9-9-2014
Hình bên: Thủ tướng Modi và Thủ tướng Abe trong cuộc gặp gỡ đầu tháng 9.
Hiêu Pham: Dù có thoát Trung nhanh hay chậm cũng là thoát. Thoát nhanh còn kịp, định để đến lúc không thoát được nữa mới là ngu. VN thoát Trung nhanh hay chậm TQ đếu biết hết, cho nên điều đó không quan trọng nữa, và cũng không có gì là sốc cả. Cái lý do không thoát được là bởi lãnh đạo CSVN lệ thuộc vào ý thức hệ và âm mưu bán nước cầu vinh.
Hãy học Myanma sẽ rõ. Myanma từng là sân sau của TQ. Myanmar dứt bỏ tQ ngả luôn theo phương Tây, TQ đã dám làm gì chưa ? hay chỉ những kẻ hèn nhát bán nước mới bị TQ lấn tới áp đảo ?
Với Hoa Kỳ và Trung Quốc ở hai đầu, các nước trung cường đang dần dần thể hiện vai trò quan trọng của mình trong việc tạo dựng cấu trúc an ninh, kinh tế và chính trị mới ở Châu Á. Sự tích cực của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã được cộng hưởng bởi Thủ tướng Australia Tony Abott và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Các bước đi gần đây cho thấy một cơ chế hợp tác an ninh, kinh tế, và chính trị đang được hình thành nhanh chóng ở Châu Á. Việt Nam cần khôn khéo để tạo thế đứng cho mình trong cấu trúc mới này.
Ngay sau khi trở về, thủ tướng Modi đón tiếp thủ tướng Tony
Abott của Australia. Nhằm tăng cường quan hệ kinh tế và an ninh với Ấn Độ, thủ
tướng Australia mang đến một thỏa thuận bán Uranium nhằm giúp Ấn Độ phát triển
năng lượng hạt nhân. Đây là biểu tượng của một mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng
cũng như lợi ích chiến lược giữa hai nước.
Sau Ấn Độ, thủ tướng Tony Abott cũng thăm Malaysia, một nước
chia sẻ nỗi đau trong vụ máy bay MH17 bị bắn rơi trên bầu trời Ukraine. Có lẽ,
sau sự cố này Malaysia hiểu thêm rằng chủ nghĩa khủng bố, ly khai và độc tài có
thể gây hại như thế nào. Và chuyến thăm của thủ tướng Australia cũng không nằm
ngoài mục đích tăng cường mối quan hệ của các nước dân chủ với Malaysia, một nước
trong khối ASEAN đang coi trọng quan hệ kinh tế với Trung Quốc hơn là những hợp
tác an ninh và chính trị với các nước có xung đột với Trung Quốc ở Biển Đông.
Nhưng một động thái khác gây chú ý đó là chuyến thăm của thủ
tướng Abe đến hai nước quan trọng ở Nam Á: Bangladesh và Srilanka. Chuyến đi của
thủ tướng Nhật Bản được tiến hành ngay sau khi ông tiếp thủ tướng Ấn Độ và trước
chuyến đi của chủ tịch Trung Quốc Tập Cẩn Bình đến New Deli vào tuần thứ ba của
tháng 9. Có lẽ, cả Ấn Độ và Nhật Bản đều cảm thấy sức ép của Trung Quốc xung
quanh vùng đệm chiến lược của mình ở Nam Á và Đông Nam Á. Nếu đơn độc cạnh
tranh với Trung Quốc sẽ thất bại nên hai nước phải hợp tác với nhau. Chính vì vậy
Ấn Độ chào mừng Nhật Bản đầu tư vào các nước Nam Á, còn Nhật Bản thúc giục Ấn Độ
nhận trách nhiệm lớn hơn, thực chất hơn ở Đông Nam Á.
Đây chính là lý do mà Thủ tướng Modi đã cử ngoại trưởng của
mình đến thăm Việt Nam vào cuối tháng 8 năm 2014, chuẩn bị cho chuyến đi của tổng
thống Ấn Độ Pranab Mukherjee đến Hà Nội từ ngày 14 đến 17 tháng 9 năm 2014.
Trong chuyến đi của mình, Bà ngoại trưởng Sushma Swaraj đã gặp lãnh đạo cao cấp
của Việt Nam. Đặc biệt, bà còn tổ chức một cuộc họp với tất cả các sứ bộ ngoại
giao của Ấn Độ ở khu vực trên đất Việt Nam để thảo luận về chính sách của Ấn Độ
ở Đông Nam Á. Quan trọng, bà ngoại trưởng đã tuyên bố Việt Nam và Ấn Độ không
những gần gũi về mặt địa lý, mà còn rất rất gần gũi trong quan hệ. Lấy ví dụ Ấn
Độ trước đây đã giúp Việt Nam kỹ thuật trồng lúa và bây giờ Việt Nam đã bỏ xa Ấn
Độ trong việc xuất khẩu gạo như một biểu tượng cho quan hệ đặc biệt giữa hai nước.
Có lẽ, bà ngoại trưởng Sushma Swaraj đã không sai khi nói Việt
Nam và Ấn Độ gần gũi về mặt địa lý. Trước đây, Việt Nam và Ấn Độ không có nhiều
kết nối do Ấn Độ tập trung vào Nam Á, và Myanmar quốc gia duy nhất của ASEAN có
biên giới trên bộ với Ấn Độ thực hiện chính sách biệt lập. Từ ngày Myanmar dân
chủ hóa, mở cửa thì con đường thông thương giữa Ấn Độ và ASEAN mở ra. Hành lang
Đông-Tây nối liền Ấn Độ với Việt Nam sẽ được hình thành, đi qua các nước
Myanmar, Thái Lan, Lào vào Việt Nam. Đây chính là cơ sở để Ấn Độ chuyển từ
chính sách hướng Đông của mình. Sau chuyến thăm của tổng thống Ấn Độ đến Việt
Nam, theo kế hoạch, thủ tướng Modi sẽ thăm cả Myanmar và Việt Nam vào cuối năm
2014. Đây chính là động thái để hiện thực hóa chiến lược cân bằng ảnh hưởng của
Trung Quốc ở Đông Nam Á, giống như Nhật Bản làm ở Nam Á.
Như vậy, việc quan hệ gần gũi giữa các nước trung cường như
Nhật, Ấn Độ, Australia và Hàn Quốc sẽ tiếp tục được đẩy mạnh. Các nước trung cường
ngoài tăng cường quan hệ với nhau còn thúc đẩy quan hệ với các quốc gia khác, đặc
biệt khối ASEAN và Nam Á. Việt Nam được coi là điểm nhấn trong chiến lược của cả
Nhật Bản và Ấn Độ. Đây chính là cơ hội để Việt Nam thúc đẩy quan hệ kinh tế, an
ninh và chính trị, cân bằng lại quan hệ của mình với Trung Quốc.
Việt Nam cần khôn ngoan trong quá trình tái cân bằng này. Việc
cắt đứt hoặc gây sốc quan hệ với Trung Quốc là không cần thiết, thậm chí không
có lợi vì có thể tạo ra thái độ thù địch từ người láng giềng khổng lồ. Tuy
nhiên, một sự chuyển dịch dần dần nhưng kiên quyết trong quan hệ kinh tế và an
ninh với Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia và các nước ASEAN là bắt buộc.
Khi quan hệ với các nước này bền chặt, quan hệ với Trung Quốc khắc được cân bằng,
và vị thế của Việt Nam với Trung Quốc sẽ đạt đến trạng thái bình thường trong
quan hệ giữa hai quốc gia độc lập, có chủ quyền: bình đẳng, không can thiệp vào
công việc nội bộ của nhau, và cùng có lợi.
Tuy nhiên, Việt Nam cần mình bạch trong quan hệ của mình với
Trung Quốc và với các nước. Quan hệ không thể phát triển được nếu không có sự
tin tưởng lẫn nhau. Song song với quá trình tái cân bằng này, quá trình dân chủ
hóa cũng cần phải được thúc đẩy. Cũng như hòa nhập kinh tế cần thúc đẩy doanh
nghiệp tư nhân, hòa nhập chính trị cần thúc đẩy cải cách thể chế, đặc biệt nhà
nước pháp quyền và xã hội dân sự. Khi đó, quan hệ với các nước mới vượt qua các
tính toán địa chính trị đơn thuần, mà có một nền tảng giá trị để làm sâu sắc và
bền vững hóa các hợp tác, liên minh.
Diễn Ngôn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét