Nguyễn An Dân
20-9-2014
Nhân đọc bài viết của ông Lê Nguyên Hồng trên diễn đàn BBC
“Các Tổ Chức Dân Sự Việt Nam: “Tốt Hay Xấu”, cũng như nhìn lại tiến trình vận động
dân chủ trong cộng đồng Việt Nam nên tôi cũng xin có đôi dòng ý kiến tham gia
trình bày
Trước nhất, cần phải nhìn nhận một vấn đề là Xã Hội Dân Sự
và Dân Chủ Pháp Trị là một nhu cầu chính đáng xuất phát từ thực tiễn phát triển
của dân tộc và đất nước. Đảng Cộng Sản đang cầm quyền, dù muốn cũng không thể
đàn áp mãi được, cho dù họ có xây thêm nhà tù và song song là từ chối nhận vốn
vay-viện trợ-hợp tác kinh tế “kèm điều kiện nhân quyền” của tư bản phương Tây.
Lúc này, sự bàn thảo góp ý để tiến trình dân chủ sắp đến đi
đúng hướng là cần thiết. Lưu ý về đảng cầm quyền dùng các bài bản an ninh trấn
áp như ông Lê Nguyên Hồng nêu ra là cần thiết cho các hội đoàn dân sự độc lập.
Dân chủ tập trung và tập trung dân chủ
Theo tôi, “dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư sản” theo đảng cầm
quyền đang áp dụng là như sau
1/ Đảng viên được
góp ý, nhưng quyết định do Trung ương đảng (hoặc Bộ Chính Trị, cũng có khi là
quyết định cá nhân của vị nào đó trong Bộ Chính Trị)
2/ Đảng viên bỏ
phiếu tín nhiệm đại diện hay lãnh đạo (bí thư) nhưng danh sách ứng viên do
Trung ương đưa xuống.
3/ Ngoài xã hội là
“đảng cử dân bầu”. Toàn dân bỏ phiếu nhưng không được tự ứng cử, danh sách ứng
viên phải do đảng cử, Mặt trận thông qua, dân chọn. Nhân dân không được lập hội
đoàn và có tiếng nói riêng, tất cả phải do đảng hay bộ phận của đảng lập ra;
Đó là các biểu hiện
tiêu biểu hình thái “dân chủ tập trung” của đảng cầm quyền áp dụng trong nội bộ
cũng như các hội đoàn do họ lập ra. Dần dần vì nhu cầu dân chủ trong chính nội
bộ, đảng tiến bộ hơn chút dù còn nửa vời. Đảng tiến từ “tập trung dân chủ” sang
“dân chủ tập trung”. Đó là trước đây mọi việc do trung ương quyết định rồi đưa
xuống các đảng bộ và đảng viên có ý kiến thêm vào và thực hiện. Hiện nay toàn
thể đảng viên có thể góp ý đưa lên trung ương, trung ương chọn lọc, quyết định,
xong đưa xuống để thông qua và thi hành. Đảng cộng sản áp đặt toàn xã hội cũng thế, đều
là “dân chủ tập trung”.
Những chuyện lùm xùm
vừa qua trong Hội Nhà Báo Độc Lập, suy cho cùng chính là do họ đang thực hiện
theo cách “dân chủ tập trung” khi các quyết định do Ban Chủ Tịch đưa ra, các hội
viên góp ý cũng không được tiếp thu và chú trọng (Các góp ý theo tôi là đúng đắn-thiết
thực của các ông Hà Sỹ Phu, Mai Thái Lĩnh, Lê Ngọc Thanh…khi còn là hội viên).
Tiêu biểu nhất của hình thái “dân chủ tập trung” trong Hội này là về quyết định
khai trừ ông Ngô Nhật Đăng ra khỏi Hội, sau khi Ban Chấp Hành đưa ra bỏ phiếu
toàn thể. Với 18 hội viên ủng hộ giữ lại Ngô Nhật Đăng cùng 2 người ủng hộ giữ
luôn tư cách ủy viên quản trị-tổng cộng 20 người, 19 người ủng hộ khai trừ, 12
phiếu không có ý kiến. Kết quả đó cho thấy các ý kiến đề nghị giữ ông Đăng là hội
viên là đa số, nhưng Ban Chủ Tịch vẫn quyết định khai trừ ông Đăng dù đó chỉ là
ý kiến của thiểu số. Như vậy về sau quần chúng có còn tin tưởng Hội Nhà Báo Độc
Lập sẽ dân chủ hơn Hội Nhà Báo do đảng lập ra ?
Trong tương lai không chỉ có Hội Nhà Báo Độc Lập mà sẽ còn
các đoàn thể hội nhóm dân sự-dân chủ khác ra đời. Cần chú ý để làm sao tránh được
tiền lệ này. Không thì nguy cơ một tổ chức dân sự bị quần chúng chối bỏ là có
thể, khi quần chúng nhận định “họ nói là đấu tranh dân chủ, nhưng bản thân và tổ
chức của họ hành xử không khác gì các tổ chức của đảng”. Hệ lụy tiếp theo là
thay vì cùng tham gia tranh đấu, quần chúng thờ ơ và chỉ trích y như đang chỉ
trích đảng cộng sản.
Dân chủ chủ pháp trị và dân chủ tham gia
Năm 2013 đến nay, nhiều tổ chức dân sự đã ra đời ở Việt Nam,
tôi xin góp ý cho các tổ chức đó và các tổ chức sẽ ra đời một số ý kiến, hầu qua đó họ có thể lớn mạnh và
thu hút quần chúng hơn:
1/ Mỗi tổ chức cần
có Quy chế sinh hoạt trong đó qui định các phương thức sinh hoạt, các cơ cấu điều
hành tổ chức; quyền hạn Ban Đại Diện hay Ban Điều Hành hay Ban Phối Hợp (không
nên gọi là Ban Chủ tịch) , những vấn đề gì cần lấy ý kiến toàn thể thành viên những
vấn đề gì Ban này có quyền đại diện tổ chức lên tiếng trước công chúng, khi có
vấn đề lớn (tranh chấp hay mâu thuẫn) thì giải quyết thế nào…thủ tục tu chỉnh
Quy chế, cơ chế bảo đảm thực thi Quy chế...
2. Các thủ tục bầu
cử, bỏ phiếu, những vấn đề nào cần 2/3 số phiếu, cần quá bán số phiếu (thí dụ
trục xuất hội viên, khai trừ hội viên sáng lập có công lao đóng góp từ đầu…), vấn
đề nào cần bao nhiêu thành viên hiện diện bỏ phiếu thì cuộc bỏ phiếu đó mới có
giá trị.....
3. Trong cơ cấu ban
đại diện cần có ít nhất 2 cơ cấu độc lập, một để điều hành, phối hợp công việc
nội bộ, và một để kiểm soát và duy trì việc thực thi đúng qui chế, quy chế phát
ngôn nhân…
Một số gợi ý trên chính là hình thái của pháp trị (tổ chức vận
hành theo quy chế) và dân chủ tham gia (hội viên có quyền lực trong việc thông
qua quy chế và tham gia sinh hoạt chung). Điều này góp phần cân bằng và kiểm
soát quyền lực (check and balance) để ngăn chặn mọi hình thức độc tài, tránh việc
độc tài núp danh dân chủ. Quy chế sinh hoạt rõ ràng như trên có thể làm uy tín và sự lớn mạnh của tổ chức tăng
thêm, thu hút nhiều hội viên, và sinh hoạt của hội đoàn dân sự được phát triển.
Quan trọng hơn, để tổ chức dân sự ngày càng tiêu biểu cho sinh hoạt thực sự dân
chủ..
Trước khi nói đến thể chế dân chủ pháp trị thì cần chú trọng
cho quần chúng quen dần với các giá trị của dân chủ pháp trị và người tranh đấu
cần tiên phong trước nhất. Nên thấy mục đích của việc vận động áp dụng dân chủ
pháp trị là để bảo vệ và thực hiện được sinh hoạt nguyên tắc dân chủ chân chính
đúng nghĩa "của dân, do dân và vì dân”. Áp dụng tinh thần dân chủ pháp trị
(thay cho nhân trị-đảng trị), dân chủ tham gia, có sự tự giác tự chủ (nhân chủ)
của thành viên, chính là cơ chế tốt nhất nhằm ngăn chặn việc thao túng hội đoàn
theo tư duy thiểu số của một số cá nhân, nhóm trong đó...Mục đích cuộc vận động
dân chủ pháp trị cần xem rộng như thế, là những bước thực tập cần thiết, chuẩn
bị cho chế độ và xã hội dân chủ chân chính có toàn dân tham gia.
Không có pháp trị (rule of law), luật pháp không được mọi
người tôn trọng. Điều này có thể thấy rõ ở đảng cầm quyền hiện nay đang áp dụng
đối với đất nước khi hay có việc “xử quan nhẹ hơn xử dân”. Nếu quy chế sinh hoạt
dân chủ công bố ra không được chính các lãnh đạo hội đoàn dân sự tôn trọng và
thực thi thì mọi hô hào dân chủ chỉ là giả hiệu như dân chủ kiểu cộng sản (dân
chủ tập trung). Đối với hội đoàn thì pháp trị là Quy chế và cơ chế bảo đảm thực
thi Quy chế. Đối với quốc gia thì pháp trị là Hiến pháp, Tòa Bảo Hiến, các đạo luật và hệ thống tòa án độc lập và
chuyên nghiệp…Trong cả hai trường hợp đều có tính trọng pháp (thượng tôn luật
pháp), bất kể ai đều phải tôn trọng luật pháp, kể cả các lãnh đạo đảng cầm quyền
(tôn trọng Hiến pháp), cũng như Chủ tịch hội (tôn trọng Quy chế), nếu vi phạm đều
bị xử trị.
Nếu phe dân chủ thực sự áp dụng tinh thần pháp trị (rule of
law) này trong lề lối sinh hoạt của mình, tôi nghĩ rằng dù đảng cầm quyền có dùng
an ninh hay các nghiệp vụ cài cắm, cuối cùng tệ nhất họ cũng chỉ dùng đàn áp để
làm nó tan rã (và sau đó sẽ bị dư luận lên án) chứ không cầm nắm nó được, vì hệ
thống tuân thủ và thực thi quy chế làm bộc lộ và ngăn chặn ý đồ đó. Theo tôi,
chúng ta có thể không cho ra đời tổ chức dân sự, còn hơn chúng ta hình thành nó
rồi để an ninh bảo vệ đảng cầm nắm (nguy hiểm cho quần chúng hơn) như ông Lê
Nguyên Hồng cảnh báo.
Trước khi nói đến việc tranh đấu là để góp tay xây dựng nền
dân chủ cho đất nước, cần góp tay xây dựng dân chủ trong chính tổ chức của mình.
Một đoàn thể-tổ chức có vài chục thành viên mà còn không áp dụng tinh thần dân
chủ pháp trị đúng nghĩa được, thì lấy gì để quần chúng tin rằng chúng ta sẽ làm
được điều đó trên bình diện quốc gia ?
Kết luận
Chế độ đảng cộng sản toàn trị đã ngự trị vào cách tư duy và
sinh hoạt của người dân và của toàn xã hội trải qua nhiều thế hệ (69 năm cho đến
nay). Hiện nay theo quá trình giao lưu quốc tế, người dân có cơ hội tiếp cận với
quốc tế không cộng sản, bắt đầu nhận ra sự khác biệt giữa chế độ cộng sản và chế
độ tự do dân chủ. Tuy nhiên vì chỉ tiếp cận qua sách vở hay trên mạng chưa được
trải nghiệm nhiều qua thực tế trong nếp sống và sinh hoạt dân chủ nên dễ quay trở
lại với cách tư duy và sinh hoạt không thật sự dân chủ, không thật sự tôn trọng
dân chủ pháp trị đúng nghĩa.
Điều này hầu như có thể thấy ở mọi người, dù mức độ có thể
ít nhiều khác nhau, tùy môi trường chính trị-xã hội trong hay ngòai nước, và
tùy độ tuổi. Nguyên nhân vì, do nhiều lý
do khác nhau, trong đó có việc nước ta chưa bao giờ có được chế độ thật sự dân
chủ pháp trị và toàn dân tham gia, kể cả miền Nam trước 1975, dù đã được hưởng
tự do dân chủ hơn miền Bắc.
Người dân chủ, cả trong và ngoài nước, cần tìm cách thực hiện dân
chủ pháp trị chân chính ngay trong suy nghĩ và sinh hoạt hàng ngày, cũng như
trong mỗi đoàn thể của mình . Cứu cánh (dân chủ pháp trị) phải nằm ngay trong
phương tiện (thực thi dân chủ pháp trị ở chính mình và trong tổ chức mình tham
gia). Không thể đem cứu cánh (dân chủ pháp trị) biện minh cho phương tiện (hành
xử độc tài) trong quá trình xây dựng các tổ chức dân chủ và dân sự độc lập.
Dùng
cứu cánh (thiên đường XHCN) để biện minh cho phương tiện (độc tài cộng sản),
chính là sai lầm khởi nguồn của chủ nghĩa cộng sản. Người tranh đấu nếu một khi
sa vào lề lối này, sẽ tự cô lập mình khỏi quần chúng đang cần dân chủ pháp trị
đích thực, và như thế thì tranh đấu với ai và thắng được ai ?
Nguyễn An Dân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét