Nguyễn An Dân
24-7-2014
Giữa tháng 7 năm /2014
Trung Quốc chính thức rút giàn khoan HY-981 khỏi khu vực quần đảo Hoàng Sa, chấm
dứt một cuộc “dàn quân” và khẩu chiến leo thang có nguy cơ châm ngòi xung đột
vũ trang giữa các bên có lợi ích liên quan.
Tuy nhiên, dư chấn của
giàn khoan này để lại là không nhỏ. Một cuộc “động đất chính trị” lan tỏa mạnh
trong Việt Nam, bắt đầu từ lời tuyên bố được coi là “mạnh mẽ hơn trước đây” của
thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi nói về ‘tình hữu nghị mơ hồ lệ thuộc” giữa Việt
Nam-Trung Quốc và đáp lại là bài viết của báo đảng Trung Quốc khi kêu gọi ‘đứa
con hoang đàng Việt Nam hãy trở về”
Theo nhiều luồng dư luận
nhận định rằng giàn khoan HY-981 chỉ là mở đầu cho cuộc chiến Mỹ-Trung về ảnh
hưởng tại châu Á nói chung và lợi ích địa chính trị tại Biển Đông cùng kênh đào
Kra nói riêng của các quốc gia có liên quan. Trước âm mưu đó, quốc gia trực tiếp
chịu ảnh hưởng nhất là Việt Nam sẽ thế nào? Phải chăng giàn khoan đã được rút
đi nhưng cơn chấn động vẫn còn ở lại, một cơn chấn động chính trị cho nội bộ
ban lãnh đạo đảng Cộng Sản VN, tuy ngấm ngầm nhưng ngày càng gay go hơn, từ nay
đến Đại Hội đảng 2016. Ai sẽ nắm được quyền chủ động? TBT Nguyễn Phú Trọng hay
TT Nguyễn Tấn Dũng?
“Nhóm thân Trung Quốc” ?
Lâu nay giới quan sát
chính trị Việt Nam cho rằng có sự ảnh hưởng của Trung Quốc vào chính trị Việt
Nam qua hội nghị Thành Đô 1990, trong đó có một số thỏa thuận nay đã được hé ra
cho quần chúng biết, như “các vấn đề có thể gây ảnh hưởng cho nhau giữa hai đảng-
hai nước mà cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Trung Quốc không đăng thì cơ
quan ngôn luận đảng cộng sản Việt Nam không đăng” (1)
Cũng trong thời gian có
giàn khoan, website tự công bố là “chính thức của thủ tướng”, trang www.nguyentandung.org, đã đăng tải nhiều
thông tin lâu nay là “cấm kỵ”, mang tính công kích đảng, như ‘nếu đảng không dẫn
dắt nhân dân khởi kiện Trung Quốc thì còn cần đảng lãnh đạo làm gì nữa”, “ngăn
cản khởi kiện là phản bội dân tộc”. (2)
Các quan chức của đảng hiện
nay vẫn còn nói rằng đang cân nhắc thời điểm hợp lý để có lợi ích lớn nhất khi
kiện. Nhân dân thì không hiểu thế nào hợp lý khi mà Trung Quốc đã nổ súng chiếm
Hoàng Sa năm 1974, Gạc Ma ở Trường Sa năm 1988, nhất là trong thời gian diễn ra
sự việc giàn khoan, đã có 2 ngư dân chết. Đã 40 năm qua rồi (tính từ 1974) vẫn chưa
có thời điểm hợp lý hay sao, dù Trung Quốc đã bắn chết hàng trăm binh sĩ và người
dân, cùng xây nhà, sân bay, trường học ở hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa?
Sự nhân nhượng lâu nay của
“lực lượng duy nhất có đủ uy tín và sáng suốt để lãnh đạo đất nước“ là Đảng Cộng
Sản Việt Nam trước Trung Quốc sau một loạt những diễn biến kể trên khiến người
ta có thể tin rằng thông tin nói “một bộ phận trong đảng là thân Trung Quốc và
bị Trung quốc chi phối” là có cơ sở ?
Nhóm thân Mỹ ?
Một luồng dư luận khác
cũng nhận định rằng các đời Thủ tướng Việt Nam, khởi đi từ thời kì đổi mới năm
1986 đến nay, có xu hướng ngả về Phương Tây và Mỹ, để qua đó kêu gọi sự ủng hộ tài
chánh, kỹ thuật, nhằm phát triển đất nước.
Đến thời điểm trước 1986,
do theo ý thức hệ cộng sản-XHCN, nên quyền lực của chức danh Tổng Bí Thư là lớn
nhất, nên khi đó ở chức danh này có thể huy động sự ủng hộ của các quốc gia
XHCN khác như Trung Quốc, Liên Xô và các nước Đông Âu. Khi mà Việt Nam không
liên hệ với thế giới tư bản, chức Thủ tướng được đảng dựng ra để quản lý đất nước
trong đối nội, chỉ có vai trò khiêm tốn trong thiết chế quyền lực cộng sản thời
kỳ bấy giờ.
Sau khi Liên Xô và các nước
XHCN Đông Âu tan rã, đảng buộc phải thực hiện “đổi mới” , mở cửa bang giao với
thế giới tư bản. Theo đó, vai trò của chức danh Thủ tướng dần dần trở nên quan
trọng, vì vốn dĩ các quốc gia Châu Âu và Bắc Mỹ giàu có chỉ làm việc với chính
phủ, theo đúng truyền thống ngoại giao quốc tế, không làm việc với đảng cầm quyền.
Chức danh thủ tướng Việt
Nam từ vai trò “hình nhân thế mạng” ở quá khứ đã dần dần có ưu thế hơn qua việc
kiêm lo đối nội lẫn đối ngoại theo quốc tế đòi hỏi. Kết quả là chính phủ có vai
trò quan trọng trong việc ban hành chính sách, thương thảo quốc tế, có quyền lực độc lập hơn qua việc huy động được
các nguồn hỗ trợ tài chánh bên ngoài từ Mỹ và phương Tây.
Chính vì thế nên sau 1975
đến nay các đời Thủ tướng Việt Nam đều “không yên thân”. Phạm Hùng thì bị chết
trong một tai nạn giao thông khi đương chức, Võ Văn Kiệt suýt bị thay thế năm
1990 (vụ Hà Phan), khi về hưu thì bị quản chế, theo dõi, va theo tin đồn, bị
“mưu hại” khi muốn lập lại đảng Lao Động. Phan Văn Khải thì than thở với những
người thân tín đại ý “chúng nó nắm hết, mình có quyết được gì nhiều đâu”, về
hưu khi chưa hết nhiệm kỳ rồi sống tiếp trong im lặng. Mới đây là Nguyễn Tấn
Dũng suýt bị kỷ luật vì “điều hành kinh tế yếu kém, phai nhạt lý tưởng và đạo đức
cách mạng” theo diễn văn tổng kết tại Hội Nghị Trung Ương 6 của đảng năm 2012
(3). Phải chăng hệ lụy kéo theo do mâu thuẫn này là cái chết của vài ông tướng
thứ trưởng an ninh-tình báo của công an Việt Nam trong mấy năm qua nhằm giấu
kín các âm mưu thanh trừng này khỏi vỡ lỡ ?
Các sự kiện đã xảy ra như
thế đã làm dư luận sinh ra nghi ngờ, không thiếu cơ sở, rằng lâu nay luôn có
tranh chấp mạnh mẽ trong đảng về đường lối đối ngoại “theo Trung hay theo Mỹ”
giữa 2 nhóm Tổng Bí Thư và nhóm Thủ Tướng, và cao trào nhất là mấy tháng qua. Và
phải chăng đại hội 12 của đảng vào năm 2016 sẽ là hiệp đấu quyết định, do đó Trung
Quốc thấy cần rút giàn khoan để tạo lại uy thế cho nhóm thân Trung Quốc trong đảng
hiện nay?
Trận chiến hai bên
Từ năm 2012 đến nay, người
đứng đầu chính phủ nhiều lần phát ngôn “mang tính chống đối bành trướng Trung
Quốc”, nhất là từ khi có giàn khoan, còn người đứng đầu đảng là Tổng Bí Thư thì
tập trung vào việc chống tham nhũng. Thậm chí ngay khi giàn khoan còn hiện diện,
ông Nguyễn Phú Trọng im lặng khá lâu và khi phát ngôn lại thì dù phải chống việc
Trng quốc đặt giàn khoan nhưng vẫn luôn cảnh giác phải thận trọng “sai một ly
đi một dậm”, vẫn đặt nặng việc bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ, cảnh giác âm mưu “diễn
biến hòa bình” của “các thế lực thù địch”….
Trong thiết chế một đảng
độc quyền lãnh đạo, việc chống tham nhũng trong thực chất thường chỉ là một
hình thức thanh trừng nội bộ để củng cố quyền lực hơn là chống tham nhũng thực
sự. Việc Tập Cận Bình đang làm với nhóm Chu Vĩnh Khang- Bạc Hy Lai phải chăng sẽ
là hình ảnh cuộc chống tham nhũng của Việt Nam trong tương lai gần đến do tổng
bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn dắt để thanh trừng nhóm chống đối phía Thủ tướng?
Và phía Thủ tướng cũng chống
tham nhũng để phản công lại. Nếu đảng đem “người được coi là nhóm thủ tướng” là
Phạm Thanh Bình ở Vinashin ra xử thì Thủ tướng cũng đem Dương Chí Dũng ở Vinalines
ra xử, mà cao trào vụ án này là cái chết của một tướng an ninh lâu nay trung
thành với đảng là thượng tướng Phạm Quý Ngọ.
Truyền thông nhà nước nói
rằng tướng Ngọ “chết vì bệnh” và sau đó các cơ quan tư pháp Việt Nam tuyên bố khép
lại vụ án Vinalines và các lời khai của Dương Chí Dũng về các nhân vật “cao cấp
hơn tướng Ngọ”. Tưởng hết chuyện, không ngờ tháng 6 vừa qua, vụ việc lại mở ra
lần nữa, qua quyết định kiểm toán lại Vinalines do Đinh La Thăng ký, và tuyên bố
của Nguyễn Bá Thanh, trưởng ban nội chính trung ương “các lời khai của Dương
Chí Dũng đang được tiếp tục điều tra”, vào tháng 6/2014 vừa qua
Có lẽ ông Nguyễn Bá
Thanh, người được coi là cánh tay chống tham nhũng của Tổng bí thư, với tính
cách thắng thẳn cùng khát vọng cải cách của mình, đã bất mãn với nhóm thân
Trung Quốc đang bị nhân dân coi là “nhu nhược”, nên chuyển qua ủng hộ nhóm Thủ
tướng bằng cách mở rộng tiếp điều tra vụ Dương Chí Dũng bỏ trốn. Dương Chí Dũng
khai rằng có đưa 500.000 USD cho tướng Ngọ, nhưng nhân dân nghĩ rằng nếu có việc
tướng Ngọ thả Dũng, thì không thể vì 500,000 USD đó. Với một Thượng tướng an
ninh cao cấp đang ở thế ngôi sao sáng, không thể và không dại gì vì “tham vặt
10 tỷ đồng” mà hủy tiền đồ chính trị đang lên của mình.
Và phải chăng nhóm Thủ tướng
lại có cú phản đòn thứ hai và thứ ba vào lúc này khi mà liên tiếp trong hai
ngày 21 và 22 tháng 7/2014, Tổng thanh tra chính phủ và Tổng cục cảnh sát tuyên
bố vào cuộc điều tra hai vụ đại án. Một vụ lem nhem giải tỏa đền bù ở quận Đống
Đa từ năm 2004 (thời kỳ ông Nguyễn Phú Trọng còn là Bí thư thành ủy Hà Nội) và
vụ vỡ ống nước 9 lần của Vinaconex, một doanh nghiệp lớn có vốn nhà nước và có
nhiều “quan hệ sâu xa” với 2 ủy viên Bộ Chính Trị “được coi là trong nhóm Tổng
bí thư”. Đó là Tô Huy Rứa, Trưởng ban tổ chức trung ương, và Phạm Quang Nghị, Bí
thư thành ủy Hà Nội đương nhiệm.
Rất đáng chú ý trong cách
nhóm chính phủ vào cuộc hai vụ án này, một là phát biểu của ông Nguyễn Hồng Điệp
(Trưởng ban tiếp dân Trung ương) “trong hai cuộc thanh tra thì một lần Bộ Xây Dựng
phải thu hồi quyết định thanh tra mà không nói rõ lý do. Đặc biệt, hồ sơ vụ việc
cho biết, tại lần thanh tra lần thứ nhất từ tháng 7/2007 đến tháng 7/2008, có 4
trong 9 nội dung Thanh tra Bộ Xây dựng không thể tiến hành để đưa ra kết luận
vì “thái độ chống đối, thiếu hợp tác của công ty Bảo Long” và “thái độ bao che
dung túng của chính quyền các cấp tại địa phương”, và “trong năm nay dù đầu năm
không có kế hoạch làm nhưng phải kiên quyết làm ngay”(4).
Cả hai vụ đều có chung một
sự lạ nữa, trái với thông lệ, là các ‘đại án ngàn tỷ” thì an ninh có thẩm quyền
điều tra, nhưng lần này theo tuyên bố của Thanh tra chính phủ thì là Tổng cục cảnh
sát đang điều tra. Phải chăng các vụ này có dính đến các ủy viên Bộ Chính Trị
trong nhóm đối lập với Thủ tướng, nên lực lượng an ninh, vốn lâu nay được coi
như “thanh kiếm của đảng”, đã bị Thủ tướng cho đứng ngoài cuộc, thay bằng lực
lượng cảnh sát?
Tương lai của đảng ?
Trong bối cảnh Việt Nam đang
cần cải cách thể chế để vào TPP, một lối thoát quan trọng cho sự trì trệ của nền
kinh tế hiện nay, và cần một thỏa thuận liên minh với Mỹ và khối đồng minh lâu
đời của Mỹ ở Đông Á nhằm đương cự được với bành trướng Trung Quốc, thì có thể “trận
nội chiến” của hai nhóm trong đảng sẽ có kết quả vào hội nghị Trung Ương 10 cuối
năm nay. Các đòn thế của hai bên --một đằng là “bỏ phiếu tín nhiệm nếu không đạt
là cho nghỉ ngay” mà Tổng bí thư đã tuyên bố, và một đằng là sự vào cuộc ngoài
kế hoạch cua nhóm Thủ tướng để tiếp tục làm sáng tỏ 3 vụ án nói trên—phải chăng
là những đòn tiến công đưa ra trước khi có Hội Nghị TW 10 là để làm mất uy tín
nhau ?
Trong các diễn biến như
thế, có một luồng dư luận nhận định rằng có thể Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang lên
kế hoạch chuẩn bị nắm chức Tổng bí thư đảng tại đại hội 12 để thực hiện tuyên bố
đầu năm “Đảng nắm chắc ngọn cờ dân chủ”. Chỉ có nắm được đảng, với sự hỗ trợ của
Mỹ và phương Tây, mới có thể “nắm chắc ngọn cờ dân chủ”và mới có đủ sức đương cự
lại bành trướng Bắc Kinh.
Và phải chăng, để vô hiệu
hóa kế hoạch này, nên phiá Tổng bí thư đã đi một bước trước. Ngày 23/07/2014 vừa
qua, Bí thư thành ủy Hà Nội, người ‘đang được coi là’ ‘tổng bí thư dự bị” vào đại
hội 12 năm 2016, đã đi Mỹ và “vận động Mỹ ủng hộ Việt Nam”. Trong khi đó thì
Ngoại trưởng Phạm Bình Minh vẫn chưa được đi Mỹ dù đã được Ngoại Trưởng John
Kerry của Mỹ mời từ lâu.
Theo truyền thông đưa tin
thì ông Phạm Quang Nghị đi theo lời mời của Bộ Ngoại Giao Mỹ. Dường như chuyến
đi này không có gì quan trọng cho quan hệ Việt-Mỹ theo các tin tức loan ra. Như
vậy phải chăng nhóm thân Trung Quốc trong đảng vận động cho chuyến đi này để thực
hiện kế hoạch “một ná hai chim”. Một là chứng tỏ cho dư luận thấy nhóm Tổng bí
thư không vì e ngại đánh mất quan hệ với Trung Quốc mà bỏ qua việc vận động Mỹ ủng
hộ Việt Nam giữ chủ quyền, hai là “vua kế vị” Phạm Quang Nghị muốn giành bớt ảnh
hưởng của “người toan tính tiếm quyền” Nguyễn Tấn Dũng trong thời gian từ đây đến
khi đại hội đảng 12 diễn ra ?
Phía Thủ Tướng chẳng thể
ngồi yên. Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đang đi một vòng các nước Âu châu, và chắc
sẽ qua Mỹ trước HNTW 10, khi mà Thủ tướng Dũng đã nắm chắc được đa số phiếu
trong Bộ CT.
Trong một diễn biến khác,
cũng xảy ra một việc thú vị. Trên tờ Người Đô Thị, tờ báo, theo dư luận, đang
được coi là “cơ quan phát ngôn của một xu hướng cải cách chính trị bên trong
thành ủy TpHCM”, đã cho đăng một trang truyện tranh sáng tác ngắn, trong đó có
lời phát ngôn muốn ‘bỏ búa liềm” và dùng “công cụ” của một nước Viễn Đông xa
xôi mang tính trung lập (5). Phải chăng đó là tín hiệu báo ra bên ngoài về một
chiến lược cải cách chính trị của Việt Nam trong tương lai khi nhóm thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng thắng thế.
Mô thức sẽ là “bỏ búa liềm” trong ngắn hạn, trung hạn là mô hình Nga năm 1991 và dài hạn là mô hình một nhà nước dân chủ trong thế trung lập (và chuyên lo kiếm tiền để giàu mạnh) như thông điệp lồng trong nội dung truyện tranh? Một câu truyện bằng tranh thật “táo bạo” trên một tờ báo “lề phải” và trong khuôn khổ của chế độ độc đảng Mác xít-Lêninit hiện nay. Nó có báo hiệu tương lai “bỏ búa liềm”, tự lột xác, của đảng CS hiện nay hay không? Nó có báo hiệu một mùa xuân dân chủ phi Mác xít tai Việt Nam hay không? Những câu hỏi đó chỉ có lời giải đáp khi cuộc “nội chiến” trong đảng chấm dứt, và cần được theo dõi trong những tháng năm tới.
Mô thức sẽ là “bỏ búa liềm” trong ngắn hạn, trung hạn là mô hình Nga năm 1991 và dài hạn là mô hình một nhà nước dân chủ trong thế trung lập (và chuyên lo kiếm tiền để giàu mạnh) như thông điệp lồng trong nội dung truyện tranh? Một câu truyện bằng tranh thật “táo bạo” trên một tờ báo “lề phải” và trong khuôn khổ của chế độ độc đảng Mác xít-Lêninit hiện nay. Nó có báo hiệu tương lai “bỏ búa liềm”, tự lột xác, của đảng CS hiện nay hay không? Nó có báo hiệu một mùa xuân dân chủ phi Mác xít tai Việt Nam hay không? Những câu hỏi đó chỉ có lời giải đáp khi cuộc “nội chiến” trong đảng chấm dứt, và cần được theo dõi trong những tháng năm tới.
Người ta nói cái đập cánh
của một con bướm cũng có khả năng gây ra cơn bão. Chính trường Việt Nam đang có
hàng loạt dấu hiệu và hoạt động sóng gió như vậy, e rằng cơn bão tư tưởng,
chính trị sẽ còn lớn hơn bão Thầm Sấm vừa qua, chỉ là không biết nó thổi về hướng
nào, Mỹ hay Trung Quốc?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét