Đọc tất cả 4 phân đoạn:
CUỘC CHIẾN TRANH TRUNG – VIỆT NĂM 1979: MỚI CHỈ LÀ HIỆP THỨ NHẤT ?
Hình bên: Cờ của khối COMECON (Hội Đồng Tương Trợ Kinh Tế: Council for Mutual Ecomic Aid) bao gồm các nước xã hội chủ nghĩa do Liên Xô thành lập. Việt Nam gia nhập ComeCon ngày 19-6-1978. Các nước thành viên được phân công chặt chẽ về kinh tế. Cuba và Việt Nam thuộc về khu vực nông nghiệp, cung cấp nông phẩm cho các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu
CUỘC CHIẾN TRANH TRUNG – VIỆT NĂM 1979: MỚI CHỈ LÀ HIỆP THỨ NHẤT ?
Hình bên: Cờ của khối COMECON (Hội Đồng Tương Trợ Kinh Tế: Council for Mutual Ecomic Aid) bao gồm các nước xã hội chủ nghĩa do Liên Xô thành lập. Việt Nam gia nhập ComeCon ngày 19-6-1978. Các nước thành viên được phân công chặt chẽ về kinh tế. Cuba và Việt Nam thuộc về khu vực nông nghiệp, cung cấp nông phẩm cho các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu
Các sự chuẩn bị
Chính cường độ của
sự bất hòa giữa hai nước đã khiến gần như không thể nào xác định được thời điểm
mà họ khởi sự cho một cuộc đấu vũ trang. Song sẽ là điều hữu ích để cố gắng
tái dựng các tiến trình chuẩn bị của họ.
Căn nguyên các sự chuẩn bị của Trung Quốc có thể được truy tìm về lại Tháng Năm 1978 hay sớm hơn. Một phiên họp mở rộng của Bộ Chính Trị của Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) được tường thuật đã nhóm họp trong Tháng Năm và được tin rằng đã quyết định “đáp ứng bằng hành động đối với các sự khiêu khích của Việt Nam” và “thách đấu nếu Việt Nam phóng ra một cuộc phiêu lưu quân sự” (một nguồn tin Hồng Kông, Jiji Press, 26 Tháng Bảy 1978). Nhiều phần rằng các cuộc thương thuyết cho hiệp ước hòa bình và hữu nghị Trung Quốc – Nhật Bản đang thảo luận đã được đẩy nhanh vào thời điểm này. (Nó có thể đã diễn ra vào cuối Tháng Năm sau khi có cuộc thăm viếng của Zbigniew Brzezinski tại Bắc Kinh, sự kiện rất có thể đã cổ vũ giới lãnh đạo Bắc Kinh lấy một lập trường cứng rắn hơn đối với Việt Nam và Liên Bang Sô Viết).
Quyết định Tháng Năm của
Trung Quốc, nếu được tường thuật chính xác, đã được đưa ra để đối đáp với lời
tuyên bố của Tướng Giáp trong Tháng Một rằng 1978 sẽ là một năm quan trọng cho
người Việt Nam, và với lời kêu gọi của Tướng Văn Tiến Dũng hồi Tháng Tư về việc
theo sát hơn tình trạng vũ khí trang bị, kỷ luật quân đội nghiêm ngặt hơn, và
nâng cao sự chuẩn bị tác chiến của đất nước. Rõ ràng hồi đầu năm, “như một
bước tiến quân sự để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh chống Trung Quốc”, Chính
Phủ Việt Nam đã khởi sự “một hành động ‘thanh lọc’ toàn diện” bằng việc trục xuất
một cách tàn nhẫn các người Việt gốc Hoa và những người khác sinh sống dọc theo
phía Việt Nam của biên giới (Beijing Review, số 12, 23 Tháng Ba 1978, trang
23). Những gì đã xảy ra tại tỉnh lỵ của Lào Cai có thể mang tính chất điển
hình; các cư dân của nó được lệnh tái định cư tại Hà Khẩu, một thành phố Trung
Quốc tại tỉnh Vân Nam, sau này đã được củng cố với các nơi đóng quân bên dưới mặt
đất. Sau đó, theo các lời tuyên bố của Trung Quốc, phía Việt Nam đã di
chuyển chính quyền tỉnh Lào Cai về Yên Bái (Beijing Review, số 8, 23 Tháng Hai
1979, trang 13).
Các sự căng thẳng dâng
cao nhanh hơn, bắt đầu khoảng Tháng Sáu. Vào cuối Tháng Năm, Việt Nam đã
âm mưu lật đổ Chính Phủ của Pol Pot, mặc dù Pol Pot có tuyên bố rằng Việt Nam
đã bắt đầu các sự chuẩn bị chống lại ông ta ngay từ Tháng Hai 1978. Điều
được đồn đãi rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) đã tổ chức một Phiên Họp
Khoáng Đại Thứ Tư bí mật của Ủy Ban Trung Ương trong khoảng thời gian đó (Far
Eastern Economic Review, 23 Tháng Hai 1979, trang 33). Vào hôm 5 Tháng
Sáu, Trung Quốc đã bãi bỏ hơn hai mươi mục khoản viện trợ kinh tế cho Việt Nam
và vào hôm 19 Tháng Sáu Trung Quốc đã ra lệnh đóng cửa ba tòa lãnh sự của Việt
Nam tại miền nam Trung Quốc. Mặc dù nhật kỳ chính xác vẫn chưa được xác
nhận, vào lúc nào đó trong đầu Tháng Sáu, Ủy Ban Trung Ương của ĐCSVN có lẽ đã
tổ chức một phiên họp bí mật của Bộ Chính Trị (mặc dù một số người tranh luận rằng
phiên họp này xảy ra khi Phiên Họp Khoáng Đại Thứ Tư được triệu tập). Điều
dễ dàng để giờ đây suy đoán rằng Ủy Ban Trung Ương đã quyết nghị rằng bởi Trung
Quốc đang theo đuổi một chính sách thù nghịch đối với Việt Nam, Việt Nam phải
gia nhập Hội Đồng Tương Trợ Kinh Tế (Council for Mutual Ecomic Aid: COMECON) và
tăng cường năng lực quân sự của nó với viện trợ của Sô Viết, và củng cố sự
phòng thủ biên giới tây nam của nó.
Trong bất kỳ trường hợp
nào, tiếp theo phiên họp đó, Chính Phủ Việt Nam đã gia nhập khối COMECON hôm
29 Tháng Sáu, sự kiện chỉ khiêu khích thêm sự trả đũa từ Trung Quốc, nước đã chấm
dứt hoàn toàn tất cả khoảng 80 dự án viện trợ hôm 3 Tháng Bảy. Trong
Tháng Sáu, Chính Phủ Hà Nội đã bắt đầu nâng cao cấp số trưng binh và tổ chức
“lính xung kích” và dân quân đặc biệt. Các sự tường thuật báo chí đã xuất
hện, vào khoảng thời gian này, về một số mười lăm sư đoàn Trung Quốc và năm sư
đoàn Việt Nam đối diện nhau ngang qua biên giới (Newsweek, 3 Tháng Bảy 1978,
trang 6). Các nhà lãnh đạo chủ chiến quá tự tin tại Hà Nội cầm đầu bởi Lê
Duẩn và Võ Nguyên Giáp có thể đã nghĩ có lợi hơn về mặt chính trị khi giữ các
quan hệ tại biên giới sôi sục, hầu duy trì tinh thần trong Quân Đội Nhân Dân Việt
Nam (QĐNVN) và lôi kéo sự chú ý của dân chúng Việt Nam ra khỏi các khó khăn
kinh tế.
Trong khi các cuộc đàm
phán song phương về tỵ nạn sau hết đã khởi sự hôm 8 Tháng Tám, cả hai bên đều
đã thực sự chuẩn bị cho bất kỳ tình huống nào. Bộ Trưởng Quốc Phòng Xu
Xianqian đã viết một bài báo chỉ một tuần trước đó nhan đề “Nâng Cao Sự Cảnh
Giác Của Chúng Ta và Hãy Chuẩn Bị Để Chiến Đấu Một Cuộc Chiến Tranh”. Vào
hôm 14 Tháng Tám, ĐCSVN đưa ra một lời kêu gọi đến các đảng viên của nó, “Chuẩn
Bị Cho Một Cuộc Chiến Tranh Trên Quy Mô Lớn!” Vào hôm 25 Tháng Chín, Việt
Nam đã phản đối sự hiện diện của các binh sĩ Trung Quốc dọc theo biên giới, và
chỉ hai ngày sau đó phía Trung Quốc đã kết án Việt Nam về các sự chuẩn bị chiến
tranh dọc biên giới. Trong hai tuần lễ cuối của Tháng Tám, Liên Bang Sô
Viết đã không vận một sụ tiếp tế lớn lao các vũ khí đến Hà Nội (The Washington
Post, 2 Tháng Chín 1978).
Ở giai đoạn này, chúng
ta không thể nói một cách chính xác thời điểm khi Việt Nam quyết định một cách
chính thức việc ký kết Hiệp Ước Hữu Nghị và Hợp Tác với người Nga. Có thể
là ở Phiên Họp Khoáng Đại Thứ Tư của Ủy Ban Trung Ương ĐCSVN được tổ chức trong
Tháng Hai, hay tại Phiên Họp Khoáng Đại Thứ Năm được nghĩ được triệu tập lúc
nào đó giữa đầu Tháng Chín và cuối Tháng Mười. Nhưng điều quan trọng ở
đây là bản hiệp ước với người Nga tượng trưng cho một trong các giai đoạn sau
cùng cho một cuộc chiến tranh sớm được phát động chống lại chế độ Pol Pot trong
mùa khô sắp tới. Không kém quan trọng trong các giai đoạn sau cùng là sự
thiết lập hôm 2 Tháng Mười Hai Mặt Trận Thống Nhất Quốc Gia Kampuchea Cứu Nguy
Dân Tộc (MTTNQGKCNDT) (Kampuchean National United Front for National Salvation:
KNUFNS), một vỏ bọc cho sự xâm lăng của Việt Nam vào Căm Bốt. Khi hiệp ước
Sô Viết – Việt Nam được ký kết, cả Bắc Kinh lẫn chế độ Pol Pot đều tin rằng Hà
Nội đang hoạch định một sự can thiệp quân sự lớn lao vào Kampuchea với sự ủng hộ
của Sô Viết. Với giả định đó, phía Trung Quốc đã khởi sự chuẩn bị một lần
nữa để đối phó với tình thế xuất hiện. Chính trong khung cảnh này nhịp bước
nhanh hơn của các cuộc thương nghị của Trung Quốc nhằm tái thiết lập các quan hệ
với Hoa Kỳ khởi sự có ý nghĩa rõ ràng.
Hiệp ước Sô Viết – Việt
Nam hẳn đã phải thuyết phục được phía Trung Quốc về sự hữu dụng của việc bình
thường hóa các quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc trong việc tái lập một cán cân quyền lực
cấp vùng thuận lợi cho Trung Quốc. Vào cuối Tháng Bảy 1978, Việt Nam cũng
tiếp xúc với Hoa Kỳ. Việt Nam đã từ bỏ các điều kiện tiên quyết trước đó
về các khoản bồi thường vào khoảng 4,750 triệu Mỹ Kim, nhưng sự đối xử vô nhân
đạo với chính người dân của nó, các binh sĩ của nó tại Kampuchea, và các liên hệ
chặt chẽ hơn của nó với Moscow khiến cho Washington cảnh giác nhiều hơn.
Chính vì thế Hoa Kỳ đã đáp ứng một cách thuận lợi với sự sẵn lòng của Trung Quốc,
được biểu lộ một cách lặng lẽ hồi đầu Tháng Mười Hai, để thỏa hiệp trên vấn đề
Đài Loan hầu thiết lập các quan hệ ngoại giao đầy đủ.
Chính Phủ Hoa Kỳ đã muốn
giữ lại quyền để tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan, ngay dù sau Tháng Một 1979,
khi Hiệp Ước Phòng Thủ Hỗ Tương với Trung Hoa Dân Quốc sẽ bị hủy bỏ. Giới
lãnh đạo Trung Quốc đã không thể chấp nhận điều này. Điểm đó đã được
tranh luận giữa hai bên trong các cuộc thương thảo cứng rắn trong suốt hai tuần
lễ đầu tiên của Tháng Mười Hai. Kết quả là, trong lời tuyên bố với báo
chí của Chủ Tịch Hoa Quốc Phong hôm 15 Tháng Mười Hai, “Hai bên đã có các sự
khác biệt về điểm này. Dù thế, chúng tôi đã đạt được một sự thỏa thuận
trên bản thông báo chung [cho sự bình thường hóa] (Beijing Review, số 51, 22
Tháng Mười Hai 1978, các trang 10-11). Rất nhiều phần như thể Trung Quốc
đã thỏa hiệp với Hoa Thịnh Đốn vào giờ phút chót. Vào giữa Tháng Mười
Hai, sự liên hệ giữa sự bình thường hóa các quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc và hành
động quân sự kế tiếp của Trung Quốc đánh Việt Nam thì không rõ rệt. Nhưng
cả hai việc đều liên quan một cách chặt chẽ trong chiến lược của Bắc Kinh, như
Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ Charles Percy đã nói, “Giờ đây chúng ta biết lý do tại
sao Trung Quốc lại bày tỏ sự vội vã như thế trong việc bình thường hóa các quan
hệ với Hoa Kỳ”. (Time, 5 Tháng Ba 1979, trang 35).
Một số sự tường thuật
cho thấy rằng, sau bản thông cáo ngày 15 Tháng Mười Hai, trong thực tế bảo đảm
an ninh của Đài Loan, Bắc Kinh đã khởi sự chuyển một số binh sĩ thuộc Quân Khu
Phúc Kiến đến các biên giới phía bắc và phía nam (xem, thí dụ, Kyodo News
Service (Hãng Thông Tấn Kyodo), 6 Tháng Một 1979), nhưng các sự di chuyển
binh sĩ như thế không hề được xác nhận. Song điều đã xuất hiện một cách
rõ ràng hôm 25 Tháng Một là sự thay thế Tư Lệnh Quân Khu Côn Minh, Wang Bicheng,
bằng Dương Đắc Chí (Yang Dezhi). Dương, một cựu tư lệnh Quan Khu Vũ Hán,
được củ làm tư lệnh các lực lượng Mặt Trận Phương Nam để giao tranh với phía Việt
Nam (Asahi Shimbun, 18 Tháng Hai 1979). Tham Mưu Trưởng của họ Dương là
Zhang Tingfa, tư lệnh Không Lực QĐNDGPTQ và là một ủy viên của Bộ Chính Trị của
Đảng. Họ Dương là một chiến sĩ thiện chiến với kinh nghiêm trong Cuộc Chiến
Tranh Triều Tiên. Ông ta đã được thăng chức làm phó tư lệnh thứ nhì trong
năm 1954. Điều quan trọng hơn nữa là trong năm 1967 Yang đã cầm đầu một
phái đoàn thân hữu Trung Quốc sang Việt Nam và đã có một cơ hội để nghiên cứu
các khả năng quân sự của Việt Nam một cách chặt chẽ. Chính vì thế, sự bổ
nhiệm ông ta là thích hợp, khi các binh sĩ của ông sẽ phải chiến đấu trên địa
hình Việt Nam, một nghìn thước cao hơn mặt biển. Sự bổ nhiệm họ Zhang
cũng như thế, phán đoán từ sự tường thuật trên báo chí rằng Trung Quốc có độ
700 đến 1,000 máy bay sẵn sàng cho sự sử dụng tức thời, mặc dù chỉ có ít chiếc
là thực sự tham chiến. Cũng cần phải ghi nhận rằng, tại Phiên Họp Khoáng
Đại Thứ Ba của Ủy Ban Trung Ương ĐCSTQ, được triệu tập từ 18 đến 22 Tháng Mười
Hai 1978, một trong các đồng sự thân cận nhất của Đặng [Tiểu Bình], Geng Biao,
đã được bổ nhiệm làm bí thư của Quân Ủy – một chuyển động có ý nghĩa khác để
chuẩn bị cho “cuộc chiến tranh của họ Đặng”.
Trong 1978, nếu các lời
tuyên bố của Trung Quốc là chính xác, Việt Nam đã tổ chức ba cuộc trưng binh, bổ
sung khoảng 400,000 lính chính quy vào quân đội của nó, và đã gọi tái ngũ khoảng
200,000 cựu chiến binh cho các đơn vị quân đội. (Sự bổ sung khoảng
600,000 lính này sẽ đem mức độ lực lượng Việt Nam tổng cộng lên tới 1,200,000,
không mấy sai biệt với con số 1,023,000 lính được đưa ra trong tập sách thường
đáng tin cậy nhan đề Military Balance 1979-80). Vào cuối Tháng Mười
Hai năm đó, Hà Nội đã đồn trú khoảng mười bốn sư đoàn dọc theo biên giới
Kampuchea và đã có các dâu hiệu rằng một số trong bốn sư đoàn của nó trú đóng tại
Lào cũng đang trên đường hướng xuống phía nam. Nếu chỉ có cuộc tranh chấp Việt
Nam – Kampuchea, Trung Quốc có thể không xem là cần thiết để “dạy một bài học”
cho Việt Nam. Nhưng khi các biên giới của chính Trung Quốc bị đe dọa, nó
cảm thấy bị bắt buộc phải bình định chúng, như nó đã làm trên biên giới Triều Tiên
hồi cuối năm 1950 và biên giới Ấn Độ trong năm 1962. Các con số chính thức
được phổ biến bởi hai chính phủ về tần số của các biến cố biên giới thì không
phù hợp nhau, nhưng chúng làm liên tưởng đến sự dâng cao của các biến cố sau
năm 1975. Phía Trung Quốc tuyên xác 121 vụ gây ra bởi Việt Nam và phía Việt
Nam tuyên xác 179 vụ bị khiêu khích bởi Trung Quốc trong năm 1974, được theo
sau, lần lượt, bởi 439 và 294 biến cố cho năm 1975; 986 và 812 vụ cho năm 1976;
752 và 873 cho năm 1977; và 1108 và 583 vụ cho năm 1978. Trong khi có một
sự sai biệt lớn giữa hai con số của năm 1978, Trung Quốc cho rằng sự gia tăng
rõ rệt tới 1108 vụ năm đó có liên hệ chặt chẽ với sự tăng cường chính sách
“bành trướng chủ nghĩa” đương thời khi đó của Việt Nam.
Tờ Nhân Dân Nhật
Báo ngày 25 Tháng Mười Hai 1978 có đăng tải bài quan điểm ban biên tập,
“Có một Giới Hạn cho sự Chịu Đựng của Trung Quốc”, trong đó nó đã nêu ý kiến về
“một cuộc chiến tranh trừng phạt”. Bài báo phát biểu:
Các nhà cầm quyền Việt Nam đã đi đủ xa trong việc theo đuổi
đường hướng chống Trung Quốc của họ. Có một giới hạn cho sự chịu đựng và
kiềm chế của nhân dân Trung Quốc. Trung Quốc không bao giờ bắt nạt, và sẽ
không bao giờ tỏ vẻ bắt nạt, bất kỳ nước nào; nó cũng sẽ không để cho mình bị dọa
nạt bởi các nước khác. Nó sẽ không bao giờ tấn công trừ khi bị tấn
công. Nhưng nếu nó bị tấn công, chắc chắn nó sẽ phản công. Trung Quốc
thực sự nghĩ như những gì nó nói ra. Chúng tôi muốn cảnh cáo các nhà cầm
quyền Việt Nam rằng nếu họ dựa vào sự ủng hộ của Moscow để tìm cách được đằng
chân lân đằng đầu và tiếp tục hành động trong một cung cách không kiềm chế, họ
nhất quyết sẽ gặp phải sự trừng phạt mà họ xứng đáng [nhận lãnh]. Chúng
tôi đang nói với các người điều này vào lúc này. Đừng than phiền sau này
rằng chúng tôi đã không trao cho các người một sự cảnh cáo rõ ràng trước (Beijing
Review, số 52, 29 Tháng Mười Hai 1978, trang 24).
Bài quan điểm ban biên
tập có thể có chủ định tạo áp lực trên quân đội Việt Nam ngay khi sắp sửa tiến
vào Kampuchea, nhưng quan trọng hơn, nó cho thấy rằng chính phủ Bắc Kinh đã hoạch
định về việc trừng phạt Hà Nội ra sao trước khi Hà Nội khởi sự cuộc xâm nhập
quân sự của nó vào Kampuchea. Khi phía Việt Nam kỷ niệm Ngày Quân Đội của
họ hôm 21 Tháng Mười Hai, Bắc Kinh đã đóng cửa dịch vụ đường hỏa xa từ biên giới
tới Hà Nội, chính vì thế, cắt đứt đường chở nhiên liệu từ Trung Quốc, tương
đương vào khoảng một phần ba số dầu của Việt Nam.
Trung Quốc đã có nhiều
hơn một việc để làm. Đó là cuộc thăm viếng của họ Đặng tại Hoa Thịnh Đốn.
Trong Tháng Mười, ông ta đã hoàn tất một cuộc thăm viếng thành công tại Tokyo,
xuất hiện lần đầu tiên trước một cuộc họp báo kiểu Tây Phương, sự kiện mà ông
đã xử dụng để binh vực cho một “mặt trận thông nhất chống bá quyền”. Vào
cuối Tháng Mười Một, họ Đặng có nói với một chính trị gia Nhật Bản sang thăm
viêng (Yoshikatsu Takeiri, Chủ Tịch Đảng Komeito) về niềm ước muốn của ông sang
thăm Hoa Kỳ. Sau một vài sự quanh co, Hoa Thịnh Đốn đã đưa ra một lời mời
chính thức đến họ Đặng hôm 11 Tháng Mười Hai. Vào đầu Tháng Một, các nguồn
tin tình báo Mỹ phổ biến cho báo chí tin tức rằng một số lượng lớn lao các binh
sĩ Trung Quốc đã tập hợp dọc theo biên giới phía nam “trong hai tuần
qua”. Cuộc thăm viếng của họ Đặng đên Hoa Kỳ đã được quyết định vào ‘một
ngày (9 Tháng Một) trước khi nó được loan báo”, theo lời của Richard Holbrooke
(xem bài diễn văn của ông ta tại Asia Society, New York, 24 Tháng Một
1979). Đó là một cuộc thăm viếng được sắp xếp một cách vội vã, từ điều mà
họ Đặng hẳn đã phải tính toán hiệu quả của “lá bài Mỹ” được dùng để chống lại
“chính sách bá quyền” của Sô Viết.
Trong cuộc thăm viếng của
ông ta tại Hoa Kỳ từ 29 Tháng Một đến 5 Tháng Hai, họ Đặng đã bị khuyến cáo bởi
Tổng Thống Carter về hành động trừng phạt chống Việt Nam, nhưng ông ta dường
như đã không mấy để ý đến điều này. Trong một buổi ăn trưa với một nhóm
ký giả Mỹ tại Hoa Thịnh Đốn hôm 31 Tháng; Một, ông ta có nói:
Chúng tôi gọi Việt Nam là Cuba của Phương Đông. Nếu bạn
không dạy cho họ vài bài học cần thiết, họ sẽ không biết phải quấy là gì …
Nhưng về hành động nào được thực hiện, chúng ta sẽ phải chờ xem. Tôi có
thể nói hai điều: một, phía Trung Quốc chúng tôi thực sự nghĩ như những gì nói
ra; và hai, chúng tôi không hành động một cách hấp tấp (Beijing Review, số 6, 9
Tháng Hai 1979, các trang 13-14).
Họ Đặng hẳn đã nghĩ
Chính Quyền Carter có thể không giúp đỡ nhưng mặc nhiên đồng ý, nếu không ủng hộ,
cuộc tấn công của Tr8ung Quốc vào Việt Nam. Từ quan điểm của Trung Quốc,
sẽ là điều gây bối rối cho Carter, trong thực tế, có tính chất bất khả về mặt
chính trị, để hủy bỏ “tuần trăng mật” với Bắc Kinh chỉ vài tuần lễ sau khi kết
thúc các cuộc đàm phán bình thường hóa vốn được thương thảo lâu dài.
Vào hôm 2 Tháng Hai,
các nguồn tin của Chính Phủ Mỹ khiến nghĩ rằng Trung Quốc sẽ sớm thực hiện “một
cuộc tấn công giới hạn”. Trên đường về nước, họ Đặng đã dừng chân tại
Tokyo, và gặp gỡ, trong số các người khác, Thủ Tướng Masayoshi Ohira và cựu Thủ
Tướng Kakuei Tanaka, là những người mà một lần nữa, họ Đặng đã thuyết giảng về
nhu cầu”‘chế tài” chống Việt Nam. Ngày sau khi ông về nước, vào hôm 9
Tháng Hai, ông đã triệu tập Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị, cơ cấu đã quyết định
“trừng phạt” Việt Nam. Theo sau đó, các bản tin đài phát thanh và báo chí
của Bắc Kinh đã tung ra một loạt các sự kết án Việt Nam vì sự cư xử của nó tại
các khu vực biên giới và tại Kampuchea, hiển nhiên đã được thiết kế để hướng đến
dư luận thế giới và trong nước hậu thuẫn cho hành động quân sự sắp diễn ra của
nó. Vào ngày 12 Tháng Hai, Chủ Tịch Hoa Quốc Phong đã triệu tập một phiên
họp của Ủy Ban Quân Sự của Ủy Ban Trung Ương Đảng. Tuy nhiên, họ Đặng, đã
khống chế các diễn tiến phiên họp với tư cách phó chủ tịch quân ủy kiêm Tổng
Tham Mưu Trưởng QĐGPNDTQ.
Tổng Thống Carter, hay
biết về sự bùng nổ sắp xảy ra của cuộc chiến tranh Trung-Việt, đã triệu tập tại
Tòa Bạch Ốc buổi tối (giờ Hoa Thịnh Đốn) hôm 16 Tháng Hai, một phiên họp đặc biệt
đã quyết định về lập trường căn bản của Hoa Kỳ đối với cuộc chiến tranh.
Điều đã được quyết định trong số các điều khác, là không can thiệp vào các chiến
sự giữa các nước cộng sản, không để cho sự bùng nổ leo thang, và không để cho
cuộc chiến tranh làm phương hại các quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc và an ninh của
Hoa Kỳ tại Đông Nam Á.
Nguồn: Gió O
Nguồn: Gió O
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét