Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




PHẦN 3: CUỘC CHIẾN TRANH TRUNG – VIỆT NĂM 1979: MỚI CHỈ LÀ HIỆP THỨ NHẤT ?

Masashi Nishihara , Kyoto University, Japan
7-4-2014      
Đọc tất cả 4 phân đoạn:
CUỘC CHIẾN TRANH TRUNG – VIỆT  NĂM 1979: MỚI CHỈ LÀ HIỆP THỨ NHẤT ?


Ấn Định Thời Biểu

       Hôm 13 Tháng Hai, Hà Nội đã đặt toàn thể xứ sở ở mức độ cao nhất của sự chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh với Trung Quốc, nhưng rõ ràng họ đã không chờ đợi hành động của Trung Quốc khởi sự khi nó diễn ra, vào hôm 17 Tháng Hai.

Cuộc tấn công xảy ra khi Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đang ở Phnom Penh, để ký kết với chế độ Heng Samrin một bản hiệp ước Hòa Bình, Hữu Nghị và Hợp Tác giữa Việt Nam và Kampuchea.  Nhiều sự ức đoán thì khả hữu về các yếu tố mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc xem là quan trọng nhất trong việc ấn định thời biểu cho cuộc tấn công.
      
        Trước tiên, Trung Quốc đã muốn đạt được các mục đích của nó và rút quân trước khi mùa mưa bắt đầu trong Tháng Tư.  Bởi Bắc Kinh đã giới hạn các mục tiêu của nó vào việc bình định biên giới hơn là tấn công Hà Nội hay chiếm cứ một khu vực nào đó của Việt Nam, có thể nó đã không chủ định giữ các binh sĩ ở đó trong một thời kỳ lâu dài, như đã tuyên bố.  Các nỗ lực ngoại giao của họ Đặng để có được một số mức độ của sự thỏa thuận trước từ Hoa Thịnh Đốn và Đông Kinh trên các ý định của Trung Quốc thì quan trọng.  Một cách hữu lý, các cuộc hành quân đã phải diễn ra sau khi có sự trở về của họ Đặng từ Hoa Kỳ và trước Tháng Tư.

       Thứ nhì, nếu Liên Bang Sô Viết sẽ can thiệp quân sự từ phía bắc, nó sẽ phải đối diện với các sự khó khăn về tiếp vận sau Tháng Ba, bởi mặt đất đóng băng tại miền bắc Trung Quốc và các con sông Amur và Ussuri đóng băng, vốn có thể được sử dụng để bộ binh tiến quân xuống hướng nam, sẽ bắt đầu tan băng.  Điều này, có lẽ phía Trung Quốc đã lý luận, sẽ giúp để làm nản lòng sự bố trận của Sô Viết và sẽ giữ một cuộc chiến tranh hạn chế không leo thang thành cuộc xung đột vũ trang rộng lớn hơn (xem bài viết của  Harlan W. Jencks, trong tờ Asian Survey, Tháng Tám 1979).  Điều đó khiến cho việc kết thúc một cuộc tấn công biên giới vào Việt Nam trước cuối Tháng Ba trở nên quan trọng hơn.  Người ta có thể nhớ lại rằng phía Trung Quốc đã cứu xét các điều kiện thời tiết tương tự khi hoạch định cuộc xung đột biên giới với Ấn Độ trong các Tháng Mười - Tháng Mười Hai 1962.  Phía Trung Quốc rõ ràng đã ấn định thời biểu cuộc tấn công của họ cho nhiều tuần lễ gần đến mùa đông tại rặng Hy Mã Lạp Sơn nhằm ngăn cản binh sĩ Ấn Độ không tiến quân xuyên qua địa hình khi đó ngập sâu dưới tuyết.  Với cách đó họ đã ngặn chặn sự đụng độ tới một cuộc chiến tranh hạn chế.  Ngược lại, trong Tháng Mười Hai 1971, Thủ Tướng khi đó, Indira Gandhi, đã chọn mùa đông cho cuộc tấn công, nhằm làm nản lòng các binh sĩ Trung Quốc không băng qua Hy Mã Lạp Sơn để trợ giúp các lực lượng Pakistan.  Nhiều cuộc đụng độ lớn tại Á Châu, nổi bật nhất là Cuộc Chiến Tranh Việt Nam, đã bị điều kiện hóa bởi thời tiết.

       Thứ ba, sẽ an toàn để ức đoán rằng họ Đặng đã giả định rằng quan tâm lớn nhất của Brezhnev nằm ở các cuộc thương thảo thành công cho Thỏa Ước Các Cuộc Đàm Phán Giới Hạn Vũ Khí Chiến Lược (Strategic Arms Limitations Talks : SALT ) II với Hoa Thịnh Đốn.  Một khi Sô Viết tấn công Trung Quốc, nhóm chống SALT tại Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ sử dụng điều đó trọng vụ chống đối của họ đối với Liên Bang Sô Viết như một nước gây hấn và bành trướng, không quan tâm thành thực đến hòa bình quốc tế.  Như sự việc đã diễn ra, trong bài diễn văn hôm 2 Tháng Ba của mình, Brezhnev đã kiềm hãm không gửi quân sĩ sang giao chiến với phía Trung Quốc, như nhiều quan sát viên đã ức đoán rằng ông có thể làm như thế, và thay vào đó đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Thỏa Ước SALT II.

       Sau cùng, sự lựa chọn ngày D (Ngày Khởi Sự) rất có thể đã liên hệ với cuộc thăm viéng Bắc Kinh của Bộ Trưởng Ngoại Giao Ấn Độ Atal Behari Vajpayyee, kẻ đã là viên chức Ấn Độ cao cấp đầu tiên đến thăm kể từ sau chiến tranh biên giới 1962.  Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể đã giả định rằng Hà Nội sẽ không chờ đợi một cuộc tấn công từ Trung Quốc chừng nào vị khách Ấn Độ vẫn còn ở Bắc Kinh.  (Vajpayee đã đến hôm 12 Tháng Hai và dự định sẽ ở lại cho đến hôm 19 Tháng Hai) hay ít nhất Chính Phủ Hà Nội có thể đã nghĩ như thế.  Chính vì thế, Phạm Văn Đồng và nhóm của ông ta đã ở tại Phnom Penh từ 16 đến 19 Tháng Hai.  Đoàn tùy tùng của ông gồm cả Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoai Giao Nguyễn Duy Trinh, Phó Thủ Tướng Lê Thanh Nghị, và Tổng Tham Mưu Trưởng QĐNDVN Văn Tiến Dũng.

    Mặc dù là điều quan trọng cho Việt Nam để hợp pháp hóa sự hiện diện quân sự của nó tại Kampuchea bằng hiệp ước Hòa Bình, Hữu Nghị và Hợp Tác song phương với Heng Samrin, người ta có một lý do tốt để thắc mắc tại sao một nhóm các nhân vật then chốt như thế đã rời Hà Nội ngay khi các quan hệ Việt-Trung đang tiến tới một đường hướng đụng độ.  Vajpayee đã cắt ngắn cuộc thăm viếng của ông một ngày và đã quay về nước hôm 18 Tháng Hai.  Trung Quốc đã hy sinh cơ hội quan trọng để cải thiện các quan hệ với Ấn Độ, nhưng rõ ràng đã làm cho Việt Nam bị bất ngờ.

       Dĩ nhiên, một sự giải thích ngược lại cũng là điều khả hữu: hay biết rằng Phạm văn Đồng và nhóm của ông ta sẽ đến Phnom Penh hôm 16 Tháng Hai, các nhà lãnh đạo Bắc Kinh có thể đã quyết định giáng một trận đánh chính trị vào uy tín của ông ta.  Trả giá bằng việc xúc phạm Vajpayee, họ có thể đã tính toán hiệu quả của việc tấn công Việt Nam ngày sau ngày mà [Phạm Văn] Đồng và Heng Samrin, các kẻ đã cùng nhau lật đổ chính phủ hậu thuẫn bởi Bắc Kinh, sẽ gặp nhau tại Phnom Penh.

Các Cuộc Hành Quân

       Như chính Đặng Tiểu Bình đã xác nhận với các thống tín viên Mỹ hôm 27 Tháng Hai, Trung Quốc đã có 17 sư đoàn lục quân hay khoảng 225,000 lính dọc biên giới, và trong đó, 75,000 đến 85,000 đã thực sự băng ngang qua biên giới.  Nhưng Trung Quốc đã loan báo trong suốt các chiến sự rằng “các binh sĩ biên phòng” của nó đã phóng ra “một cuộc hoàn kích tự vệ”.  Việt Nam có khoảng 100,000 binh sĩ địa phương và dân quân đánh nhau với quân chính quy Trung Quốc.  Cuộc chiến tranh mười bảy ngày từ 17 Tháng Hai đến 5 Tháng Ba đã trải qua bốn giai đoạn:

(1) Trong ba ngày đầu tiên các lực lượng QĐGPNDTQ đã xâm nhập từ hơn hai mươi địa điểm dọc biên giới và tiến quân khoảng năm đến mười cây số bên trong Việt Nam, chiếm cứ Lào Cai hôm 19 Tháng Hai.  QĐGPNDTQ đã gặp phải sự kháng cự lớn hơn điều mà nó xem ra đã ước định.

(2) Nhưng, vào hôm 25 Tháng Hai, QĐGPNDTQ đã chiếm cứ tỉnh lỵ của Hà Giang, và thành phố Đồng Đăng.  Họ đã tiến quân sâu ba mươi đến năm mươi cây số tính từ biên giới.

(3) Vào hôm 27 Tháng Hai, QĐGPNDTQ đã tràn ngập Cao Bằng và tiến tới Lạng Sơn, một tỉnh lỵ chiến lược trên con đường xâm lăng truyền thống tới Hà Nội chỉ cách 140 cây số theo hướng tây nam.  Đó là chiến dịch gay go nhất trong toàn thể cuộc xâm lăng.  Điều đã được tường thuật rằng, vào lúc kết thúc sự giao tranh hôm 5 Tháng Ba, toàn thể thành phố Lạng Sơn đã bị phá hủy thực sự.

(4) Vào ngày họ giành đoạt được sự kiểm soát Lạng Sơn, các lực lượng Trung Quốc đã bắt đầu triệt thoái.

       Trong khi đó cả hai bên đều thực hiện một cuộc chiến tranh tuyên truyền toàn diện.  Điều này khiến cho việc lượng định chính xác sự tổn hại và các số tổn thất trở nên khó khăn.  Phán đoán từ nhiều nguồn tin báo chí khác nhau, người ta có thể nói rằng phía Trung Quốc đã phá hủy không chỉ các cơ sở quân sự quan trọng mà còn cả các chiếc cầu, các cơ xưởng, các nhà máy phát điện, các trường học, các ngôi chợ, và các cơ sơ tương tự tại các thị trấn và các ngôi làng lớn nằm trong phạm vi năm mươi cây số từ biên giới, và rằng các cư dân của các thị trấn địa phương lớn đã mất phần lớn hay tất cả tài sản gia đình.  Bởi vì các nông dân đã phải di tản, họ đã bỏ lỡ mùa trồng lúa gạo.  Tuy nhiên, các binh sì địa phương Việt Nam, các kẻ được huấn luyện tốt hơn và đã có thể giao chiến thiện nghệ hơn các địa phương quân thông thường [dân quân?] chống lại quân “chính quy” tấn công từ Trung Quốc, đà gây ra các sự tổn thất về quân dụng và nhân mạng đáng lể cho các kẻ xâm lăng.

       Vào đầu Tháng Tư, ĐCSTQ đã thông báo các đảng cho viên cấp dưới rằng một tổng số 57,000 binh sĩ Việt Nam đã bị giết chết và hơn 2,300 người bị bắt giữ, kể cả tám sĩ quan cấp đại tá.  Mặc dù phía Trung Quốc không phổ biến các con số tổn thất của chính nó, một tờ báo Hồng Kông đã ước lượng hơn 10,000 người bị hạ sát (Ming Bao, 3 Tháng Tư 1979).  Trong cả hai ngày 20-21 Tháng Hai [tạm ngừng nghỉ], một số quan sát viên đã giải thích như một dấu hiệu rằng Trung Quốc đang cho rút quân.  Nhưng rõ ràng phía Trung Quốc chỉ cần một hai ngày để tăng cường cho hỏa lực tiền tuyến của họ, [vì việc] ước lượng thấp khả năng kháng cự của Việt Nam.  Trong ba ngày đầu tiên của sự giao tranh, tờ báo nêu trên ghi nhận phía Trung Quốc đã mất nhiều nhân mạng như đối phương của họ, nhưng sau khi hỏa lực được tăng cường, sự tổn thất của Trung Quốc đà được giảm bớt bằng một phần tư các sự tổn thất của Việt Nam.

       Phía Trung Quốc đã đạt được các mục đích của họ hay không? Như đã nói ở lúc khởi đầu cuộc chiến tranh, các mục tiêu của họ là “bình định biên giới”, “dạy một bài học” cho phía Việt Nam, và “phá vỡ huyền thoại vô địch của Việt Nam”, trong khi mục tiêu không được nói ra của Trung Quốc có lẽ nhằm ép binh sĩ Việt Nam phải rút ra khỏi Kampuchea.  Họ đã bình định biên giới ít nhất trong một thời khoảng nhưng chiến dịch của họ hầu như không có ảnh hưởng nào trên sự hiện diện quân sự của Việt Nam tại Kampuchea.  Họ có thể chỉ ghi nhận rằng khoảng 50,000 quân chính quy theo lời tường thuật đã được di chuyển bằng đường hàng không và đường bộ, từ Lào và Căm Bốt, trở về phòng thủ Hà Nội vào hôm 24 Tháng Hai, khi quân đội Trung Quốc khởi sự việc tấn công Lạng Sơn.  Và bất kể các lời tuyên bố của Trung Quốc rằng quân chính quy Việt Nam đã tham gia vào sự giao tranh, chỉ có một ít quân chính quy QĐNDVN có can dự trực tiếp.  Một số đã được phái lên phía bắc để phòng thủ Lạng Sơn (tin đài phát thanh Hà Nội hôm 24 Tháng Hai, trong khi tường thuật một huy chương đã được trao tặng bởi Chủ Tịch nước cho QĐNDVN và trung đoàn địa phương 13, xác nhận rằng ít nhất một số quân chinh quy đã tham gia vào cuộc chiến tranh.) Chính vì thế mục tiêu của Trung Quốc nhằm phá tan huyền thoại về sự vô địch quân sự của Việt Nam đã không đạt được, bởi phía Trung Quốc đã không thể nhử họ [quân chính quy Việt Nam] tham gia vào cuộc xung đột.

       Phía Trung Quốc dường như không hề có bất kỳ ý định nào về việc tấn công Hà Nội.  Có ít nhất ba nguyên do.  Trước tiên, sự phòng thủ Hà Nội thì quá mạnh và chặt chẽ đến nỗi bất kỳ mưu toan nào để tấn công thành phố đều sè gặp phải phản ứng dữ dội.  Thứ nhì, phía Trung Quốc sẽ không thể duy trì sự yểm trợ tiếp vận cho các hoạt động quân sự đánh vào Hà Nội.  Trong thực tế, QĐGPNDTQ đã phải giới hạn các hoạt động quân sự trong phạm vị khoảng năm mươi cây số từ biên giới, bởi các hỏa tiễn địa-không của họ (loại CSA-1 hay loại cải biến hỏa tiễn Sô Viết SA-2) đặt tại biên giới chỉ có thể cung cấp sự yểm trợ không gian bên trong bán kính đó.  Hà Nội đã miễn cưỡng để điều động không lực, phần lớn bởi nó không muốn bỏ bom và phá hủy lãnh thổ của chính mình.  Địa thế phức tạp đã làm nản lòng cả hai bên trong việc điều động các phi công thiếu kinh nghiệm.  Các tiện nghi truyền tin không-dia yếu kém, đặc biệt trong không lực Trung Quốc, được nói là một nguyên do khác.  Việc không sử dụng không lực của cả hai bên trong thực tế là kết quả của sự kiềm chế có ý thức.  Thứ ba, một cuộc tấn công của Trung Quốc vào Hà Nội có thể mang lại cho Sô Viết lý do biện minh của sự can thiệp quân sự.  Khi cuộc xung đột bắt đầu tại phương nam, Trung Quốc cũng đã đặt các khu vực biên giới phía bắc thuộc các quân khu Tân Cương, Lan Châu, Bắc Kinh và Thiểm Dương trong tình trạng báo động toàn diện.  Sô Viết, về phần mình, đã có khoảng bốn mươi bốn sư đoàn dọc biên giới Trung Quốc, nhưng chỉ có phân nửa là hoàn toàn có đủ quân số và vũ khí.  Điều được tin rằng quân đội Sô Viết hoàn toàn chưa sẵn sàng cho một trận đánh trên đất liền toàn diện với Trung Quốc.  Trong khi tuyên bố rằng “chúng tôi đã tính toán các bước đi của Sô Viết một cách cẩn thận”, có lẽ họ Đặng đã ám chỉ rằng các nhà lãnh đạo của Trung Quốc đang suy nghĩ: chừng nào Trung Quốc không tấn công Hà Nội, người Nga sẽ không quấy rối về mặt quân sư các lãnh thổ phía bắc của Trung Quốc.

       Có lẽ thành quả lớn nhất của Trung Quốc là sự tín nhiệm mà họ đã thiết lập được: Trung Quốc thực sự đã làm những gì nó nói là nó sẽ làm.  Một số quan sát viên có mặt tại Hà Nội vào lúc đó đã xuất hiện và tường thuật rằng phía Việt Nam đã thực sự bị rung động khi nhìn thoáng qua hành động của Trung Quốc.  Nếu mục đích tối hậu của Trung Quốc là buộc Việt Nam phải rỉ máu về mặt kinh tế và quân sự, nó chắc chắn đã có một tác động – áp lực tâm lý đã được thi hành một cách thành công trên Hà Nội nhằm giảm bớt các ràng buộc của nó với Moscow và làm nhẹ bớt sự đối nghịch đối với Bắc Kinh.

Nguồn: Gió O
(còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét