Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




YÊU NƯỚC TRÊN ĐẦU NÒNG SÚNG

Nguyễn Văn Thạnh
29-5-2014

Yêu quê hương đất nước là một tình cảm thiêng liêng của con người và chúng ta đồng ý với nhau là có rất nhiều cách thức thể hiện tình yêu nước. Không ai trong chúng ta có quyền phán xét tình yêu nước theo cách nào là tốt nhất.

Tuy nhiên chúng ta có quyền bàn luận về nó. Hôm nay chúng ta bàn luận một kiểu yêu nước được nhiều người trẻ ủng hộ, cổ súy: yêu nước là dũng cảm cầm súng ra chiến trường. Quan niệm của những người này, ai không dám cầm súng ra chiến trường là hèn nhát, là không yêu nước. Yêu nước thì không cần nói nhiều, đi đăng ký nghĩa vụ quân sự, xung phong ra biển đảo.

Tôi đồng ý đây là một kiểu yêu nước mạnh liệt, thể hiện tinh thần bất khuất của tiền nhân trong việc giết giặc giữ nước. Tuy nhiên trong thời đại hướng tới hòa bình, văn minh trí tuệ, kiểu yêu nước vẫn còn nhiều khiếm khuyết và rất dễ bị biến thành chủ nghĩa dân tộc sovanh.

Những người yêu nước theo kiểu này thường đánh giá cao lòng dũng cảm, sự liều hy sinh. Họ dè bỉu, chê bai những ai không sẵn sàng như họ.

Nhiều người trong số họ thách thức những blogger, facebooker phản biện là có yêu nước thì hãy đăng ký làm lính để cầm súng ra đảo.

Có một nghịch lý là họ hô hào cầm súng, hô hào hy sinh nhưng lại im thin thít trước những bất công của xã hội. Họ sợ hay họ không quan tâm?

Lịch sử cho thấy, nền chính trị độc tài sẽ làm cho người dân trở nên hèn yếu khi lên tiếng tranh đấu cho quyền công dân, cho nền dân chủ nhưng lại trở nên rất hung hăng trong cách thể hiện lòng yêu nước bằng bạo lực, súng đạn.

Trong xã hội với lòng yên nước trên đầu họng súng nổi trội thì những người có tư tưởng tranh đấu vì sự canh tân đất nước cũng rất khó khăn và gần như không có cơ hội. Nhà cầm quyền luôn đủ gian manh và khôn ngoan để tạo ra những sự kiện nhằm kích thích lòng yêu nước sovanh rồi trên cơ sở đó vu vạ cho những nhà tranh đấu dân chủ là phá rối, làm tổn hại tình đoàn kết dân tộc để đối phó với ngoại xâm.

Chính vì điều này mà ta thấy vì sao nhà cầm quyền Trung Quốc đưa giàn khoan xuống biển đông gây hấn trong khi đất nước họ lại đầy bất ổn. Lòng yêu nước là một công cụ chính trị mà nhóm cầm quyền rất dễ dàng lợi dụng từ người dân.

Yêu nước không chỉ là việc đánh giặc giữ nước mà còn phải dũng cảm tranh đấu với cái sai, cái lạc hậu để đất nước giàu mạnh, văn minh. Xây dựng đất nước hùng cường là cách thức bảo vệ đất nước tốt nhất.

Lòng yêu nước là một nguồn năng lượng to lớn để thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và kiến tạo đất nước. Bất cứ nguồn năng lượng nào cũng có hai mặt của nó: nó có thể rất hữu dụng hoặc tàn phá ghê gớm. Để có thể sử nguồn năng lượng này cho việc tốt đẹp, chúng ta cần có một nhận thức đúng đắn về lòng yêu nước. Bỡi lẽ như một vị công thần có công lớn trong việc kiến tạo nước Nhật hiện đại văn minh-Fukuzawa Yukichi-đã nói “quốc dân không có chí khí độc lập, không có tinh thần tự do thì lòng yêu nước cũng hàm hồ, nông cạn, vô trách nhiệm”.

Thanh Blog


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét