Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




PHẢI CHĂNG NGUYỄN TẤN DŨNG THẬT SỰ NHÌN THẤY SỰ SỈ NHỤC ?

Trí Nhân Media
26-6-2014

Hình bên: Nhà hoạt động Liu Xiaobo. Ảnh: Liu Xia/EPA

Theo WashingtonTimes, Hoa Kỳ đã lấy tên của nhà bất đồng chính kiến Liu Xiaobo để đặt tên lại cho con đường nơi văn phòng sứ quán Trung Cộng đang đặt trụ sở hoạt động tại Washington DC.Và địa chỉ của sứ quán Trung Cộng sẽ là: 
"No 1, Liu Xiaobo Plaza
Washington DC, USA"

 Không một sỉ nhục nào hơn, vì:

(Trích BBC): "(Liu Xiaobo) Lưu Hiểu Ba là một nhà hoạt động nhân quyền, đấu tranh cho bầu cử dân chủ, ủng hộ các giá trị tự do, ủng hộ việc phân rõ quyền hạn và kêu gọi chính phủ chịu trách nhiệm về những quyết định sai lầm của mình.

Năm 1989, ông đã bỏ dở khóa học tại Hoa Kỳ để trở về Trung Quốc tham gia phong trào Thiên An Môn và trở thành một trong các lãnh đạo chủ chốt của sinh viên. Năm 1996, ông bị tuyên án ba năm cải tạo lao động về tội "gây rối trật tự công cộng" vì đã chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 2009, ông lại bị chính quyền bắt giữ vì tội 'xúi giục chống phá nhà nước'.

Năm 2010, ông được trao giải Nobel hòa bình vắng mặt tại Oslo, Na Uy, nhờ thành tích "đấu tranh trường kỳ bất bạo động vì quyền con người ở Trung Quốc".(hết trích).

Liu Xiaobo, Liu Xiaobo... 
sẽ được lập đi lập lại từ những viên chức cấp cao của bá quyền Trung Cộng cho dù chúng không muốn. Và cũng từ đây nhân viên sứ quán Trung Cộng phải nhắc đến tên của nhà hoạt động nhân quyền Liu Xiaobo hàng ngày hàng giờ trong những thông tin thư từ địa chỉ liên lạc.

Trang nguyentandung.org ngày 25-6-2014 cũng "vỗ tay" loan tải tin trên. 

Phải chăng Nguyễn Tấn Dũng thật sự nhìn thấy sự sỉ nhục ? hay lại lợi dụng cơ hội này để tiếp tục đưa chiêu bài "Thoát Trung" (rất là mơ hồ viễn vông ) đến đồng bào ? 

Hãy chứng tỏ tinh thần "Thoát Trung" bằng cách trả tự do cho các anh chị em yêu nước đang bị cưỡng bắt, đang bị đàn áp trong tù. Nếu không, lời tuyên bố "hợp lòng dân, đúng khao khát của đồng bào" của Nguyễn Tấn Dũng chỉ là những tiếng trống kêu rỗng tuếch, bồm bộp lạc điệu giữa nguy cơ mất nước.

Cũng xin các ông trí thức, hãy ngừng thổi bong bóng "Thoát Trung" của ông Thủ Tướng Ba X...xạo. 

Và "Đừng nghe những gì CS nói, mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm" là câu nhắc nhở tồn tại mãi với thời gian.

______________________

Đọc thêm:
Trung Quốc tố bị Mỹ “sỉ nhục” tại Washington DC
http://nguyentandung.org/trung-quoc-to-bi-my-si-nhuc-tai-washington-dc.html

(Quốc tế) Sắp tới, những ai muốn liên hệ với sứ quán Trung Quốc tại Washington DC có thể sẽ phải gửi thư về địa chỉ tòa nhà nằm ở khu "Lưu Hiểu Ba Plaza". Viễn cảnh này khiến Trung Quốc rất tức giận. Lưu Hiểu Ba là người được nhận giải Nobel hòa bình nhưng bị chính quyền Trung Quốc giam giữ. Giờ Mỹ lại muốn tôn vinh nhân vật này.


Bà Hoa Xuân Oánh lại phàn nàn về Mỹ

Đổi tên chửi xéo

Sứ quán Trung Quốc ở Washington DC hiện nằm trên “International Plaza” một con đường thuộc sở hữu của chính phủ liên bang. Nghị sĩ Frank Wolf đề nghị Bộ Ngoại giao Mỹ đổi tên khu vực ở phía trước của sứ quán Trung Quốc thành Lưu Hiểu Ba Plaza.

Ban đầu, Wolf tập hợp một nhóm 14 dân biểu gồm thành viên của hai đảng Cộng hòa và Dân chủ Mỹ, trong đó có bà Nancy Pelosi, lãnh đạo thiểu số đảng Dân chủ tại Hạ viện và nghị sĩ Eleanor Holmes Norton, quận Columbia. Họ đôn đốc hội đồng thành phố Washington DC thực hiện việc đổi tên nêu trên ở khu vực phía trước sứ quán Trung Quốc.

  

 Tòa nhà đại sứ quán Trung Quốc ở Washington DC

Bằng cách đổi tên các đường phố ở phía trước của sứ quán Trung Quốc theo tên ông Lưu Hiểu Ba, chúng tôi sẽ gửi một thông điệp rõ ràng và mạnh mẽ rằng Mỹ vẫn thận trọng và kiên quyết trong cam kết bảo vệ quyền con người trên toàn cầu”, các nghị sĩ kêu gọi.

Tuy nhiên, theo luật đất đai của Mỹ, khu vực này thuộc quyền sở hữu của chính quyền liên bang nên chỉ Bộ Ngoại giao Mỹ mới có quyền đặt tên đường phố tại đây. Sau khi Wolf biết chuyện, ông đề nghị Bộ Ngoại giao đổi tên đường.

Chuyện này cũng không phải điều lạ tại Mỹ. Hồi những năm 1980, đường phố đặt trụ sở Đại sứ quán Liên Xô ở Washington DC đã được đổi tên Sakharov Plaza để tôn vinh ​​Andrei Sakharov, một nhân vật bất đồng chính kiến của Liên Xô.

Trung Quốc cảm thấy bị người Mỹ sỉ nhục

Chưa có quyết định chính thức từ Bộ Ngoại giao Mỹ và nếu thực hiện theo yêu cầu của các nghị sĩ thì việc đổi tên đường cũng phải tiến hành vào năm 2015. Thế nhưng Bộ Ngoại giao Trung Quốc tỏ ra rất nhột trong truyện này.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh nói trong một cuộc họp báo thường kỳ rằng một số người Mỹ đang tìm cách bôi nhọ Trung Quốc bằng cách “thổi phồng vô nghĩa cái gọi là vấn đề nhân quyền và trường hợp của ông Lưu Hiểu Ba”. Một quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc gọi dự thảo đổi tên đường “không có gì hơn là một trò hề”.

 Trung Quốc nhột vì Lưu Hiểu Ba

Ông Lưu Hiểu Ba, một nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc, đã bị kết án 11 năm tù vào năm 2009. Ông bị buộc tội “kích động lật đổ” sau nhiều năm lên tiếng phản đối chính phủ Trung Quốc và ủng hộ cải cách dân chủ bất bạo động. Năm 2010, ông được trao giải Nobel hòa bình “cho cuộc đấu tranh lâu dài và bất bạo động của ông cho nhân quyền căn bản ở Trung Quốc”.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét