Tri Nhân Media

CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH ĐIỀN ĐỊA CỦA TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM

Trong 20 năm (1955-1975), chính phủ miền Nam: Việt Nam Cộng Hòa đã thực hiện 2 lần cải cách đièn địa:- Cuộc cải cách điền địa lần thứ nhất do Tổng Thống Ngô Đình Diệm thực hiện (1955-1963)

CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT MIỀN NAM

Khác hẳn chính sách cải cách ruộng đất miền Bắc, chế độ miền Nam đặt lên ưu tiên hàng đầu chính sách tư hữu hoá ruộng đất cho tất cả tá điền, mỗi gia đình làm chủ thật sự một mãnh ruộng tư hữu. Trong 20 năm (19551975), chính phủ miền Nam đã thực hiện 2 lần cải cách điền địa:

- Cuộc cải cách điền địa lần thứ nhất do Tổng Thống Ngô Đình Diệm thực hiện (1955-1963)
- Cuộc cải cách điền địa lần thứ nhì do Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chủ trương (1967-1975)

I - CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH ĐIỀN ĐỊA CỦA TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM

Trở thành Thủ tướng dưới chế độ quân chủ của Hoàng đế Bảo Đại (7-7-1955), Ông Ngô Đìhh Diệm khẩn trương, sau Hiệp định Genève được ký kết, ban hành 2 Dụ (số 2 và sổ 7) đánh dấu bước đầu của chính sách cải cách điền địa. Dụ sô' 2 và Dụ số 7 nầy thiết lập quy chế tá canh (22) gồm các điều khoản chủ yếu như sau:

- Địa tô: Cho đến cuối năm 1955, miền Nam không hề áp dụng thủ tục ký hợp đồng cho thuê mướn ruộng đất canh tác. Thường thường có sự thỏa thuận bằng miệng giữa chủ điền và tá điền. Chiếu theo quy luật cung và cầu, chủ điền áp đặt các điều kiện khắc khe bất lợi cho tá điền. Địa tô chẳng hạn thường thật cao, từ 40% (ở môt số tỉnh miền Tây đồng bằng sông Cửu Long còn thưa đân) đến 60% vụ lúa thu hoạch (ở các tỉnh trung ương thuộc đồng bằng sông Cửu Long, bị áp lực nhân mãn). Từ khi quy chế tá canh được ban hành, địa tô nầy được giảm bớt phân nửa:
* 15% vụ lúa thu hoạch (trường hợp ruộng cho một vụ mỗi năm).
* Từ 15% đến 25% vụ lúa chánh thu hoạch, đối với các ruộng lúa cho 2 vụ mỗi năm.

- Thời gian cho thuê ruộng đất. Thời gian cho thuê ruộng đất được quy định là 5 năm (thay vì 2-3 năm hoặc 5 năm truớc kia, tùy theo tỉnh). Hợp đồng đuơng nhiên được tái ký giữa chủ điền và tá điền. Tá điền có thể xin hủy bỏ tái ký hợp đồng, nhưng phải thông băo cho chủ điền biết trước 6 tháng. Chủ điền cũng có thể từ chối, không tái ký hợp đồng, với điều kiện là phải thông báo cho tá điền biết truớc 3 năm.

- Trường hợp ruộng đất bị bỏ hoang. Diện tích ruộng lúa bị bỏ hoang trong thời kỳ chiến tranh giành độc lập (không có chủ điền hiện diện nhìn nhận quyền sỡ hữu) được ước lượng khoâng 500.000 ha. Những ruộng lúa nầy một phần lớn thuộc quyền sở hữu của các trung điền chủ (từ 5 đến 10 ha) và đại điền chủ (từ 50 ha trở lên). Họ phải rời bỏ nông thôn để tránh quân “kháng chiến” Việt Minh (Cộng sản) khủng bố. Họ sống tỵ nạn ở các thành phố. Một sô' người thuộc 2 thành phần chủ điền nầy trở thành công chúc, và một số khác hành nghề tư do (thuơng nghiệp, ngân hàng, bảo hiểm, xuất nhập cảng vv...). Nếu họ không có mặt tại chổ, lúc chính quyền địa phuơng kiểm kê ruộng- đất, thì đương nhiên ruộng đất nầy thuộc quyền sở hữu quốc gia. Chính quyền địa phương sẽ cấp phát không cho tá điền.

Một năm, sau khi áp dụng quy chế tá canh, Tổng Thống Ngô Ðình Diệm (trở thành tổng thống VNCH) ban hành Dụ số 57 ngày 22-10-1956, thiết lập chính sách cải cách điền địa. Sau dây là các điểm chính (23):

- Số diện tích đất tư hữu được quyền giữ lại.Mỗi điền chủ được quyền giữ tối đa 100 ha ruộng lúa, trong số nầy 30 ha được phép trực canh, và 70 ha phải cho tá điền thuê, đúng theo quy chế tá canh.

- Bồi thường thiệt hại. Ðiền chủ bị truất hữu được chính phủ bồi thuờng thiệt hại một cách công bằng và thỏa đáng:

• 10% trị giá ruộng đất bị truất hữu đuợc trả ngay bằng tiền mặt.
• 90% được trả trong thời hạn 12 năm, dưới hình thức là trái phiếu được chính phủ bảo đảm, với lãi suất là 3% mỗi năm. Đương sự có thể sử dụng trái phiếu nầy để trả thuế điền thổ hoặc mua các chứng khoán của các xí nghiệp quốc doanh.


- Bán lại truất hữu cho tá điền.Ruộng bị truất hũu được chính phủ bán lại cho các tá điền (mỗi gia đình được quyền mua lại tối đa 5 ha) và họ phải trả cho nhà nước trong 12 năm (vốn và lãi). Giá tiền ruộng đất bằng với giá tiền thiệt hại mà chính phủ trả cho chủ điền, khi truất hữu ruộng đất của họ. Theo Bộ Canh Nông, thì có 1.085 đại điền chủ (có trên 100 ha) bị truất hữu bởi Dụ số 57, và số diện tích ruộng đất truất hữu đạt 430.319 ha (24). Ngoài ra, cần thêm vào đấy 220.813 ha ruộng đất của Pháp kiều (chiếu theo Hiệp Ðịnh Việt-Pháp được ký kết ngày 11-9-1958), như vậy, tổng số diện tích ruộng lúa được truất hữu lên đến 651.182 ha. Sô' tá điền được hữu sản hóa ruộng đất (từ 1957-1963) đạt 123.198 nguời, cộng thêm vào đấy 2.857 tá điền khác đã trực tiếp thỏa thuận mua lại các đại điền chủ ruộng lúa của họ, đưa tổng số tá điền được hữu sản hóa ruộng đất lên thành 126.050 tiểu điền chủ (duới 5 ha), với tổng sô' diện tích truất hữu là 252.218 ha.

Chúng ta có thể đưa ra một vài nhận xét dưới đây:

       - Mặc dù bị truất hữu, giới điền chủ giàu có tỏ ra hài lòng. Thật vậy, trong thời chiến tranh giành độc lập, một phần lớn các trung điền chủ (5-10 ha) và đại điền chủ (50 ha hoặc nhiều hơn nữa) phải rời bỏ nông thôn. Họ phải bỏ hoang ruộng đất, nhà của v.v... Tài sản của họ bị xem như là đã mất. Vì họ vắng mặt, nên Việt Minh xung công ruộng đất của họ, chia ra thành nhiều lô và phân phát không cho các tá điền. Ðịa tô bị hủy bỏ. Quy chê' tá canh và Dụ số 57 khôi phục lại quyền sở hữu ruộng đất của trung và đại điền chũ, do dó, họ được quyền thu địa tô và lãnh tiền bồi thuờng thiệt hại khi bị truất hữu. Hơn nữa, giới dại điền chủ còn được quyền giữ lại 100 ha, mà lợi tức mỗi năm (nhờ thâu địa tô) thừa nuôi sống họ một cách thoải mái. 

       - Tá điền cũng không chống đõi chính sách cải cách điền địa của Tổng Thống Ngô Đình Diệm Diệm. Thật vậy, chiếu theo quy chê' tá canh, tất cả nông dân đã trồng trên mảnh ruộng do Việt Minh cấp phát trong thời chiến, đều có quyền tiếp tục canh tác trên mảnh ruộng nầy, với điều kiện phải trả địa tô. Như vậy, quyền tá canh của họ vẫn được chính phủ nhìn nhận và bảo đảm.

       - Ðịa tô được giảm hơn 50% so với thời kỳ thuộc địa, như thế rất có lợi cho tá điền. Hơn nữa, Dụ Số 57 tạo cho tá điền một cơ hội tốt để trở thành tiểu điền chủ. Song song với cải cách điền địa, Tống Thống Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách được gọi là “dinh điền” và “khu trù mật”, nhằm mục đích:

        - Giải quyết công ăn việc làm cho 850.000 đồng bào miền Bắc di cư vào Nam tỵ nạn Cộng sản.
        - Giải quyết nạn thất nghiệp hoành hành các đồng bằng duyên hải Trung phần Việt Nam.

Nhiệm vụ thực hiện các trung tâm dinh điền và các khu trù mật được giao phó cho Phů Tống ủy Dinh Ðiền. Nhờ sự viện trợ kỹ thuật và tài chánh dồi dào của Hoa Kỳ, Pháp, Tố Chức Sức Khỏe Thê' Giới (OMS), Phủ Tổng ủy Dinh Điền thực hiện trong một thời gian ngắn ngủi (1957- 1961) 169 trung tâm tái định cư (trong số nầy, có 25 Khu Trù Mật, tất cả đều tập trung trên đồng bằng sông Cửu Long). Diện tích đất trồng được khai hoang hay được tái canh tác đạt 109.379 ha (26). Các trung tâm tái định cư nầy đã tiếp nhận 50.080 gia đình, tính ra có đến 250.000 người tái định cư ở những nơi nầy.

       • Các Trung tâm Dinh Điền là những làng mạc mới được thành lập để đón nhận đồng bào di cư miền Bắc và giới nông dân nghèo khó- của các đồng bằng duyên hải Trung phần Việt Nam di dân đến đây sinh cơ lập nghiệp. Mỗi khu dinh điền tập trung từ 1.000 đến 1.500 dân, có chợ trời, một nữ y tá, một cô mụ đở đẻ, một trường tiểu học có 8 lớp. Trên đồng bằng sông Cửu Long, Phủ Tống Ủy Dinh Điền cấp phát không từ 1 đến 3 ha cho mỗi gia đình định cư, 1 ha đất khẩn hoang tại miền Ðông Nam Phần và trên Cao nguyên Trung Phần. Mỗi gia đình định cư có quyền khẩn thêm đất hoang để đạt đến 5 ha/mỗi gia đình. Sau đó, chính phů cấp phát cho họ một bằng khoán xác nhận quyền sở hữu ruộng đất nầy. Ngoài ra, họ còn được chính phủ trợ cấp lương thực, khoảng 1 năm cho đến khi họ bắt đầu thu hoạch mùa màng đầu tiên. Các nông cụ (cuốc, búa, mác, xẻng, phân bón hóa học...), hạt giống, con giống (gà, vịt) được nhà nước cấp phát không. Quốc Gia Nông Tín Cuộc cho vay tiền lãi suất thấp, để họ có phương tiện tài chánh canh tác, hoặc để mua một con trâu hay một con bò, một con heo nái hoặc heo nọc giống ngoại quốc cho năng suất cao (Yorkshire, Landrace, Duroc Berkshire).

       • Khu Trù Mật là một cộng đồng nông nghiệp được chính quyền thành lập và gom thôn dân vào đãy sinh sống ở những địa phương nào chưa được bảo đảm”. Các thôn dân sinh sống trong những thôn xóm hẻo lánh, xa cách các trục giao thông, do đó, chính phủ không thể kiểm soát được. Trước sự đe dọa của chiển tranh xâm lược miền Bắc, Tổng thông Diệm quyết định tập trung thôn dân sinh sống rải rác vào Khu Trù Mật, để tiện bề kiểm soát họ, đồng thời cô lập họ với “Việt Cộng”, giống như cá thiếu nước không thể sống tồn tại được. Mỗi Khu Trù Mật có khoàng từ 3.000 đến 3.500 dân, có hạ tầng cơ sở giống tựa như trường hợp của một thành phố.

       • Một khu thương nghiệp (với một ngôi chợ xây cất bằng gạch và tiệm buôn bán).
       • Một khu hành chánh (có một chi nhánh bưu điện), xã hội (một bảo sanh viện, một nhà trẻ) và văn hóa (các trường tiểu học và trung học cấp I, một phòng thông tin, nhà thờ và chùa chiền). Các Khu Trù Mật được điện khí hóa. Vị trí của chúng được chọn lựa kỹ lưỡng, hội đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển (đất đai trù phú, gần các trục giao thông).
       • Khu Trù Mật có thể phát triển nông nghiệp, diện tích đăt trồng có thể được nới rộng nhờ khẩn hoang thêm đất mầu mỡ, để trong tương lai, các thể hệ trẻ tấn lên trở thành điền chủ.
       • Khu Trù Mật có thể phát triển thuơng nghiệp và các lãnh vực dịch vụ khác, cũng phát triển các tiểu thủ công nghệ liên hệ với nền nông nghiệp địa phương.
       • Nhờ Khu Trù Mật, chính quyền có thể cải thiện điều kiện sinh sống của thôn dân: cư trú tập trung cho phép chính phủ thực hiện nhiều công trình phục vụ nhân dân, ít dòi hỏi nhiều tư bản đầu tư hơn hình thúc cư trú lẻ tẻ, rải rác (chẳng hạn như công tác thủy nông, điện khí hóa, xây cất trường học, nhà bảo sanh v.v...).
       • Khu Trù Mật là nơi bảo vệ dân chúng chống lại chiển tranh xâm lược của Cộng sản Bắc Việt. Ngoài việc kiểm soát dân chúng trong Khu Trù Mật, chính quyền địa phương còn được trang bị vũ khí cần thiết, để nếu cần, có thể biến Khu Trù Mật thành một “tiền đồn”, ngăn chặn đoàn quân Bắc Việt xâm nhập vào Nam.

Bởi vậy, các Khu Trù Mật thường được thiểt lập tại các địa điểm có tính cách chiến lược, dọc theo biên giới hoặc xung quanh một thành phố lớn, để tạo một vành đai an ninh. Ðồng thời Khu Trù Mật cũng là thị trường tiêu thụ các nông sản và các chế phẩm tiểu thủ công nghiệp. Chính phủ cấp phát cho mỗi gia đình định cư một mảnh đất 3.000m2, để xây cất một ngôi nhà (với vật liệu do chính quyền địa phương cung cấp), một chuồng heo và một chuồng gà. Mỗi gia dình có một mảnh vườn cây ăn trái hoặc một mảnh vườn rau để tự túc mưu sinh.
 
- Thành lập Quốc Gia Nông Tín Cuộc. Ðể yểm trợ chính sách cải cách điền địa, Tổng thống Diệm thành lập Quốc Gia Nông Tín Cuộc, chiếu theo Nghị định sô' 65 DTCC (tháng 4-1957). Ðây là một cơ quan quốc doanh tự trị, có nhiệm vụ phát triển mọi lãnh vực kinh tế nông thôn thôn (nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm ngiệp, tiếu thủ côn nghiệp). Để chổng lại nạn cho vay nặng lãi, Quốc Gỉa Nông Tín Cuộc chẩp thuận cho nông dân vay tiền để làm ruộng một cách dễ dàng, khác hẳn với các cơ quan nông tín của chể độộ thuộc địa trước kia. Căn cứ vào khå năng sản Xuất của nông dân, Quốc Gia Nông Tín Cuộc cho vay nợ mà không đòi hỏi vật thể chấp hay người bảo lãnh:

• Lãi Suất 1% mỗi tháng, nếu nông dân vay mượn ngắn hạn (dưới 18 tháng).
• Lãi Suất 8%/năm, nếu vay trung hạn (18 tháng đến 5 năm).
• Lãi Suất 6%/năm, nếu vay mượn dài hạn (5 đến 15 năm). • Lãi Suất rất thấp chỉ có 5%/năm dổi với các hợp tác xã nông nghiệp.

Trong 9 năm (1955-1963), Quốc Gia Nông Tín Cuộc đã cho vay trong tất cả các lãnh vực nông nghiệp số tiền trên 4 tỷ 600 triệu đồng được phân chia như sau:

• 85% cho vay ngắn hạn, để tiểu điền chủ (1 đến 5 ha) và tá diền có tiền nông làm ruộng.
• 7% Cho vay trung hạn để trồng các; loại cây đa niên.
• 8% Cho vay dài hạn để thực hiện hạ tầng cơ sở như thủy nông hoặc thiểt lập một cơ sở tiểu thủ công nghiệp chẳng hạn.

Quốc Gia Nông Tín Cuộc cũng cho những người tái định cư vay để mua ruộng đất gần nơi cư ngụ để cạnh tác. Các cán bộ Xây dựng nông thôn có nhiệm vụ cô' vấn, hướng dẫn nông thôn áp dụng phương pháp đa cạnh. Ngoài ngành trồng lúa, nhà nước khuyến khích họ trồng các loại cây cho lợi tức cao như dừa, đậu phọng, mía, khoai mì, cây ăn trái, để tạo cơ hội tốt cho giới kinh doanh địa phương phát triển các kỹ nghệ chế biến thực phẩm như dầu ăn, đường, bột khoai mì v.v... Những tiểu thủ công nghiệp nầy tạo công ăn việc làm cho dân tại đây, hảm bớt một phần nào hiện tượng di dân cô truyền từ nông thôn ra thành thị. Nhờ an ninh được vãn hồi trong Khu Dinh Ðiền và Khu Trù Mật, Tổng thống Diệm đã thành công cải thiện trong một khoảng thời gian ngắn ngủi diều kiện sinh sống của giới nông dân nghèo khó:

- Gia dình họ được tư hữu hóa một mãnh đất trồng (từ 1 đến 5 ha).
- Con cái họ có cơ hội cấp sách đến trường, mà trước kia, chúng không hề có dịp may để học hành.
- Ðiều kiện sức khỏe của dân chúng được cải thiện rõ rệt. Các nhóm y tế lưu động viếng thăm có định kỳ các Khu Dinh Ðiền. Nhờ viện trợ kỹ thuật và tài chánh của Cơ Quan Y Tể Liên Hiệp Quốc và các nước bạn (Hoa Kỳ, Pháp), nhiều đoàn y tế có nhiệm vụ rải thuốc bột DTT, đào giếng (để cung căp nước uống), lấp bằng các vùng sình lầy nứoc ứ đọng, để diệt trừ các ô phát sinh ra một vài chứng vài chứng bệnh truyền nhiễm như bệnh sốt rét chẵng hạn, hoặc các bệnh tật khác có tính cách giới hạn trong địa phương. Người ta cũng nhận thấy kỹ thuật cạnh tác và chăn nuôi đạt nhiều tiến bộ ở các Khu Dinh Ðiền và Khu Trù Mật. Nhiều trại nông nghiệp hướng dẫn nông dân. Duới sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cán bộ nông thôn, cày, bừa, trục, máy cày được áp dụng. Nông đân cũng được hướng dẫn áp dụng đa canh, lựa chọn giống cho năng suất cao, Sử dụng phân hóa học thích hợp với từng loại đất trồng và khí hậu ở mỗi địa phương v.v... Chăn nuôi heo ngoại quốc, heo lai giống địa phương cho năng suất cạo được phát triện lần lần, kỹ thuật chăn nuôi nầy được nông dân ở các làng bao quạnh các Khu Dinh Ðiền và Khu Trù Mật noi gương theo. Trao đổi thương mãi giữa các Khu Dinh Ðiền, Khu Trù Mật và thành phố lân cận ngày càng phát triển, vượt khỏi hẵn ra ngoài địa phương. Dần dần, Khu Trù Mật biến đổi, trở thành một thành phô' nhỏ. Nhờ tín dụng lãi suất thấp, những nhà tiểu công nghiệp vay tiền thành lập các tiểu xí nghiệp. Nhiều sinh hoạt xưởng chữa xe, máy cày, trạm bán thuôc tây v.v... mọc lên như nấm. Từ năm 1961, Tổng Thoiongs Ngô Đình Diệm quyết định biến đổi tất cå các làng mạc cổ truyền thành “ấp chiển lược”, theo kiểu của các Khu Dinh Điền. Trong bản thông điệp của Tổng Thống Ngôi Đình Diệm được chuyển đến Quốc Hội (1-10-1962), Ông cho biết là “thôn dân sinh sống an toàn trong 5.758 Ấp Chiển Lược, với tổng số dân lên đến 9.253.000 nguời” (26).

Khi thực hiện quy chế tá cành và cải cách điền địa, kèm theo chính sách dinh điền và khu trù mật Tổng Thống Ngô Đình Diệm nhắm mục đích xóa bỏ dần chế độ phong kiến về quyền sở hữu ruộng đất, xóa bỏ dần những bất công xã hội thời thuôc địa. Ông cũng tìm cách nâng cạo dần mức sống của giới nông dân, cô lập dân chúng với Việt Cộng. Trong 9 năm cầm quyền (1955-1956), có 176.130 gia đình nghèo khó thuộc các thành phần tá điền và nông dân tái định cư trở thành tiểu điền chủ từ 1 đến 5 ha ruộng đất trong số nầy:

- 126050 tá điền, với tổng số diện tích là 252.218 ha (chiếu theo Dụ số 57).
- 50.080 gia đình tái định cư với tổng số diện tích là 109.879 ha.

Tổng cộng, 176.180 gia đình nghèo khó, trở thành điền chủ (khoảng gần bằng 20% tổng sô' tá điền miền Nam)' với tổng số diện tích là 361.595 ha. Nhờ kỹ thuật cạnh tác tiến bộ và nhờ sử dụng phân bón hóa học, năng suất ruộng lúa gia tăng: từ 1,4 tấn/ha trong những năm 1950-1954, năng suất nầy đã vọt lên 2t/ha năm 1960-1963. Sư kiện nầy rất có ich lợi cho nông dân và lợi tức củ họ không ngớt gia tăng đều, đồng thời VNCH bắt đầu tái xuất cảng gạo và phó sản: 70.000 tấn năm 1955, 323.000 tấn năm 1963 (được xếp hạng nhì, sau các sản phẩm được xuất cảng). (27)

Mặc dầu kinh tế nông nghiệp được cải tiến, chính sách cảí cách điền địa của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đem lại kết quả khiêm tốn, hạn chế. Số tá điền trở thành chủ điền ít oi. Chỉ có gần 20% được hữu sản hóa, trong khi ấy, trên 80% chưa được thỏa mãn.

Theo nguồn tin chính thức(28), 795.480 gia đình nông dân còn tiếp tục phải trả địa tô cho chủ điền vào năm 1960-1968, với tổng sổ diện tích là 1.331.589 ha (nghĩa là 74% tổng số diện tích ruộng lúa ở đồng bằng sông Cữu Long). Tuy nhiên, nếu ta đặt lại trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, thì ta sẽ thấy rằng chính sách cải cách điền địa của Tổng Thống Ngô Đình Diệm rất thích hợp với hoàn cảnh xã hội và kinh tế. Thật vậy, sau Hiệp định Genève (Tháng 7-1954), Tổng Thống Ngô Đình Diệm phải đối phố với nhiều vấn đề khó khăn:

- Tái xây dựng đất nước sau 9 năm chiến tranh tàn phá.
- Tái định Cư cho 850.000 đồng bào miền Bắc di cư vào nam tỵ nạn Cộng sản.
- Nội chiến vào năm 1955: một vài đảng phái (được lực luợng Bình Xuyên và một vài tôn giáo ( Cao Ðài, Hòa Hảo tích cực ủng hộ) vẫn trung thành với Hoàng để Bảo Ðại, chống đối bằng vũ trang, tìm cách đảo chánh lật đổ chính quyền của Thủ tướng Ngô Ðình Diệm lúc bấy giờ.
- Chiển tranh xâm lược của Cộng sản Hà Nội vẫn đe dọa miền Nam sau Hiệp định Genève.

Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã thắng cuộc nội chiến và hủy bỏ chê' độ quân chủ của Bảo Đại (sau một cuộc trưng cầu dân ý). Chế độ Cộng Hòa đã được ban hành ngày 26-10-1956. Tổng thống Ngô Đình Diệm được lòng dân và nhân cơ hội hòa bình được vãn hồi vào những năm 1956-1960, Ông tìm cách cũng cố quyền hành và tái phát triển nền kinh tế quốc gia.

Chính sách nầy đi song hành với việc tăng cường quân sự, để đối phó lại hiểm họa xâm lược của Cộng sản miền Bắc. Chính hiểm họa nầy mới là mối ưu tiên nhất của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Để đạt chiến thắng trong cuộc chiến tương lai đầy cam go, ông cần tập hợp, thực hiện sự đoàn kết của toàn dân.

Sinh quán tại Quảng Bình (Trung nguyên Trung phần Việt Nam) năm 1903, Tổng Thống Ngô Đình Diệm xuất thân từ một gia đình “quan lạ”i nổi tiếng ở miền Trung. Ông là người sùng đạo Thiên Chúa, được nhân dân miền Trung và đồng bào Công Giáo miền Bắc đi cư vào Nam triệt để ủng hộ. Nhưng Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng cần đến sự ủng hộ của nhân đân đồng bằng sông Cửu Long. Họ chiếm 2/3 dân số' VNCH (29). Bởi Vậy, trong cải cách điền địa, Tổng Thống Ngô Đình Diệm cần phải lưu tâm đến nguyện vọng của nhân dân miền Nam nầy. Trên 4/ 5 diện tích ruộng lúa tập trung trong tay của giới trung điền chủ (5-50 ha) và đại điền chủ (trên 50 ha). Mặc dù thiểu số (72.073 nguời) (30), so với 1 triệu gia đình tá điền, trung điền chủ (65.7 57 người) và đại điền chủ (6.316 nguời) thuộc các thành phần ưu tú của đất nuớc, mà trong số những người nầy, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã chọn các cộng sự viên. Ða số thuộc những người quốc gia, có khả năng, mà Tổng Thống có nhiều tin cậy. Họ trực tiếp lãnh đạo dân, từ trung ưong (các bộ) đến địa phương (tỉnh, quận, huyện, xã-ấp). Tuy nhiên, Ông không thể lãng quên giới nông dân nghèo khó, bị áp bức dưới thời thuộc địa dẫy đầy bất công xã hội. Việt Minh đã biết cách khai thác khéo léo hoàn cảnh nầy, trong thời kỳ chiến tranh giành độc lập (hủy bỏ tá cạnh, phát không ruộng đất cho tá điền ở các vùng “giải phóng”). Nhờ chiến thuật nầy, họ đã thành công lấy cảm tình thôn đân và được họ tích cực ủng hộ. Nhờ đó, Việt Minh đã “chiến đấu” đạt đến thắng lợi. Sau khi đất nước chia đôi năm 1954, nông dân miền Nam vẫn còn giữ lại nhiều kỷ niệm, nhiều cảm tình đối với các lãnh tụ miền Bắc, nhất là “Bác Hồ kính yêu”.

Bởi Vậy, nhiệm Vụ của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm rất tế nhị. Làm sao đã phá huyền thoại Việt Mính? Họ là những người Cộng sản độc tài, khát máu. Họ không bao giờ tôn trọng nhân quyền, tôn trọng quyền sở hữu ruộng đất, trái ngược hẳn những gì họ đã làm, đã thực hiện, trong suốt 9 năm chiến tranh giành độc lập (19/1.5-1954).

Sau Hiệp định Genève, 850.000 đồng bào miền bắc di cư vào Nam tỵ nạn Cộng Sản (1954-1955) và chính sách cải cách ruộng đất đẫm máu của Hồ Chí Minh (1955-1956) đã gây nhiều tiếng vang ở miền Bắc lúc bấy giờ. Mặc dù thế, chính phů Sàigòn đã không thành công đã phá huyền thoại Việt Minh, không thành công thuyết phục nhân dân miền Nam về hiểm họa Cộng sản. Họ không tin hoặc không muốn tin. Ðể đối phó lại Cộng sản miền Bắc trên phương diện chính trị, Tổng thống Ngô Đình Diệm hành động ngược lại. Nhưng làm thế nào tạo điều kiện thuận lợi để tá điền trở thành chủ điền thật đông đảo, mà không gây nhiều thiệt hại và sự bất mãn của các đại điền chủ, vì ruộng đất họ sẽ bị truất hữu. Họ lại là thành phần quốc gia, là cộng sự viên đắc lực của Tổng thống Ngô Đình Diệm?

Vì đặc biệt lưu tâm đến vấn đề đoàn kết quốc gia, nên Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã áp dụg chính sách cải cách điền địa ôn hoà, một sự chọn lựa thận trọng. Chỉ một thành phần nhỏ bé thuộc giới đại điền chủ bị truất hữu thôi (các đại điền chủ có trên 100 ha): 2.035 bị truất hữu, nghĩa là 82% tổng số đại điền chủ có trên 50 ha. Trong 3 năm cuối cùng cầm quyền (1960-1963), Tổng Thống Ngô Đình Diệm rất khó thi hành chính sách cài cách điền địa, Vì chiển tranh du kích không ngớt gia tăng. Bằng bất cứ giá nào, Việt Cộng cũng tìm cách phá hoại, đánh bại chuơng trình cài cách điền địa của Tống Thống Ngô Đình Diệm, nhằm mục đích ngăn chặn, không để ông cũng cố quyền hành ở miền Nam:

- Cấm tá điền làm đơn xin mua ruộng đất truất hữu.
- Cấm tá điền ký hợp đồng với chủ điền, chiếu theo quy chế tá canh của Tổng thống Diệm.
- Hủy bỏ địa tô.
- Ám sát cán bộ và chuyên viên nông thôn, đặc trách hướng dẫn áp dụng thì hành quy chẽ tá canh và cài cách điền địa.
- Phá hoại các nông thôn kiểu mẫ hướng dẫn nông dân canh tác, phá hoại các trung tâm thí nghiệm trồng tỉa và chăn nuôi v.v...

Dưới sự đe dọa của Việt cộng, nông dân không dám lập thủ tục hành chánh để mua ruộng đất truất hũu, và điền chủ bắt buộc phải từ bỏ quyền địa tô.

Diện tích ruộng lúa truất hữu có sẵn để hữu sản hóa cho các tá điền là 405281 ha [34]

- Diện tích ruộng truất hữu teho Dụ số 57 ngày 22-10-1956 là 651.132 ha.
- Diện tích ruộng truất hữu có sẵn để hữu hóa tá điền là: 631.182 ha -245.851ha : 405281 ha.

Vì không có đơn xin hữu sản hóa ruộng đất, nên số diện tích ruộng đất nêu trên bị bỏ hoang. Như vậy, chính sách cãi cách điền địa của Tổng Tổng thống Ngô Đình Diệm bị gặp nhiều trở ngại, vì nông thôn thiếu an ninh. Sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm qua đời (cuộc đảo chánh ngày l-11-1963, chế độ chính trị miền Nam trở nên bất ổn. Các cuộc đảo chánh thuờng xuyên xảy ra, chính phủ nội các bị thay đổi nhiều lần. Do đó, đường lối, chính sách thiếu liên tục. Chính sách cãi cách điền địa của Tổng thống Ngô Đình Diệm bị gián đoạn từ năm 1963 đến năm 1967, đồng thời chính sách dinh điền và khu trù mật cũng tạm đình chỉ.

Trở thành “Chủ tịch Hội Ðồng Quân Nhân Cách Mạng”, Tướng Duơng Văn Minh quyết định hủy bỏ “Ấp Chiến Luợc”, không được lòng dân. Chính phủ đổi tên lại gọi là “Ấp Ðời Mới” hay “Ấp Tân Sinh”. Thừa dịp có sự sự tranh chấp quyền hành trong nội bộ của chính quyền miền Nam, “Mặt Trận Giåi Phóng” đã tìm cách gây ản hưởng và kiểm soát nông thôn, áp dụng chiến thuật cổ điển, lấy nông thôn bao vây thành thị. Vì nền an ninh nông thôn bị xuống cấp trong những năm 1963-1967, nên Việt Cộng đã thành công len lỏi xâm nhập vào các trung tâm dinh điền và các ấp đời mới. Họ thành lập các tổ đặc công khủng bố nhằm mục đích gây ra tình trạng thiếu an ninh thường trực ở nông thôn. Họ gia tăng bắt cóc cán bộ nông thôn, ám sát các yếu nhân dịa phuơng, các cán bộ đặc trách an ninh xã-ấp v.v…

- Ở những vùng đặt dưới quyền kiểm soát của họ, họ phân chia ruộng đất thành từng lô và phát không cho các tá điền giống y như họ đã thực hiện trong thời chiến tranh giành độc lập.

Bị mất kiểm soát một phần lớn thôn dân, chính quyền miền Nam khó có thể đơn phương đương đầu lại chiển tranh xâm lược của Cộng Sản Bắc Việt. Nhờ sự can thiệp của quân đội Hoa Kỳ và các nước bạn khác (Úc, Thái lan, Phi Luật Tân, Nam Hàn) vào năm 1965, VNCH đã thành công khôi phục lại tình hình quân sự và chính tri, nông thôn dần dần được vãn hồi an ninh. Trật tự ở thành thị cũng được đảm bảo, sau khi Hiến Pháp được ban hành(ngày 1-4-1967). Tiếp liền theo đó, có Cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội mới. Trở thành Tổng thống của nền Ðệ nhị cộng hòa, Tướng Nguyễn Văn Thiệu tiếp tục công trình dang dở cải cách điền địa của Tổng thống Ngô Đình Diệm.


Hồn Việt



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét