Ly Bích Thủy
4-5-2014
Mẹ ở đây là Long mẫu, Long mẫu khi chưa kết duyên cùng Kinh dương vương gọi là
Long nữ con gái Động đình quân tức vua vùng Động đình hồ , Long mẫu chính là tổ mẫu
dòng Hùng Việt hay Bách Việt ; vì chỉ Long mẫu mới có thể nằm ru con Hồng cháu
Lạc ở Động đình hồ đúng như truyền thuyết lịch sử .....bà đã truyền lại từ đời
nầy qua đời kia những câu hò ru con để kết thành một bản trường ca bất tận cùa
kho tàng văn chương Việt. Những câu hò của mẹ nói lên được nhân nghĩa cuộc đời,
đạo lý làm con, tình yêu nước... sự thuỷ chung chồng vợ...Điệu hò thấm sâu vào
tâm thức tuổi thơ, để khi lớn lên càng hiểu thêm những điều mà mẹ từng gửi gắm
cho ta trong giấc ngủ. Những đứa trẻ VN lớn lên theo thời gian, trưởng thành
cùng câu hát. Ta phải biết ơn vô cùng giọng hò ru ta từ thuở nằm nôi:
Trăng Tiền Đường ấp ủ năm canh
Tiết trời thu lạnh lành lanh
Cỏ cây khóc hạ, hoa cành thương đông
Bống bồng bông, bống bồng bông
Võng đào mẹ bế con rồng cháu tiên
Bài ca dao 28 chữ là 1 tuyệt phẩm thơ ca, bài ru con và chỉ với 4 câu thơ ngắn
gọn đã gói trọn những thông tin ngàn năm của nước Việt :
Cái Võng mẹ nằm ru con là cùng hình tượng với chiếc nôi mà ngày nay hay dùng để
chỉ quê hương. Các sinh hoạt thời Hồng Bàng ngày nay vẩn còn dấu tích rải rác
khắp miền bắc. Đền thờ Hùng Vương được xây dưng từ thế kỷ 15.http://thantienvietnam.com/index.php/dao-quan/438-den-tho-vua-hung-vuong
Tiếng ru con là những bài học vở lòng cho những đưá trẻ đang tưọng hình từ khi
còn trong trứng, đó là lời nhắn nhủ, nhũng thông điệp về ngôn ngử được người mẹ
truyền vào con. http://www.youtube.com/watch?v=Y21wRl6DN84
Bằng giọng hát ru cho bé, người mẹ giúp bé làm quen với những ngôn từ đầu tiên
thông qua những âm điệu lặp đi lặp lại của lời ru. “Cả ngôn từ và điệu nhạc đều
bao gồm nhiều nguyên âm kéo dài,” giáo sư Weinberger cho hay – “Không có sự
khác biệt rõ rệt giữa việc hát ru và trò chuyện với trẻ sơ sinh.” Do được nghe
hát ru từ nhỏ, nhiều bé lớn lên có thói quen huýt sáo hoặc ca hát mỗi khi thấy
vui. “Việc sớm truyền đạt cho trẻ những ngôn từ đầu tiên bằng những tiếng ru
giúp cho não của bé tiếp thu ngôn ngữ của mẹ một cách hiệu quả hơn và nhớ lâu
hơn.”
Hát ru là bài hát đầu tiên cho một con người mới cất tiếng khóc chào đời. Bài
hát đó được cất lên từ nỗi sung sướng hay cơ cực, hân hoan hay buồn tủi... do
chính người mẹ - người đã trực tiếp mang nặng đẻ đau sinh ra một hình hài. Điệu
vỗ về ru ngủ ấy dường như không chỉ hòa tan trong sữa mẹ để nuôi con lớn lên từng
ngày, mà khi còn trong bào thai, mẹ đã truyền từ cuống rốn điệu hát ru khi muốn
tâm tình, khi âm thầm dỗ dành nựng nịu, như bài hát ru của người mẹ sau đây:
Ầu ơi... chim khôn chưa bắt đã bay.
Người khôn chưa nói giang tay đỡ lời.
ầu ơi... Trời còn khi nắng khi mưa.
Người ta cũng có sớm trưa thất thường.
Trên tấm lưng gầy, mẹ đeo con lên nương rẫy, mẹ vừa vãi hạt giống gieo trồng xuống
đất, vừa gieo vào lòng tuổi thơ ý nghĩa sống của một con người. Rằng không phải
con chim nào bay lên trời cũng đều là chim ưng, mà quạ, diều, chim cắt, chim cú
cũng bay lên trời cao! Và khi mẹ vừa đưa võng vừa may vá, mẹ lại gửi theo đường
kim mối chỉ trong chiếc tã lót cho con - một trong những khuôn phép ở đời:
Ầu ơi... thương nhau bụi cỏ cũng ngồi
Đám tranh cũng lội, rừng chồi cũng bãng.
Tiếng ru của mẹ..của chi, từng hát một đời bên bếp lửa, với đồng ruộng sau
lưng, với dòng sông quê trước mặt, cho rằng trên đời này chỉ có ba bài hát: bài
hát ru thứ nhất là bài hát ru bên nôi, bài hát ru thứ hai là bài hát khi mẹ mất
con, còn bài thứ ba - đó là tất cả các bài hát còn lại. Có lẽ đúng như thế thật.
Ru con, con ngủ cho lâu,
Để mẹ đi cấy ruộng sâu lâu về.
Ru con, con ngủ cho mê,
Mẹ còn lo chuyện lê thê kéo cày.
Ru con, con ngủ cho say,
Mẹ còn vất vả chán tay ngoài đồng.
Ru con, con ngủ cho nồng,
Thật hạnh phúc cho những ai được lớn lên trong tiếng hát ru cội nguồn Việt Nam,
trong điệu nhạc du dương, trong những ngôn từ đẹp đẽ, ấm áp ngọt ngào đầy nhân
bản của tình mẫu tử. Tiếng hát ru đưa chúng ta trở về những ngày thơ ấu. Sung
sướng biết bao khi được nằm trong vòng tay mẹ trên chiếc võng đong đưa. Dòng sữa
thơm ngọt từ bầu vú ấm áp, bàn tay mẹ xoa đầu êm ái dịu dàng và tuyệt vời hơn cả
là giọng ru ngọt ngào, truyền cảm của mẹ đưa con trẻ vào giấc ngủ thiên thần.
Ngủ cho yên, ngủ cho say
Tiếng ru theo tiếng võng đưa ngọt ngào…
Người ta còn nói rằng, vô phước cho một người nào đó không hề được nghe câu ru
của mẹ để dần dần được lớn lên, dần dần được trưởng thành. Hơn 3 triệu đứa trẻ
lạc loài, được nuôi lớn bằng sửa Mác Lénin và Mao nên những đưa trẻ nầy chưa
bao giờ được nghe điệu ru của mẹ VN từ võng đào, hàng ngày chúng chỉ được nghe
tiếng ru hồn của đảng csVN tiếng và tiếng hát của loài quỷ như :
.....
Sta -lin! Sta-lin!
Yêu biết mấy nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Sta-lin!
Mồm con thơm sữa xinh xinh
Như con chim của hoà bình trăng trong
Hôm qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, ông đã làm sao, mất rồi!
Ông Sta-lin ơi! Ông Sta-lin ơi!
Hỡi ôi Ông mất! Đất trời có không?
Thương cha thương mẹ thương chồng
Thương mình thương một thương Ông thương mười
............
Hoặc:
Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt
Thử hỏi, có đứa trẻ con nào của VN, tiếng đầu đời gọi Stalin bao giờ?? một đứa
trẻ bình thường chỉ biết gọi ba và má lúc cất tiếng đầu đời. Những tên CS tư tưởng
chúng đã bị chuyển hoá từ con người sang một lủ nô bộc!
Sức tàn phá của văn hoá Marx là vậy, đó là thủ phạm đã đưa xã hội VN xuống dốc
một cách thảm hại trong nhiều năm qua. Đám con phản trắc nầy đã tàn hại lương
dân, phản bội lại quê hương của mẹ VN, chúng vất bỏ lương tâm chối bỏ cội nguồn
vì bả công danh của chúng và đảng bán nước, đã di hoạ cho đất nước gần một thế
kỷ qua.
Vì thế nhân dân VN phải cố gắng càng nhanh càng tốt, gỉai thể bọn tà quyền CS,
chấn hưng lại đạo đức, phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp về nền văn hoá
nhân bản của cha ông chúng ta. Do đó hơn bao giờ hết chúng ta cần phải triệt bỏ
nền văn hoá Marx, để thay vào một nền văn hoá Nhân bản, Khai Phóng và Tiến Bộ,
nếu như chúng ta còn nghĩ đến tương lai của các thế hệ đang lớn lên tại quốc nội.
Hãy nhớ lấy nhớ lời ru của mẹ VN đễ sớm đưa Việt tộc trở về với vị trí đúng của
nó. Trả tộc Việt về với cội nguồn, trở về với nền văn hoá Văn Lang, một thời thịnh
trị kéo dài 2879 năm trước khi bị Tàu xâm lăng. Hãy dùng hình ảnh mẹ Việt Nam
và quốc tổ Hùng Vương đễ xoá đi màu đỏ của học thuyết Marx Lénin.
Mẹ VN đã quá khổ đau, chúng ta không thể chậm trễ được nữa, phải đứng lên làm một
cuộc cách mạng toàn diện thay đỗi xã hội để con rồng cháu tiên cất cánh trong cộng
đồng thế giới tiến bộ...để đất tổ rạng trời đông.... để Việt tộc còn có thể
vươn lên trong bể tình bao la từ tấm lòng của mẹ VN, từ lời ru tiếng hát câu hò
mà mẹ đã ầu ơ .... nơi mà tình Việt đã phát sinh từ chiếc võng đào nơi Động
Đình Hồ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét