Tri Nhân Media

AMERICONG 1E: NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG

Roger Canfield, PhD

( để thêm tài liệu trong tủ sách chiến tranh VN, TNM phổ biến với sự đồng ý của dịch giả )

Hình bên: Thiếu tướng Lê Minh Đảo họp báo tại mặt trận Xuân Lộc ngày 13-4-1975

Những ngày cuối cùng đầy vinh dự của Quân Lực VNCH đã được ghi lại trong lịch sử, nhưng lại rất ít khi được đề cập đến. Vào hồi kết cuộc, sau trận bảo vệ anh dũng lúc ban đầu ở Phước Bình, rồi là sự sụp đổ tang thương phía bắc cùng sự hỗn loạn trên các tuyến đường ven biển dẫn về phía nam, lực lượng quân sự còn lại của miền Nam Việt Namđã chiến đấu rất anh dũng.

Bắt đầu từ ngày tháng 4, tại Xuân Lộc, Tướng Lê Minh Đảo đã chỉ huy Sư Đoàn 18 chống lại các đơn vị của ba sư đoàn quân Bắc Việt là 6, 7 và 341. 192 Thật vậy, mãi cho đến ngày 13 tháng 4, QLVNCH đã tiến công đánh các lực lượng cộng sản tại vùng châu thổ. 193 QLVNCH mà gần như là không được tiếp tế đã chiến đấu một cách oai hùng tại Gò Dầu Hạ và Xuân Lộc, nhưng ngày 15 tháng 4 đã phải rút về phía Sài Gòn.

Ngày 16 tháng 4 năm 1975 khi nói chuyện với Chủ tịch Appropriations (Trưng Dụng) của Hạ viện George H. Mahon, Kissinger đã cho biết, – Nam Việt đang chiến đấu rất tốt. Tôi nghĩ rằng một số Thượng nghị sĩ đã sợ một chiến thắng của miền Nam Việt Nam hơn là một sự thất bại bởi vì họ phải bỏ phiếu cho sự trưng dụng khác. 194Tướng Alfred Gray được trích dẫn trong Leading The Way của Al Santoli:
     
Ngày cuối cùng, khi toàn nước đang sụp đổ, tôi theo dõi làn sóng dành cho quân đội và vẫn có thể nghe các thủy quân lục chiến Nam Việt vẫn chiến đấu gần Đà Nẵng. Bắc Việt đã tràn ngập Đà Nẵng nhiều tuần trước … Thủy quân lục chiến đã rút vào những ngọn đồi và đã tiếp tục chiến đấu trở lại. Bốn mươi ba đại đội trưởng của họ đã tử trận  trong khi chiến đấu trên các ngọn đồi.195

Phóng viên Robert Reinhold của tờ New York Times đã phỏng vấn các tên lãnh tụ phản chiến Tom Hayden và Jane Fonda trong khi hàng trăm ngàn người tị nạn, chen lấn làm tắc nghẽn đường xá, chạy trốn, không phải để ngã vào vòng tay của các tên giải phóng miền Bắc của họ, nhưng mà là chạy về Sài Gòn. Hayden và Fonda “kinh hoàng nhìn xem … các cảnh của đoàn người tị nạn chạy trốn và cảnh cái chết, nhưng họ không ngạc nhiên.” Về các người tị nạn, Jane Fonda nói, “Việc đau khổ và tang tóc đã xẩy ra từ nhiều thập kỷ – lần này thì không đáng gì.”  196 Y thị đã chỉ nói đúng về số lượng người bị thiệt mạng của Hà Nội đưa ra là  1.100.000 tới 1.400.000 trong suốt cuộc chiến.

Chủ bút của tờ Washington Post, Ben Bradlee gọi Kissinger, – Tôi đã có ba người ở Sài Gòn … mà việc di tản rõ ràng là quan trọng với tôi.
Kissinger: …  Mỹ hay Việt Nam?
Bradlee: … Bây giờ, tôi chỉ nói riêng về người Mỹ. … Ngoại trưởng có nghĩ là các kế hoạch di tản đều tốt đẹp không?
Kissinger: Vấn đề của chúng tôi về việc di tản là làm sao thực hiện mà không gây nên:  một, hoảng sợ khắp nơi, và hai, các cuộc bạo loạn chống Mỹ. … Tôi không quá lo lắng về việc đưa người Mỹ ra khỏi  ….
Bradlee: Vâng.
Kissinger: … Hiện có hàng trăm ngàn người Việt Nam mà chúng ta cần ít ra phải làm cho họ thấy là mình đang cố gắng cứu sống họ. 197

Màn trình diễn quả thật không đáng chi. Ở Nha Trang viên Lãnh sự Moncrieff Spear nói cho những người Thượng đã chạy trốn khỏi Ban Mê Thuột và Phú Bổn là tàu hải quân Mỹ sẽ di tản họ, nhưng tàu không bao giờ đến. Một nhân viên Sở Ngoại giao tại Sài Gòn đã bán chỗ cho số người Việt giàu có. 198

Ngày 16 tháng 4, một thành phố ven biển năm mươi dặm về phía nam của chiến tuyến  phòng thủ thứ nhì của Thiệu (Nha Trang-Tây Ninh) là Phan Rang thất thủ. Việc kết thúc đã gần, Tổng thống Ford cho biết, – Hôm nay, Mỹ có thể lấy lại cảm giác tự hào đã có trước vụ Việt Nam. Nhưng nó không thể đạt được bằng cách lại tái khởi động một cuộc chiến mà Mỹ đã xem như chấm dứt.” Việc Việt Nam thất thủ  ” không thể báo trước ngày tàn của thế giới hay của trọng trách lãnh đạo toàn cầu của Mỹ.” Bắt chước Abraham Lincoln.., Ford nói là đã tới lúc “ nhìn về một chương trình cho tương lai, để thống nhất, để băng bó các vết thương của quốc gia.”  199

Tại Hà Nội vào ngày 16 tháng 4, tay đàm phán tại Paris là Xuân Thủy đã nói với Larry Levin, giám đốc nhân viên của Liên minh Mỹ U.S. Coalition to Stop Funding the War của Tom Hayden là – nhân dân miền Nam Việt Nam … đã vùng lên và các lực lượng giải phóng [Bắc Việt] đã tham gia cuộc đấu tranh của họ .200  Cùng ngày hôm đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói với truyền hình Hòa Lan, – các đồng bào miền Nam của chúng tôi … đang dành được nhiều chiến thắng to lớn.  201

Đó hoàn toàn là một chiến thắng của miền Bắc, bởi vì Việt Cộng đa số đều đã chết và nhân dân miền Nam Việt Nam thì lại chạy trốn xa các người tới giải phóng họ. Xuân Thủy yêu cầu Mỹ ngưng các chuyến tàu  tiếp tế đạn dược cùng kéo tàu Mỹ ra khỏi vùng biển Việt Nam.

- Đông Dương vắng bóng người Mỹ: Đối với đa sô, sẽ là một cuộc sống tốt đẹp hơn. (New York Times)

Những Cánh Đồng Để Giết Người

Tháng 3 năm 1975 AnthonyLake, cựu phụ tá của McNamara và Kissinger viết trong tờ Washington Post, – Lợi lộc tại Campuchia: Tiếp tục viện trợ chỉ kéo dài thêm chết chóc.  Wilfred Burchett, điệp viên của KGB Liên Xô, mà các giới truyền thông Mỹ và phong trào hòa bình tin cậy, cho biết, – một trong những dân tộc  dễ thương và yêu chuộng hoà bình trên thế giới nhất đã bị thí nghiệm với các loại vũ khí mới nhất trong kho vũ khí Mỹ.  Vào ngày 17 tháng 4, thủ đô Campuchia thất thủ; do Pol Pot lãnh đạo, Khmer Đỏ tuyên bố “Năm thứ 0″ Sokhom Hing, một điệp viên của Khmer Đỏ và cũng là kẻ từng  tham gia trong Chiến dịch Hòa bình của Hayden-Fonda  Đông Dương tuyên bố  – nhân dân đón chào hoan hô họ … Đã không có tắm máu.  202  Các nhà lãnh đạo chóp bu  Campuchia mà đã từ chối di tản với Đại sứ Mỹ vào ngày 12 Tháng 4, Sirik Matak, Lon Non và các thành viên nội các, đều bị xử tử vào ngày 17 tháng 4. 203

Tuy vậy, vào ngày 1 của năm 0, Khmer Đỏ vô Phnom Penh và cưởng bách toàn thể dân chúng , kể cả các bệnh nhân trong bệnh viện, phải ra khỏi thành phố. Cuộc tắm máu bắt đầu để trả thù. Trong thời gian ba năm, đã có đến 2.000.000 người Campuchia, có lẽ độ 1 / 3 của toàn dân, đã bỏ mình trên “Những Cánh đồng Để Giết người.” (Killing Fields) Đây là cuộc tắm máu mà chính Jane Fonda và Tom Hayden cùng báo chí đã cho biết sẽ có thể chỉ được ngăn chặn bởi một sự cắt bỏ viện trợ của Hoa Kỳ cho Đông Dương. Việc cắt viện trợ lại làm nạn thảm sát tới nhanh hơn.

Bọn cánh tả quá khích tuyên bố rằng việc Mỹ ném bom đã làm Pol Pot nổi điên. Thực tế thì các vụ cưởng bách di tản và tàn sát đều được quyết định do Pol Pot, một tên theo xã hội chủ nghĩa không tưởng chuyên đọc Lenin, Stalin, Hồ và Mao trong các quán cà phê tại Paris.

“Đông Dương Đã Không Thất Thủ”

Khi bọn xâm lăng cộng sản tiến vào Phnom Penh, Campuchia vào ngày 18 tháng 4, Tom Hayden đang nói chuyện với bọn đại diện của Khmer Đỏ. Ấn bản ngày 18 tháng 4 của tờ New York Times trích dẫn cách giải thích các sự kiện của Hayden: “Đông Dương đã không thất thủ — nó đang vươn lên. Chỉ có toàn bộ cơ sở chiến tranh lạnh thất bại mà thôi.”

Theo Hayden, bọn cộng sản sẽ không thay thế các chính phủ Đông Dương, nhưng sẽ thành lập các chính phủ liên minh. “Chính sách của phía bên kia là hòa giải,” Trong khi xe tăng Liên Xô tràn về phía nam và thường dân vô tội chạy trốn ráng tránh khỏi bị pháo của bọn người trong cái lực lượng hòa giải của y giết , Tom Hayden tuyên bố đầy tự tin là, “chủ nghĩa cộng sản là một trong những giải pháp mà sẽ cải thiện cuộc sống của người dân.” Trong một bài báo kêu gọi “Hòa bình”, Hayden viết trong tờ Rolling Stones ngày 8 tháng 5 năm 1975: “Quả thật là mỉa mai khi mà tân chính phủ mới Campuchia đã lên nắm quyền đúng ngày 200 năm sau chuyến thành công của Paul Revere, nhưng lần này thì các tiếng súng vang lại từ Đông Dương.”  Dưới hàng chữ ghi Ngày Tháng, Phnom Penh, Campuchia, là một tựa đề trên tờ New York Times của bài viết do Sydney Schanberg, “Đông Dương vắng bóng người Mỹ: Đối với đa sô sẽ là một cuộc sống tốt đẹp hơn”. Viên cố vấn về ngôn ngữ của các tay độc tài cộng sản, Noam Chomsky đã nói là – Khmer Đỏ có thể thực sự đã cứu sống nhiều sinh linh.Sojourner của Jim Wallis, mà trong tương lai sẽ là cố vấn tinh thần cho Tổng thống Obama, đã thành lập nguyên cả một kỷ nghệ để xuất bản các bài báo và bài xã luận đổ lỗi diệt chủng trên đầu Hoa Kỳ. 204

Ngày 21 tháng tư năm 1975, một Tổng thống đầy giận dữ của miền Nam Việt Nam, Nguyễn Văn Thiệu, đã nói trong 90 phút trên truyền hình cho người dân miền Nam Việt Nam, và đọc một bức thư gởi năm 1972 của Tổng thống Nixon cam kết “hành động trả đũa nghiêm trọng” nếu sự sống còn của miền Nam Việt Nam bị đe dọa. Thiệu đã lên án Hiệp định Hòa bình Paris, luôn cả Henry Kissinger lẫn Hoa Kỳ và nói rằng, “Hoa Kỳ đã không tôn trọng lời hứa của họ. Đó quả thật là vô nhân đạo. Quả thật là không đáng tin cậy. Quả thật là vô trách nhiệm.”  Sau lời hô hào chót, Thiệu đã an toàn bay đi Đài Loan, tránh được việc chắc chắn sẽ bị xử tử, và sau đó sống lặng lẽ và êm ấm ở London và Boston.

Trong một cuộc điện đàm ngày 22 tháng 4, Kissinger nói với Ted Koppel của ABC, -Chúng tôi cũng cố gắng để cứu một số người Việt. Mình không thể cứ bỏ lại mọi người ở đó.  Một danh sách tối thiểu là 200.000 người cần phải được di tản.205  Ngày 26 tháng 4, Đại sứ Dean Brown thuyết trình cho Kissinger về các vụ di tản. -Người Mỹ đã dắt tới máy bay chung bạn bè Việt Nam của họ và nói hãy cho đi cùng. … Những người này không có giấy tờ và không có bằng chứng gì cho thấy là họ đang bị nguy cơ nhiều … Và có một khó khăn với Thống đốc bang California Jerry Brown, một người bạn của Tom Hayden và Jane Fonda. Thống đốc Jerry Brown đã than phiền, – Chúng ta muốn đổ người Việt vào California mà đang bị một tỷ lệ thất nghiệp cao.  206 Julia Taft, chủ tịch của lực lượng đặc nhiệm của Ford về những người tị nạn, cho biết thống đốc của California, Jerry Brown, đã đi đến mức – cố gắng ngăn chặn máy bay chở người tị nạn hạ cánh xuống căn cứ không quân Travis gần Sacramento. Bộ Trưởng Y Tế và An Sinh của Brown, Mario Obledo, cảm thấy rằng gia tăng thêm một số đông người thiểu số lớn sẽ không được hoan nghênh ở California. Và ông nói rằng đã có rồi một lượng lớn người gốc Tây Ban Nha, Philippines, da đen, và các dân tộc thiểu số khác”.  207

Ngày 29 tháng 4, lúc 01:01 Zulu, Henry Kissinger gởi các công điện cho Đại sứ Graham Martin nhằm ra lịnh chính xác cho hành vi phản bội cuối cùng. – Nếu sân bay hãy còn sử dụng được … tiếp tục di tản số người Việt Nam bị nguy cơ nhiều … Nếu sân bay không còn sử dụng được nữa … hãy chuyển qua di tản mọi người bằng máy bay trực thăng, lặp lại, tất cả các người Mỹ … tác xạ phòng ngừa sẽ được sử dụng [chống lại những người tị nạn Việt Nam] khi cần thiết …. Trân trọng kính chào.  208 Nhân viên Đại sứ quán nhận lãnh nhiệm vụ khủng khiếp là phải chứng kiến cảnh bỏ rơi miền Nam Việt-Nam.  209

Khi trốn chạy bỏ trụ sở mình, Đại sứ quán Mỹ để lại các hồ sơ danh sách 30,000 nhân viên Phượng Hoàng, 210 nhân viên chương trình bình định, những hồi chánh viên trốn về từ cơ sở hạ tầng của Việt Cộng. Giữa cảnh ô nhục này, danh dự trường cữu của Sư Đoàn 7 QLVNCH đang phô diễn lần cuối cùng. Giới Báo chí Sài Gòn  đã chê trách Sư đoàn này từ sau trận Ấp Bắc năm 1963, mà trong trận chiến cuối cùng đã một lần nữa đánh bại các cố gắng của quân Bắc Việt nhằm chiếm Quốc Lộ số 4, một con đường chính từ đồng bằng sông Cửu Long về Sài Gòn. Cũng vào ngày cuối cùng, Trung Úy Thanh và Trần Văn Hiền đã lái một máy bay C-119 để chiến đấu hỗ trợ các đơn vị QLVNCH đang chiến đấu với quân Bắc Việt cho tới giờ phút cuối cùng. 211 Các thiếu nhi 12 và 13 tuổi đóng cữa trường trung học và tử thủ bảo vệ Trường Thiếu Sinh Quân của mấy em và đã bị tổn thương nặng nề mãi cho đến khi quy hàng. 212

Đêm Cuối Tại Sài-Gòn

 Vào đêm cuối cùng ở Sài Gòn, những người giàu có thì dùng sà lan; – các người nghèo –  1 triệu 4 người thì nguyên một thập kỷ sau đó đã đi theo trên những chiếc bè, ván đóng, thuyền thúng và trên những “chiếc ca-nô” của Fonda.  Khoảng 250.000 người đã chết khi  cố gắng làm vậy. Lúc 18 giờ 30 ngày 29, “Thành phố tối thui vì mất điện … và đắm chìm trong tủi nhục”.  213 Đèn đường tắt ngấm, những cơn mưa ập đến, nhưng việc phản bội và nổi xấu hổ của Mỹ sẽ không rửa sạch được.

Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, mặt trời lên chiếu xuống hàng trăm tàu thuyền nhỏ ở ngoài khơi 214 và hình ảnh cuối cùng của biết bao nhiêu là tấm ảnh giả tạo nhưng nổi tiếng từng phản ảnh kinh nghiệm đáng tởm của Mỹ tại Việt Nam – các thủy quân lục chiến ném những trái đạn xì đầy khói màu hồng để đẩy ngược ra những người Việt Nam tuyệt vọng cuối cùng đang cố ráng bám leo lên chiếc trực thăng cuối cùng đang cất cánh từ mái của một tòa nhà của Mỹ mà mãi mãi sau này sẽ vẫn được mô tả như là Đại sứ quán Hoa Kỳ. Tấm ảnh này cũng như biết bao nhiêu tấm khác đã khác xa sự thật rất nhiều. Đó không phải là Đại sứ quán Mỹ. Đó là  một nhà an toàn của CIA ở khu chung cư Pittman số 22 Lý Tự Trọng, đang di tản chỉ một số nhỏ viên chức cao cấp Việt Nam, như Tướng Trần Văn Đôn và ông Trần Kim Tuyến, và đã bỏ lại gần hầu hết các điệp viên, nhân viên và gia đình Nam Việt của CIA. Mãi ba mươi năm sau vào ngày 29 tháng 4 năm 2005 thì nhiếp ảnh gia Hubert Van Es mới chịu tiết lộ địa điểm thực sự với độc giả của New York Times.  215 Trong viện Bảo tàng Chiến tranh Van Es đã tìm thấy một trong các bức ảnh trước đó của ông với lời chú thích là Sư Đoàn Dù 173 đang rút lui trong khi thực sự họ đang xung phong. Van Es cho biết chú thích này bóp méo lịch sử – chỉ nhằm tự phục vụ tuyên truyền.  216  Các bản tin và quan điểm của Van Es đã tới trể tới 30 năm. Đó quả thật là thích hợp cho bản tin cuối này. Denis Warner, nhà báo Úc đã viết, đó là – cuộc chiến tranh đầu tiên bị thất bại trong các cột tin của tờ New York Times. 217

07:30, ngày 30 tháng 4 năm 1975. Đúng là “Chào Mừng Buổi Sáng Việt Nam” cho viên  chỉ huy hàng đầu của quân đội chiến thắng. Tướng Văn Tiến Dũng nói, “Đã không có một buổi sáng tươi đẹp, rạng rỡ, trong veo và thoáng mát, với mùi thơm ngọt như buổi sáng hoàn toàn thắng lợi của hôm nay.” WSP và COLIFAM của Cora Weiss giữ bản quyền tiếng Anh sách Đại thắng mùa Xuân của Chúng tôi của Tướng Dũng . Cora Weiss, tuy đã không dịch tác phẩm của Dũng sang tiếng Anh, cũng hưởng được vinh dự là một đồng chí cùng chiến tuyến phục vụ trong mặt trận thứ hai của Hà Nội tại Hoa Kỳ nhằm khai thác các gia đình của tù binh chiến tranh Mỹ. Weiss và Hà Nội đã phổ biến rộng rải – một loại virus xảo quyệt nhằm nghiền nát hy vọng và phá tan đức tin trong gia đình của tù binh chiến tranh và gây ra cảm tưởng phản chiến trong một số của họ. 218

Với tư cách là Đại sứ Hoa Kỳ, Graham Martin, đang rời Sài Gòn đã bị khuất phục. John McAuliff, tay lãnh đạo Quaker trung thành của Hà Nội thuộc Ủy ban American Friends Services Committee, AFSC, lại tới một Hà Nội trong chiến thắng như là một thành viên của phái đoàn hòa bình để ở lại ba tuần.  McAuliff gặp Đỗ Xuân Oánh của Hiệp hội Việt Nam-Hoa Kỳ, một kẻ nói được tiếng Anh thường được giao phó chào đón bọn hợp tác Mỹ.  219 McAuliff thành lập Dự án Hòa giải Đông Dương của Mỹ để đòi hỏi bồi thường cho Hà Nội. Cùng lúc đó, Hà Nội ra lệnh giải tán các chi hội hàng tỉnh của Lực lượng Hoà giải Quốc gia ở miền Nam và bắt đầu bỏ tù, tra tấn cùng giết chết các người trung lập thuộc thành phần thứ ba, Phật tử, Đại Viet.  220 Quân đội Pathet Lào và Bắc Việt bắt đầu hành quân –  Diệt Chủng Tàn Phá, và – Nhổ Sạch để tiêu diệt các đồng minh của Mỹ, người Hmong thuộc các bộ lạc trên núi Lào.  221 CIA đã chỉ huy một cuộc chiến tranh câm lặng và bí mật tại Lào, mà theo đó 35.000 người Hmong đã bỏ mình; hầu hết nam giới từ 17 đến 34 tuổi đều đã chết vào năm 1968. 222 Nhiều trường hợp tử vong hơn đã xẩy ra sau cuộc chiến. 223

Hôm sau ngày Sài Gòn thất trận, Huỳnh Tấn Mẫm, chuyên viên chào mừng các phái đoàn hòa bình của Mỹ, tác giả thực thụ của Hiệp định Hòa bình của Nhân dân (People‘s Peace Treaty) có chữ ký của sinh viên Nam, Bắc Việt Nam và Mỹ, và cũng là điệp viên của Hà Nội đã cuối cùng tự lố dạng trên truyền hình, đứng trước một chân dung lớn của Hồ Chí Minh để chào mừng cuộc xâm lăng của Bắc Việt.224

Cùng xem truyền hình Mỹ, thì các tên khủng bố đang lẫn trốn của Weather Underground,  Bill Ayers và Bernardine Dohrn, cũng ăn mừng luôn. “Chúng tôi vui mừng khôn xiết … Chúng tôi đã dành nhiều ngày để kỷ niệm, cười và khóc.” Ôi, niềm vui khi đang dự đoán những thành quả của một cuộc cách mạng của nhân dân, và bọn chống cộng Mỹ đã chết và đang chết .

_________________

Chú thích:

192 Garnett “Bill” Bell với  George J. Veith, Leave No Man Behind: Bill Bell and the Search for American POW/MIAs from the Vietnam War, Madison: Goblin Fern Press, 2004,91.

193 David Schiaccitano, ―The River, in Santoli, To Bear Any Burden, 15.

194 Thu băng điện thoại của Kissinger, TELCON  17 tháng 4 năm  1975,  6:35 p.m.
Chủ tịch Mahon/Ngoại trưởng.

195 John Del Vecchio viện dẫn Santoli, Al. Leading the Way: How Vietnam Veterans Rebuilt the U.S. Military: An Oral History. Balantine Books; NewYork.1993; Department of State Airgram, N. Can Tho A-005. “RVNAF Performance: Defense of Hòa Trinh Village.” 6 tháng 2, 1975.

196 Canfield, Roger New American, tháng 4 năm 1985 

197 Thu băng điện thoại của Kissinger, TELCON Ben Bradlee/Kissinger, ngày 9  tháng 4 năm  1975,  2:40 p.m.

198 Mike Benge, Ethnonationalist Movements, 8 tháng 7 năm 2009.

199 Cựu Tổng Thống  Gerald Ford mất năm  93 tuổi, theo Jeff Wilson AP ngày 26 tháng chạp năm 2006 và Barry Schweid, ―Ford Được Nhớ Đến Như là Một Người Thực Tế, AP,  28 tháng chạp năm 2006. 

200 Xuân Thủy do (Larry) Levin (IPC) phỏng vấn, Hanoi VNA chương trình Anh ngữ 15:44 GMT ngày 16 tháng 4 năm 1975, BK.

201 Phạm Văn Đồng trong cuộc phỏng vấn với  TV Hòa lan, Hanoi bằng Anh ngữ  15:58 GMT ngày 16 tháng 4 năm 1975, BK.

202 Cambodia Thất Thủ vào Tay người Cambodia, Rochester Patriot, l 9-22 tháng 4 năm  1975 đăng lại trong Syracuse Peace Council, Peace Newsletter,tháng 5 năm 1976 SPC 707.
203 Fact-index.com/c/ca/Cambodia_civil_war.html 


205 Thu băng điện thoại của Kissinger, TELCON , ngày 22 tháng 4 năm  1975,  2:30 p.m. Connolly / Ngoại Trưởng

206 Thu băng điện thoại của Kissinger, TELCON , ngày 26 tháng 4 năm  1975,  10:15 a.m. đại sứ Dean Brown/Ngoại Trưởng

207 Phạm Xuân Quang, “Ford’s Finest Legacy,” Washington Post, 30 tháng chạp năm  2006; Bruce Chapman,, ― Với tư cách một Thống đốc, Jerry Brown đã chống đối mãnh liệt việc Nhập cư của Người Việt, Discovery News, 2 tháng 10 năm 2010 2:49 PM, 
http://www.discoverynews.org/2010/10/as_governor_jerry_brown_was_vo038821.php

208 Henry A. Kissinger gởi cho Graham Martin, flash DE (đọc không được) WTE #2378 1190107 Z (đọc không được) 290101Z APR 75, FM: Tòa Bạch Ốc. Tại Thư viện Ford và 
http://www.presidentialtimeline.org/html/record.php?id=568.

209 Ken Moorefield, ―The Fall of Saigon, in Santoli, To Bear…, 232, 235,237

210 Lê Thị Anh, ― Second Anniversary: the New Vietnam, National Review, 29 tháng 4 năm 1977, 487. 

211 Bill Laurie, ―RVNAF, 1968-1975, 12  http://www.buttondepess.com/secretstuff/ttu2006/RVNAF_1968_1975.pdf.

212 Bill Laurie, ―Vietnam, the Media and Lies, tại
http://veteransforacademic freedom.org/2010/01.

213 Chanda, Nayan. Brother Enemy: The War After The War. Harcourt Brace Javanovich, Publishers; New York. 1986. 1.

214 Ken Moorefield, ―The Fall of Saigon, in Santoli, To Bear…,237.

215 Hubert Van Es, ―Thirty Years at 300 Millimeters, New York Times,  29 tháng 4 năm 2005. 

216 Don North, ―Old Hacks‘ Return to Vietnam.,‘ consortiumnews.com,  21 tháng 4 năm  2010.

217 Tướng William C. Westmoreland, A Soldier Reports, New York: Dell, 1976, 556.

218 Garnett ―Bill,  Bell với George J. Veith, Leave No Man Behind: Bill Bell and the Search for American POW/MIAs from the Vietnam War, Madison: Goblin Fern Press, 2004,126-7.

219 Kitty Thermer, ―Vietnam Reconciled: A small band of teachers studies John McAuliff‘s Vietnam, World Review Magazine, Volume 18, Number 3.

220 Nguyễn Công Hoan, ―Promises, in Santoli, To Bear…, 286.

221 Santoli, To Bear…, 349.

222 Robert Shaplen, Time Out of Hand: Revolution and Reaction in Southeast Asia, New York: Harper and Row, 1969, 347-48  viện dẫn trong bài của William McLeary, ―Supporting the ‗Secret War‘: CIA Air Operations in Laos, 1955-1974,
 cia.gov/libray/center-for-the-study-of-intelligence/Kent-csi/docs/v43i3a07p.htm.

223 Vương quốc Lào: Điện Capitol Hill khởi động cứu giúp người Hmong, Cựu chiến binh Lào của Quân đội Bí mật Mỹ, 3 tháng 11 năm 2009 tại ww.pr-inside.com.

224 Hồ sơ dinh Độc lập, 255

(còn tiếp)

Trí Nhân Media




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét