31-7-2014
Một bức thư ngỏ mới công
bố của 61 đảng viên Cộng Sản Việt Nam kêu gọi đảng thay đổi, phải “đổi thể chế
chính trị từ toàn trị sang dân chủ;” và phải tách khỏi đường lối lệ thuộc Trung
Cộng. Lá thư này rất đáng hoan nghênh, mặc dù rất nhiều đảng viên cộng sản cất
lên lời kêu gọi như vậy từ mấy năm nay rồi; nhiều người còn công khai tuyên bố
từ bỏ đảng Cộng Sản.
Lá thư ngỏ này đáng chú ý
vì trong 61 người ký tên có nhiều vị lần đầu bày tỏ ý kiến về hai vấn đề chính
trị quan trọng nhất: nội trị và ngoại giao. Ðối với thể chế chính trị trong nước,
những người ký tên yêu câu xóa bỏ chế độ cộng sản; mặc dù trong thư không nói
thẳng ra những chữ đó.
Họ công nhận đảng Cộng Sản Việt Nam đã phạm tội “dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm... theo mô hình xô-viết.” Sau đó, dù thay đổi kinh tế nhưng “vẫn giữ nguyên thể chế độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc.” Do đó, họ yêu cầu giới lãnh đạo đảng phải “thay đổi cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội,... chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ... xây dựng hệ thống nhà nước pháp quyền thật sự dân chủ.”
Họ công nhận đảng Cộng Sản Việt Nam đã phạm tội “dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm... theo mô hình xô-viết.” Sau đó, dù thay đổi kinh tế nhưng “vẫn giữ nguyên thể chế độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc.” Do đó, họ yêu cầu giới lãnh đạo đảng phải “thay đổi cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội,... chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ... xây dựng hệ thống nhà nước pháp quyền thật sự dân chủ.”
Ðối với việc ngoại giao,
họ yêu cầu giới lãnh đạo đảng phải ý thức “mưu đồ biến Việt Nam thành chư hầu
kiểu mới” của Cộng Sản Trung Quốc. Họ yêu cầu cấp lãnh đạo đảng “từ bỏ những nhận
thức mơ hồ, ảo tưởng;... bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ,...
thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc.” Cụ thể hơn, ban lãnh đạo đảng “phải
nhanh chóng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.” Hơn nữa, đảng Cộng Sản “phải
cho nhân dân được biết những sự thật” về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc và những
điều quan trọng đã ký kết với Trung Quốc như thỏa thuận Thành Ðô năm 1990, thỏa
thuận về hoạch định biên giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ, những thỏa thuận về
kinh tế, v.v...”
Ngoài ra 61 vị ký tên còn
yêu cầu “Ðại hội toàn quốc lần thứ XII” sắp tới được chuẩn bị “với các đại biểu
được bầu chọn thật sự dân chủ.” Nói cách khác, quý vị yêu cầu nội bộ đảng Cộng
Sản cũng phải dân chủ hóa.
Nói tóm lại, những lời
“yêu cầu” trong bức thư cũng là những điều mà rất nhiều người Việt Nam đang đòi
hỏi đảng Cộng Sản phải làm. Vì vậy, bức thư ngỏ này đáng hoan nghênh.
Trong bức thư ngỏ này thấy
ba điều đáng chú ý.
Thứ nhất, danh sách các chữ ký không xếp theo thứ tự ABC,
hay già trẻ, chức vụ cao thấp, mà xếp theo tuổi đảng, từ người đã vào đảng năm
1939 xuống tới người vào đảng năm 1996.
Thứ hai, bức thư này chỉ nhắm gửi cho
các người đồng đảng, từ ban chấp hành trung ương xuống các đảng viên.
Thứ ba,
quan trọng nhất, là quý vị đứng tên chỉ thỉnh cầu mà không đòi hỏi, không tranh
đấu. Họ không cho biết nếu cấp trên vẫn lờ đi, không nghe, không biết, không thấy
lá thư này (như vẫn phản ứng trước các kiến nghị tương tự trước đây), thì quý vị
sẽ có hành động gì chăng. Những lời yêu cầu “dân chủ” trong bức thư không kèm
theo hai chữ “tự do,” cũng là một điều đáng chú ý. Vì các ông Stalin, Mao Trạch
Ðông cũng đều tự nhận là dân chủ, họ còn nói chế độ của họ dân chủ gấp vạn lần
nền dân chủ ở các nước tư bản. Nhưng họ chỉ nói dân chủ mà không đả động gì đến
những quyền tự do cơ bản giúp con người sống có phẩm giá, gọi là “nhân quyền.”
Vì vậy, những người ngoài
đảng Cộng Sản Việt Nam có thể thất vọng. Thái độ tôn kính người nhiều tuổi đảng
cho thấy các người ký tên vẫn giữ một thứ tôn ti trật tự hoàn toàn nội bộ. Chỉ
nêu lên các thỉnh cầu mà không đòi hỏi, không tranh đấu, chứng tỏ 61 người vẫn
tuân thủ một tôn ti trật tự nội bộ. Dân chủ hóa đất nước và chống Trung Cộng
bành trướng là những mối quan tâm của 90 triệu người Việt Nam. Không phải chuyện
riêng của các đảng viên cộng sản. Nhưng 61 vị đảng viên trên chỉ thỉnh cầu cấp
trên trong đảng thay đổi, chứ không nói gì với người chung quanh. Ðây là thói
quen do suốt nửa thế kỷ sống trong một chế độ “xin, cho” tạo ra. Ðọc xong bức
thư chúng ta có cảm tưởng mình đang “đọc trộm” thư riêng của người khác; họ
không có ý gửi cho mình đọc những chuyện nội bộ của họ. Vì vậy, rất nhiều người
thất vọng; mặc dù vẫn kính trọng thiện chí của quý vị đã ký tên.
Một người Việt Nam có suy
nghĩ, trước cảnh đảng Cộng Sản “đưa đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện,
ngày càng tụt hậu so với nhiều nước xung quanh” chắc phải kêu gọi tất cả đồng
bào cùng lo xây dựng lại. Phải phát triển kinh tế; muốn thế phải xây dựng dân
chủ; và phải phục hưng văn hóa. Ðây là chuyện chung của cả nước, không thể giao
cho mấy chục người trong một đảng cầm quyền định đoạt hết được.
Từ 100 năm trước đây Phan
Châu Trinh đã đặt một thứ tự ưu tiên cho ba việc kể: Phục hưng văn hóa là điều
quan trọng nhất (dân khí, dân trí), kinh tế hưng thịnh (dân sinh) là hậu quả tự
nhiên. Khi Phan Tây Hồ đặt các ưu tiên như vậy, cụ không nói đến thứ tự thời
gian mà nhấn mạnh đến tầm quan trọng. Trong ba lãnh vực văn hóa, chính trị,
kinh tế, thì dân khí, dân trí có vai trò quyết định. Một nước làm ăn giầu có
hơn mà dân trí, dân khí vẫn thấp kém thì sẽ không thể tiến xa được, nhất là
trong thời đại “kinh tế tri thức” hiện nay. Một nước mở cửa thị trường mà không
có luật pháp minh bạch, thì riêng nạn tham nhũng không thôi cũng khiến cho kinh
tế chậm lụt mãi mãi. Cho nên nếu không dân chủ hóa thì kinh tế khó phát triển.
Nhưng một nước thiết lập thể chế dân chủ rồi mà dân khí, dân trí chưa phấn khởi,
thì nền dân chủ sẽ chỉ có trên giấy tờ. Dân khí phấn khởi khi nào mọi công dân
coi “việc nước” cũng là phận sự của chính mình. Do đó, chính mình phải quan
sát, theo dõi, kiểm tra những người đang nắm quyền hành trong nước. Việc xây dựng
chế độ tự do dân chủ là việc của toàn dân, chứ không thể giao khoán cho một
nhóm người nào cả. Ðó không phải là “công tác mới” của hàng chục triệu đảng
viên cộng sản Việt Nam! Họ không thể quyết định thay cho 90 triệu con người.
Muốn phục hưng dân khí của
người Việt Nam thì những nhà trí thức phải có thái độ và hành động mới. Cứ tiếp
tục thái độ “xin cho” thì không bao giờ “phấn dân khí” được. Dân khí sẽ bùng
lên khi thấy những hành động quyết liệt, cam đảm. Không thể rụt rè, xin xỏ. Bức
thư yêu cầu đảng Cộng Sản “chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ”
nhưng lại nói thêm, “một cách kiên quyết nhưng ôn hòa.” Có người Việt Nam nào
bây giờ đang đòi thay đổi chế độ bằng bạo lực đâu, mà phải lo lắng như vậy? Một
bức thư “yêu cầu” thay đổi với lời lẽ lễ phép từ đầu đến cuối, như vậy không đủ
chứng tỏ các người soạn thư rất ôn hòa hay sao? Có lời lẽ nào trong thư tỏ ra
muốn bạo động, quá khích đâu? Văn tức là người. Ðọc cái đuôi “kiên quyết nhưng
ôn hòa” người ta cảm thấy một tình trạng tâm thần không yên ổn, vừa nói vừa lo
ngại sẽ bị chụp mũ, bị đàn áp, tù tội, lo bị gán cho cái tội “xét lại, chống đảng”
như kinh nghiệm đã dậy. Thái độ này khó mà giúp cho công việc “phấn dân khí.”
Cho nên, chúng tôi ước
mong các đảng viên Cộng Sản Việt Nam sẽ đồng ý và phổ biến bức thư của 61 đảng
viên mới công bố, nhưng yêu cầu quý vị hãy bầy tỏ thái độ một cách kiên quyết
hơn nữa. Phải nói thẳng rằng đây là những đòi hỏi tối thiểu của chúng tôi. Phải
xác định rằng nếu lá thư này không được trả lời, nếu các yêu cầu này không được
thỏa mãn trong vòng ba tháng, sáu tháng, chúng tôi sẽ từ bỏ đảng, sẽ kêu gọi đồng
bào tập họp trong một (hay nhiều) đảng mới, tranh đấu buộc đảng Cộng sản phải
thay đổi: Thực hiện tự do dân chủ và hành động cương quyết với Trung Quốc. Ông
Nguyễn Hữu Thọ từng nói, đại ý: Muốn tự do thì phải tranh đấu chứ không thể xin
người ta ban cho được. Gần 40 năm rồi, nhiều người không còn nhớ câu đó nữa.
Nguồn: Người Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét