7-8-2014
Hình bên: Biểu tình là làm chính trị công dân.
(VNTB) Tôi hoàn toàn đồng ý với bài viết của tác giả Lê Tuấn trên mục Diễn Đàn của VNTB (http://www.ijavn.org/2014/08/vntb-lam-bao-co-phai-la-lam-chinh-tri.html).
(VNTB) Tôi hoàn toàn đồng ý với bài viết của tác giả Lê Tuấn trên mục Diễn Đàn của VNTB (http://www.ijavn.org/2014/08/vntb-lam-bao-co-phai-la-lam-chinh-tri.html).
Tôi rất tiếc là có nhiều người hiểu sai từ "chính trị" và sợ từ
"chính trị". Nay xin có vài ý kiến thô thiển:
Chính trị, theo nghĩa đơn giản, là góp phần làm cho việc cai trị xã hội được
thêm phần minh chính, thêm đầy công lý (nghĩa là thêm dân chủ, tự do).
Theo tôi biết, người ta phân biệt có hai loại chính trị: chính trị công dân và
chính trị đảng phái
Mọi con người sống trong xã hội đều có nghĩa vụ làm chính trị công dân, một số có khả năng và khuynh hướng "trị quốc" thì làm chính trị đảng phái (tức là tham gia vào một đảng phái, đấu tranh ở nghị trường, để nắm quyền lực mà phục vụ quốc gia).
Mọi người đều có nghĩa vụ làm chính trị công dân, bởi lẽ mọi hành vi của mỗi
người liên quan đến tha nhân và xã hội đều mang tính chính trị, nghĩa là góp phần
làm cho xã hội tốt đẹp hơn, công bình hơn, dân chủ hơn, tự do hơn, hay là ngược
lại.
Ví dụ tôi tẩy chay hàng hóa Tàu vì nó độc hại cho bản thân tôi, gia đình tôi, đồng
bào tôi, và vì nó cũng đang là phương tiện làm giàu của một số cán bộ đang liên
doanh với Trung Quốc xâm lược, đó là một hành vi chính trị. Ngược lại, tôi mua
hàng Tàu để giúp Trung cộng phát triển kinh tế hầu thực hiện tham vọng bá chủ
thế giới, xâm lăng đất nước, đó cũng là một hành vi chính trị.
Ví dụ tôi tẩy chay kiểu bầu cử "đảng cử dân bầu" vì không muốn tiếp tục
củng cố ách cai trị độc tài độc đảng của Cộng sản, đó là một hành vi chính trị.
Nhưng ngược lại, nếu tôi đi bầu theo kiểu đó, thì cũng là một hành vi chính trị,
vì tôi góp phần làm cho cái chế độ vừa bất công, vửa thối nát, vừa gian dối, vừa
tàn bạo này ngự trị lâu dài trên dân tộc tôi.
Ví dụ tôi lên tiếng trước bất công, trước tham nhũng, trước áp bức, trước bạo
hành, trước tuyên truyền lừa gạt, đó là một hành vi chính trị. Ngược lại nếu
tôi im lặng để cho Hiến pháp theo cương lĩnh đảng được ra đời, để cho nhà cầm
quyền địa phương cướp bóc đất ruộng của dân, để cho công an đánh đập dân lành,
để cho cán bộ ức hiếp tín đồ tôn giáo...., thì đó cũng là một hành vi chính trị.
Vấn đề là tôi chọn chiều hướng chính trị nào? Chiều hướng cổ vũ độc tài, bất
công (dù có thể tôi vô tình, không ý thức...), hay chiều hướng cổ vũ tự do, dân
chủ. Và tôi cần tự vấn lương tâm về vấn đề này, một vấn đề không bao giờ thoát
khỏi cuộc "sống cùng, sống với" của tôi.
Tại VN lúc này, đảng CS luôn tìm cách làm cho người ta sợ từ "chính trị"
và chuyện "chính trị", để cho người dân im lặng nhẫn nhục trước các
sai lầm và tội ác của nhà cầm quyền ở nhiều địa phương. Đang khi đó thì CS
chính trị hóa mọi chuyện, kể cả chính trị hóa giáo dục, khoa học, kinh tế
v..vv... làm biến đổi bản chất các lãnh vực này và gây bao tác hại cho quốc
gia, dân tộc.
Tôi xin kết thúc với lời của tác giả Việt Hoàng:
"Chính trị là làm việc cùng nhau để thay đổi xã hội và làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Chính trị không có gì là xấu mà ngược lại nó là sự cống hiến và hy sinh cao đẹp. Sỡ dĩ chính trị xấu là do những người tốt lẩn tránh nó và nhường lại nó cho những kẻ xấu…”",
và với lời của tác giả Lê Tuấn:
"Chúng ta đang tham gia chính trị/hoạt động chính trị. Và chúng ta không từ bỏ điều đó hoặc cố che giấu điều đó. Đừng khiến chính mỗi người chúng ta phải mắc bệnh “sợ chính trị” đến như vậy. Nếu như những người tri thức đã sợ thế, những người tham gia Hội đoàn độc lập mà còn sợ thế thì thử hỏi những người nông dân, công dân sẽ như thế nào?".
"Chính trị là làm việc cùng nhau để thay đổi xã hội và làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Chính trị không có gì là xấu mà ngược lại nó là sự cống hiến và hy sinh cao đẹp. Sỡ dĩ chính trị xấu là do những người tốt lẩn tránh nó và nhường lại nó cho những kẻ xấu…”",
và với lời của tác giả Lê Tuấn:
"Chúng ta đang tham gia chính trị/hoạt động chính trị. Và chúng ta không từ bỏ điều đó hoặc cố che giấu điều đó. Đừng khiến chính mỗi người chúng ta phải mắc bệnh “sợ chính trị” đến như vậy. Nếu như những người tri thức đã sợ thế, những người tham gia Hội đoàn độc lập mà còn sợ thế thì thử hỏi những người nông dân, công dân sẽ như thế nào?".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét