Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




TRUNG QUỐC SA BẪY, VIỆT NAM CÚI ĐẦU ?

Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông
20-6-2014

Điều còn có thể cho là may mắn là cuộc đối đầu về giàn khoan HD-981 chưa chuyển sang đấu súng. Thay vào đó, nó đã đi đến một cuộc đấu chữ tại LHQ.

Trong cuộc đấu chữ này, Việt Nam đã “khai hỏa” trước. 

Ngày 2/6/2014 Việt Nam yêu cầu Tổng Thư ký LHQ lưu hành một công hàm cho phiên họp thứ 68 của tổ chức này, phản đối về giàn khoan HD-981, cũng như ghi mệnh đề thường lệ nói rằng “Việt Nam có đầy đủ dẫn chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa”.

Ngày 9/6/2014 Việt Nam gửi thêm một công hàm, có lẽ liên quan đến việc tàu Trung Quốc đâm chìm một tàu cá Việt Nam.

Sau đó, Trung Quốc “phản pháo” bằng cách gửi đến LHQ một “văn bản về lập trường”.

'Giành thế thượng phong'

Bộ Ngoại giao TQ phản ứng liên tục sau những cuộc họp báo của VN.

Không chỉ cáo buộc ngược lại Việt Nam, văn bản này còn ghi Trung Quốc đã quản lý Hoàng Sa từ đời Bắc Tống, cũng như đưa ra những vấn đề như công hàm Phạm Văn Đồng, các tuyên bố có hại khác của quan chức và truyền thông của VNDCCH, sách giáo khoa và bản đồ của VNDCCH ghi Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc.

Phản công mạnh mẽ của Trung Quốc đã đạt được ba thành công quan trọng cho họ.

Thành công thứ nhất là nó làm cho một số nhà bình luận nghiêng về phía Trung Quốc, hay ít nhất không còn nghiêng về phía Việt Nam như trước. Chúng ta chỉ có thể dự đoán nó có ảnh hưởng gì với thế giới.

Thành công thứ nhì là nó đã đẩy cuộc thảo luận ra khỏi phạm trù của luật biển, nơi Trung Quốc chắc chắn đã vi phạm luật quốc tế, vào phạm trù tranh chấp chủ quyền đảo, nơi có rủi ro pháp lý cho Việt Nam, trong khi Trung Quốc lại có nhiều lợi thế tuyên truyền.

Với hai thành công trên, Trung Quốc đã gây nhiều thiệt hại cho vị trí thượng phong mà Việt Nam đã đạt được trong cuộc tranh thủ dư luận trong suốt tháng trước đó, nếu không muốn nói rằng Trung Quốc đã giành được thế thượng phong.

Thành công thứ ba là, với việc nêu ra công hàm Phạm Văn Đồng và các hành vi có hại khác của VNDCCH, Trung Quốc đã đánh một đòn tâm lý mạnh vào lãnh đạo Việt Nam cũng như người dân Việt.

Trong khi Bộ Chính trị Việt Nam còn đang chần chừ về việc kiện Trung Quốc thì đòn này có thể đã làm cho họ thêm bối rối và mất tinh thần, mặc dù thật ra để đơn phương kiện Trung Quốc thì hồ sơ sẽ không phụ thuộc vào Hoàng Sa là của nước nào.

Đòn này cũng làm cho người Việt bị chia trí. Như vậy, khả năng đối phó của Việt Nam trong vấn đề giàn khoan HD-981 bị sút giảm đi nhiều.

Thế nhưng, đòn phản công này của Trung Quốc cũng bao hàm một số rủi ro cho họ. 

Rủi ro thứ nhất là lập luận của họ có thể bị Việt Nam phản biện trước LHQ. Phản biện của Việt Nam có thể có ba mũi nhọn.

Mũi nhọn thứt nhất, Việt Nam buộc phải phản biện Trung Quốc về công hàm Phạm Văn Đồng và các hành vi có hại khác của VNDCCH.

Mũi nhọn thứ nhì, Việt Nam có thể lập luận cho rằng bất kể Hoàng Sa là của nước nào, vùng đặc quyền kinh tế thuộc Hoàng Sa không thể vươn ra đến các nơi Trung Quốc đã triển khai giàn khoan, cho nên các nơi đó chắc chắn thuộc vùng đặc quyền kinh tế của đất liền và các đảo ven bờ Việt Nam.

Mũi nhọn thứ ba, dù có yêu sách chồng lấn đi nữa thì việc Trung Quốc đơn phương triển khai giàn khoan trong vùng có yêu sách chồng lấn đã vi phạm Điều 74 của UNCLOS. Hai mũi nhọn sau là để đặt vấn đề vào lại phạm trù của luật biển, nơi Việt Nam có nhiều lợi thế.

Rủi ro thứ nhì là việc tranh cãi qua lại ở LHQ sẽ bác bỏ quan điểm của Trung Quốc là không có tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa.

Rủi ro thứ ba là qua việc đưa lập luận của họ ra trước LHQ, và tranh cãi với Việt Nam trước LHQ, chính Trung Quốc đã tham gia việc quốc tế hóa tranh chấp Hoàng Sa, điều mà họ luôn tránh từ trước đến nay.

'TQ đã sa bẫy'

Do đó, có thể nói rằng, với phản công mạnh mẽ của họ, và mặc dù đã có một số thành công, chính Trung Quốc đã sa vào bẫy.

Tuy nhiên, bẫy đó sẽ chỉ sập nếu Việt Nam gửi công hàm đến LHQ phản biện lại Trung Quốc. Cho tới nay, phản ứng của Việt Nam mới chỉ là đăng bài báo về lập luận của một cá nhân lên trang web của mình ở LHQ, và họp báo.

Những phản ứng đó rõ ràng là nhẹ ký hơn chính thức đưa ra lập luận phản biện trước LHQ, và cùng lắm chỉ cho thể là biện pháp tạm thời, không thể thay thế được việc đó. Thế giới sẽ có câu hỏi, “Tại sao Việt Nam không chính thức đưa ra lập luận phản biện trước LHQ?”

Vấn đề của Việt Nam không phải là không có lập luận pháp lý để phản biện, mà là ở quá trình chính trị để đi đến quyết định.

Nếu Việt Nam quyết định không phản biện ở LHQ thì Trung Quốc đã “có gan làm giàu” và sẽ chuyển bại thành thắng, trong khi Việt Nam sẽ đi từ thắng và cơ hội đến bại.

Một trong những hệ quả là Việt Nam sẽ bị mất niềm tin của những nước và những người ủng hộ mình trên thế giới, và lãnh đạo Việt Nam sẽ bị mất nhiều niềm tin của người Việt. Như thế, tương lai sẽ càng khó khăn thêm cho Việt Nam.

Có lẽ bất cứ người Việt nào quan tâm về Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông cũng mong muốn Việt Nam có công hàm phản biện chính thức trước LHQ. Có lẽ họ đều cho rằng đó là nghĩa vụ của chính phủ trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Người dân không thể tự đưa ra công hàm chính thức trước LHQ - nghĩa vụ của chính phủ là đại diện cho quốc gia trước LHQ và làm điều đó cho họ.

Nhưng chính phủ Việt Nam có sẽ làm không thì vẫn còn là câu hỏi mở.

Cho đến nay, chiến lược của Việt Nam để đối phó với Trung Quốc dường như là “nó đấm thì mình la, nó xoa thì mình im”. Nhưng chiến lược đó chỉ có thể dẫn đến việc mất hết từng bước, vì chiến lược của Trung Quốc là “đấm, xoa, đấm, xoa” cho đến khi họ giành được hết.

Trung Quốc đã “đấm” bằng giàn khoan HD-981, cũng như họ đang “đấm” lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam. Việt Nam đã “la”, nhưng Trung Quốc “la” lại lớn hơn. Và Trung Quốc đã gửi Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì sang “xoa”.

Đáng lẽ Việt Nam phải giật sập bẫy bằng cách gửi công hàm phản biện đến LHQ, nhưng phải chăng thay vào đó Việt Nam sẽ cúi đầu?

Nguồn: BBC


1 nhận xét:

  1. “ĐỒNG CHÍ” DƯƠNG KHIẾT TRÌ


    Vừa qua, viêc Dương Khiết Trì sang VN để “ đôn đốc đứa con hoang đàng trở về nhà”, và khi hai bên gặp nhau, họ vẫn gọi là “đồng chí”. Sự kiện này đã gây nên làn sóng phẫn nộ trong dư luận VN. Bởi vì, những hàng động vừa qua của TQ đã lộ nguyên hình là tên KẺ CƯỚP. Vậy tại sao VN vẫn gọi kẻ cướp là “đồng chí”?
    Dương Khiết Trì gọi giới lãnh đạo ĐCSVN là “đồng chí” là hoàn toàn đúng. Bởi theo ông Phùng Quang Thanh, thì mặc dù giữa hai nước hiện nay “đôi khi” còn tồn tại một số vấn đề bất đồng ý kiến. Nhưng đó là ..chuyện nhỏ . Về cơ bản, quan hệ giữa hai nước vẫn tốt đẹp?
    Người ta có thể hiểu rằng, những hành động TQ xâm chiếm lãnh thổ VN, đều nằm trong một “kịch bản” đã được hoạch định từ sau hội nghị Thành Đô năm 1990. Những hành động của TQ hiện nay chỉ là phần nổi của tảng băng, mà phần chìm đang dần dần hiện rõ. Người VN đặt nhiều câu hỏi: Tại sao nhà nước VN cho TQ khai thác boxit Tây Nguyên, một vị trí quan trọng về chiến lược, có nhiều tác hại về môi trường và bản sắc văn hóa Tây Nguyên ?Tại sao VN bán hàng trăm ngàn ha rừng đầu nguồn ở những nơi xung yếu cho TQ? Tại sao VN bán 22.700ha đất ở Vũng Áng, một vị trí xung yếu của miền Trung cho TQ thời hạn 70 năm? Tại sao trong nhiều công trình xây dựng quan trọng , các nhà thầu TQ thắng đến 90%? ..vv.
    Có như vậy mới giải thích được tại sao, kể từ khi hai nước VN và TQ ký hiệp
    định biên giới trên bộ từ năm 1999, hiện đã đóng hàng trăm cột mốc, vẫn không công khai tọa độ của đường ranh giới mới, cũng như tọa độ của các cột mốc biên giới ? Kể từ khi TQ đưa giàn khoan HD 981 xâm phạm lãnh hải nước ta đến nay đã gần hai tháng, mà hai cơ quan quyền lực nhất là BCHTƯ qua hội nghị TQ 9 và QH VN hiện đang họp vẫn “câm như hến”?
    Như vậy việc Dương Khiết Trì và các lãnh đạo VN gọi nhau là “đồng chí”là hoàn toàn đúng. Bởi vì hai bên đang thực hiện một mục tiêu chung, là biến quốc gia VN thành một tỉnh của TQ. Trong đợt đón Lý Khắc Cường thăm VN năm 2013, VN đã in cờ TQ có 6 ngôi sao, mà nguyên cờ TQ chỉ có 5 sao, Việc VN in thêm một sao thể hiện “tâm nguyện” của họ muốn việc sát nhập càng sớm càng tốt. Rồi trong sách giáo khoa của lớp vỡ lòng, người ta đã xóa cờ tổ quốc, để in vào đó là cờ TQ. Khi bị dư luận phản đối, ông Đào Trọng Thi, chủ nhiệm uỷ ban Văn hoá, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của QH, phát biểu trên một tờ báo rằng, đó chỉ là “Chúng ta đang sống trong thời kỳ cần phải tiếp thu tinh hoa của tất cả các nước để phát triển”. Nói trắng ra là họ đang đầu độc lớp trẻ chấp nhận một nhà nước VN làm chư hầu cho TQ.
    Họ đang là “đồng chí” , vì hai bên cùng có một chế độ độc tài đảng trị, cùng quyết tâm xây dựng đất nước tiến lên …CNXH. Chỉ khác nhau một điểm nhỏ, là TQ không tôn thờ Mác-Lê nin-Mao Trạch Đông, không xây dựng chế độ cộng sản. Còn VN vẫn tiếp tục khẳng định: “lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”.
    Họ còn là “đồng chí” vì cùng là hai nhà nước ….ăn thịt người. TQ lập kỷ lục thế giới với việc làm cho hàng chục triệu người chết đói trong chính sách “đại nhảy vọt” vào cuối thập niên năm mươi, và dùng xe tăng để “ xay thịt người” trong biến cố Thiên An Môn năm 1989.
    Còn VN trong Cải cách ruộng đất, đã giết chết hàng vạn người vô tội. Và các chiến dịch đàn áp nhóm Nhân văn giai phẩm, Xét lại chống đảng, đặc biệt là đưa hàng chục vạn cán bộ và binh lính trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa vào chết dần chết mòn trong cái gọi là “học tập cải tạo”, và đã đẩy hàng triệu người phải “di tản” đi tìm bến bờ tự do, để rồi hàng vạn người phải làm mồi cho cá trên các đại dương.
    Ngày xưa, nàng Mỵ Châu khi ngồi sau lưng vua Hùng, đã âm thầm lấy lông ngỗng thả xuống đánh dấu cho Trọng Thủy đưa quân Hán xâm lược nước ta.
    Ngày nay, “ triều đình nhà Sản” đã chuẩn bị mọi tình huống và điều kiện thuân lợi để “quân thiên triều” bất cứ lúc nào cũng có thể ‘nuốt chửng” mảnh đất hình chữ S. Có điều, những hành động đó không che được tai mắt nhân dân, và đang bị nhân dân nguyền rủa.

    Trả lờiXóa