn Hữu, Phan văn Giáo, Nghiêm Xuân Thiện.

8-3-1949: BĐ ký hiệp ước với TT Pháp tại điện Élysée long trọng trao trả Nam Kỳ cho VN ( sau 89 năm thuộc địa Pháp) Quốc gia VN độc lập thống nhất trong Liên Hiệp Pháp. ( thành công hơn hẳn thất bại của hội nghị Đà Lạt và Fontainebleau do VMCS bầy ra), Hoa Kỳ chúc mừng.

24-4-1949: BĐ về nước

4-6-1949:  TT Pháp V.Auriol công nhận VN thống nhất (năm sau Quốc Hội Pháp mới phê chuẩn )

14-6-1949: BĐ và Cao Uỷ Pignon trao đổi văn kiện Elysée

1-7-1949: Chính phủ lâm thời QGVN với Quốc Trưởng BĐ và Thủ tướng Nguyễn văn Xuân

Cuối 1949: CS Tầu chiếm cả nướcTầu- Tưởng giới Thạch di tản với 600,000 quân ra Đài Loan, Tầu Cộng tiến đánh nhưng bị thua.
VM CS kháng chiến chống Pháp được hỗ trợ mạnh của Tầu Cộng-Nga sô
QG VN được Mỹ ủng hộ, trong chủ trương Đông Nam Á không CS.

21-1-1950: Chính phủ Nguyễn Phan Long (Cao Đài), Quốc gia VN  được Mỹ, Anh thừa nhận 2/1950

15-4-1950: BĐ ký sắc lệnh lập Hoàng Triều Cương Thổ gồm Cao Nguyên Bắc Bộ và Cao Nguyên Nam Trung Bộ trực thuộc BĐ.

5-11-1950:lập quân đội Quốc gia, lập trường Võ Bị Liên Quân Đà lạt

7-9-1951: Thủ tướng Trần Văn Hữu xác định tại hội nghị quốc tế San Franscisco Hoàng sa Trường sa thuộc đất nước VN

1-10-1951: Lập 4 Sư đoàn quân đội QGVN. Trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức-Nam Định

25-6-1952: Tân chính phủ Nguyễn Văn Tâm.

10-10-1953: Quốc Dân Đại Hội khoảng 200 vị họp tại Saigòn bầu TTKim làm chủ tịch, Trần văn Ân làm Tổng Thư Ký, đòi VN độc lập không gia nhập LHPháp và sẽ ký hiệp ước đồng minh với Pháp, bình đẳng.

4-5-1954: TT Pháp Laniel và TT Bửu Lộc ( lập tân chính phủ 11-1-1954) long trọng ký kết VN độc lập hoàn toàn trong khối dân chủ tự do Liên Hiệp Pháp hoàn tất hiệp định Elysee. Đây là công nghiệp cuối cùng của Quốc trưởng Bảo Đại đạt được cho quốc gia dân tộc.

Tạm ngưng tại đây
Hạ Long Bụt sĩ
8-2012 cập nhật 8-2014

_________________________

Tham Khảo chính :

- Phạm Cao Dương : Những Nỗ Lực của Cựu Hoàng đế Bảo Đại-Diễn Đàn Thế Kỷ 5-tháng 2-2013
- Hoàng Cơ Thuỵ : Việt sử Khảo Luận- bộ sử đầy đủ chi tiết nhất về thời 1940-1975. Paris 1992 Tập 9-10-11với thủ bút tác giả 1998-Sau TTKim, Phạm Văn Sơn…, tác giả là người có học vấn cao, kinh nghiệm già, khởi viết năm 70 tuổi. Là một Luật sư, ông phân tích rõ ràng các điểm lợi hại của các hiệp ước, hiệp định ngoại giao…mà các sử gia khác khó làm được.
- Trần Trọng Kim-Một Cơn Giáo Bụi 1969.
- Histoire du Việt Nam-Philippe Devillers
- Phạm Quỳnh-Hồi ký- Hoa Đường Tuỳ bút-Sợi Chỉ Thiêng Liêng
- Phạm Văn Sơn-Việt Sử Tân Biên.
- Hoàng Văn Đào-VNQDĐ-1970
- Bảo Đại-Hồi Ký Con Rồng Việt Nam-1990 Xuân Thu
- Bảo Đại-Trần Gia Phụng-Non Nước xb Toronto 2014
- Các Hồi ký của Phạm Khắc Hoè(1983,) Nguyễn Xuân Chữ, Huỳnh văn Lang, Vi Thanh, Phạm Văn Liễu, Phạm Duy vv và vv
- Wikipedia, Google…tra cứu các nhân vật và biến cố liên hệ vv ..vv Khi ông HCM hỏi tại sao viết thư cho TT Mỹ Truman mà không đựơc trả lời, luật sư Phan Anh ( lúc đó theo VM) giải thích vì chính phủ VM không hợp hiến hợp pháp. Có lẽ vì thế VM phải mời Vĩnh Thuỵ BĐ làm Cố vấn tối cao để lấy uy tín.

1 nhận xét:

  1. Nặc danh11/9/14 19:34

    Địa chủ, tài sản của họ, không phải cướp mà có, tại sao cướp của họ chia cho người khác là một cuộc cách mạng. Xử bắn 172008, chết trong lao tù cộng sản 500.000 người vô tội. Hồ Chí Minh nói phóng tay nâng địa chủ lên 5-7%, lúc bấy giờ nông dân miền Bắc cũng vào khoảng 10 triệu, như vậy có khoảng 700.000 người vô tội bị giết. Đó là một tội ác diệt chủng đồng bào, hơn 4000 năm lịch sử chưa khi nào người dân vô tội lại bị giết nhiều như vậy. Yêu nước, trước nhất phải yêu dồng bào. HCM và cộng sản không phải là người yêu nước

    Trả lờiXóa