Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




SỰ TRỖI DẬY CỦA NỀN KINH TẾ CHIA XẺ

The Economist
Phía Trước chuyển dịch

27-8-2014

Đêm qua, 40.000 người sẽ đặt phòng thông qua một dịch vụ vốn cung cấp 250.000phòng ngủ trải khắp 30.000 thành phố ở192 quốc gia. Công việc cần làm là chọn phòng và thanh toán mọi thứ qua Internet. 

Tuy vậy, đây không phải là nhữngcăn phòng trong khách sạn. Chúng là những phòng ngủ thuộc nhà dân. Chủ nhà và khách trọ được ghép đôi bởi Airbnb, một công ty đóng đại bản doanh tại San Francisco, thành lập năm 2008, và đã cung cấp dịch vụ cho hơn 4 triệu người.

Chỉ riêng năm 2012, số người sử dụng đã đạt đến 2.5 triệu. Đó là ví dụ tiêu biểu cho mô hình “kinh tế chia sẻ”, nơi chúng ta thuê trực tiếp giường ngủ, ô tô, thuyền và những tài sản khác của nhau qua mạng Internet.




20130309_LDP002_0

Có thể bạn cho rằng dịch vụ này cũng chẳng khác gì việc cung cấp một buổi bed-and-breakfast (hay BnB, B&B, một hình thức chủ nhà cung cấp chỗ ngủ qua đêm và phục vụ bữa sáng cho khách trọ), một thỏa thuận dùng chung xe ô tô,hay việc sở hữu một timeshare (thỏa thuận dùng chung đồ). Tuy nhiên công nghệ ngày nay đã giảm thiểu chi phí giao dịch, khiến việc chia sẻ tài sản trở nên rẻ hơn, dễ dàng hơn, và với khối lượng lớn hơn bao giờ hết. Thay đổi lớn ở đây làdữ liệu về người sử dụng và cả vật dụng chia sẻđược đưa lên Internet, khiến mọi tài sản thực của chúng ta đều có thể được tách ra và tiêu thụ nhưnhững dịch vụ cho thuê thông thường . Trước khi có Internet, mọi người vẫn có thể thuê ván lướt sóng,khoan tay hay điểm đỗ xe của nhau, nhưng không ai làm vậy vì chi phí thông tin quá lớn.Còn ngày nay, những trang web như Airbnb, RelayRides và SnapGoods đã kết nối được người sở hữu đồ và người cần thuê đồ; điện thoại smartphone có kết nối GPS giúp chúng ta xác định vị trí của chiếc ô tô cho thuê gần nhất; mạng xã hội giúp tìm kiếm đối tác và xây dựng lòng tin; còn hệ thống thanh toán qua mạng thì giải quyết các vấn đề còn lại.

Cũng giống như những dịch vụ ngang hàng như eBay cho phép tất cả mọi người trở thành nhà bán lẻ, những trang web chia sẻ cũng cho phép mỗi chúng ta trở thành những nhà cung cấp dịch vụ taxi chặng ngắn, cho thuê ô tô hay phòng khách sạn cao cấp, miễn là bạn có xe hơi hay phòng ngủ để cung cấp những dịch vụ kể trên. Chỉ cần lên mạng và download ứng dụng về. Những vật dụng được đưa lên web để cho thuê là những món đồ đắt đỏ, mà người sở hữu đã mua về rồi không tận dụng hết được chức năng của chúng. Phòng ngủ và xe ô tô riêng là những điển hình của xu hướng kinh tế chia sẻ, rất rõ rệt, nhưng bạn thậm chí còn có thể thuê cả địa điểm cắm trại ở Thụy Điển, cánh đồng ở Úc và máy giặt ở Pháp bởi vì kinh tế chia sẻ sẽ rất vui lòng đề xuất những nhu cầu ấy đến những người sở hữu chính của vật dụng bạn muốn thuê.

Rachel Botsman, tác giả của một cuốn sách về kinh tế chia sẻ, khẳng định rằng chỉ riêng thị trường “cho thuê ngang hàng”, như trong những ví dụ vừa kể, cũng đã đạt tới doanh số khoảng 26 tỉ đô la. Kinh tế chia sẻ, nếu được hiểu rộng ra, thì còn bao gồm cả hình thức “cho vay ngang hàng” (mặc dù tiền mặt gần như không thể coi là một loại tài sản cố định dư thừa), và cả việc lắp đặt pin mặt trời trên mái nhà của bạn rồi bán năng lượng thu được vào lưới điện chung (dù nhìn qua có vẻ bạn đang làm việc công ích). Và mạng lưới này không chỉ đối với các cá nhân, nó còn giúp các công ty dễ dàng cho thuê văn phòng, máy móc thiết bị nhàn rỗi của họ. Tuy vậy, điểm cốt lõi của kinh tế chia sẻ nằm ở những người thuê.

Có một vài lý do để cổ vũ hình thức “tiêu dùng cộng sinh” này. Những người cho thuê sẽ kiếm được thêm khá nhiều tiền từ những tài sản mà họ mua về rồi không thể tận dụng hết. Thống kê của Airbnb cho biết rằng những chủ nhà ở San Francisco cho thuê nhà của họ trung bình 58 đêm/năm, kiếm được $9300; chủ xe cho thuê xe thông qua RelayRides kiếm được trung bình $250/tháng, thậm chí hơn $1000. Trong khi đó, người đi thuê sẽ phải bỏ ra ít tiền hơn nhiều so với việc đi mua đồ dùng cho riêng mình, hay sử dụng những dịch vụ truyền thống như khách sạn hoặc các công ty chuyên cho thuê xe (không ngạc nhiên khi rất nhiều công ty về dịch vụ chia sẻ đã ăn nên làm ra trong thời kì khủng hoảng tài chính). Thêm nữa, mô hình này cũng mang lại nhiều lợi ích cho môi trường: nếu chúng ta thuê xe khi cần chứ không sở hữu xe riêng, xã hội sẽ sử dụng ít ô tô hơn, và tiêu tốn ít nguồn lực hơn cho việc tạo ra chúng.

20130309_TQD010_0

Đối với những người quảng giao, gặp gỡ người khác bằng cách ở lại trong nhà của họ là một trải nghiệm tương đối thú vị. Những người keo kiệt - vốn coi tất cả những kẻ đi thuê là Norman Bates - thì vẫn có thể chọn ở trong những khách sạn truyền thống. Đối với những người khác, thì trang web còn có công dụng thúc đẩy niềm tin. Người sở hữu chính có trách nhiệm công khai những thông tin cơ bản về mình, và mọi cuộc giao dịch đã hoàn thành còn được đánh giá và xếp hạng từ cả 2 phía. Bằng cách này, người ta sẽ dễ dàng phát hiện những tay lái tồi, những tên chuyên ăn cắp vặt và những kẻ hay làm hỏng đồ đạc. Dùng Facebook và các mạng xã hội khác, người tham gia có thể điều tra về nhau và tìm kiếm những người bạn (hoặc bạn của bạn) có chung mối quan tâm. Năm 2011, một căn hộ của người sử dụng dịch vụ Airbnb đã bị xới tung lên, tuy thế, điều quan trọng hơn là mô hình này đã thực sự chứng minh được tính hiệu quả của mình.

Nền kinh tế chia sẻ hơi giống với một trào lưu hình thành tại Mỹ cách đây 15 năm, đó là mua sắm qua mạng. Đầu tiên người ta rất lo lắng về vấn đề đảm bảo an toàn, nhưng một khi đã mua sắm hài lòng qua Amazon một lần thì người ta cũng không còn e ngại khi mua sắm online nữa. Tương tự thế, Airbnb hoặc một dịch vụ cho thuê xe cũng khuyến khích người dùng dùng thêm những dịch vụ tương tự khác. Tiếp theo, hãy cùng xem xét eBay: thành lập với hình dung về một trang mua sắm ngang hàng, ngày nay đã được thống trị bởi những “nhà bán lẻ quyền lực” vô cùng chuyên nghiệp (nhiều người trong số họ vốn chỉ khởi nghiệp là một người dùng eBay bình thường). Điều tương tự có thể xảy ra với kinh tế chia sẻ, có thể là một cơ hội mới mẻ cho các doanh nghiệp, ý tưởng mua ô tô chỉ để cho thuê chẳng hạn.

Giới chức tại Mỹ cũng đang bắt đầu để ý tới kinh tế chia sẻ. Avis, một hãng cho thuê ô tô tại Mỹ cũng đã có mặt để cạnh tranh trong xu hướng chia sẻ này. Hai nhà sản xuất ô tô là GM và Daimler cũng vậy. Trong tương lai, rất có thể các công ty sẽ phát triển những mô hình lai tạp, đưa những vật dụng vẫn còn thừa công năng lên các trang cho thuê ngang hàng (như là xe cộ, thiết bị hoặc không gian văn phòng chẳng hạn). Trước đây, những phương thức trao đổi và mua sắm online chưa thể thay thế hoàn toàn phương thức mua sắm truyền thống, nhưng ngày nay mọi thứ đã thay đổi đáng kể. Cũng giống như mua sắm qua mạng đã làm Walmart hay Tesco phải thay đổi để thích nghi, kinh tế chia sẻ sẽ có tiềm năng khiến các ngành vận chuyển, du lịch, cho thuê thiết bị,… phải điêu đứng.

Mối lo ngại chủ yếu của kinh tế chia sẻ là chưa có quy định cụ thể của pháp luật, chẳng hạn như người thuê phòng kiểu này có phải trả thuế khách sạn hay không. Tại Amsterdam, chính quyền đã dùng danh sách người dùng của Airbnb để lần ra những khách sạn hoạt động chui để trốn thuế. Tại một số thành phố tại Mỹ, dịch vụ taxi ngang hàng đã bị cấm sau khi những hãng taxi truyền thống tiến hành vận động chính sách để bảo vệ quyền lợi cho họ. Mối nguy ở đây là mặc dù quy định mới được đặt ra với mục đích là bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhưng hiển nhiên cũng triệt tiêu ngòi cạnh tranh của doanh nghiệp. Người cho thuê phòng kiểu chia sẻ này dĩ nhiên nên chi trả thuế cho chính phủ, nhưng họ không nên bị kiểm soát chặt chẽ như thể họ kinh doanh khách sạn Ritz-Carlton. Quy định cởi mở, rõ ràng hơn trong việc kiểm soát đặc thù đối với hình thức cho thuê kiểu bed-and-breakfast thì sẽ thỏa đáng hơn.

Nền kinh tế chia sẻ là một ví dụ mới mẻ nhất về giá trị của Internet đối với người tiêu dùng. Mô hình kết hợp này hiện đã đủ lớn, đủ sức đánh động để những nhà hành pháp và các doanh nghiệp phải để ý tới nó. Đó là một dấu hiệu của tiềm năng cực lớn. Đã đến lúc chúng ta phải dành cho việc chia sẻ nhiều sự quan tâm hơn.

Nguồn: Phía Trước



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét