(VNCH - 10 ngày Cuối Cùng)
TNM: Tìm hiểu và ôn lại lịch sử không phải để than khóc, tiếc nuối ... mà để biết rõ những xảo thuật chính trị, những khúc mắc thất bại trong quá khứ đặng chúng ta có thể tránh những lỗi lầm của người đi trước, kiên trì nêu cao chính nghĩa, tiếp nối hào khí cha ông trong việc cứu nước, giữ nước và dựng nước.
Hai ngày sau khi ông Thiệu từ chức, tại Washington DC, ĐS Liên xô Dobrynin đến
trao cho Ngoại trưởng Henry Kissinger một bản thông điệp của Tổng bí thư cộng sản
Liên Xô Breznev, trong đó, theo diễn dịch của Ngoại trưởng Hoa Kỳ, thì không
những
“phía Việt Nam (tức Hà Nội) bảo đảm với Mac Tư Khoa rằng họ không có ý định
thiết lập những chướng ngại cho sự di tản của người Mỹ, họ còn cho thấy rằng họ
không có sự ham muốn hạ nhục Hoa Kỳ, và rất sẳn sàng thi hành bản hiệp định
Paris”. Trong phần tái bút, Brezhnev còn bày tỏ sự hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ không
có hành động nào để cho tình hình tại Đông Dương trở nên trầm trọng hơn”. Ngoại
trưởng Kissinger đã cho chuyển nguyên văn bức thông điệp nầy sang Sài Gòn cho
ĐS Martin, kèm theo lời bình luận của Kissinger. ĐS Martin nói rằng chưa bao giờ
ông ngoại trưởng lại gởi cho ông đại sứ một văn thư có tính cách tối quan trọng
như vậy” (ghi chú: Frank Snepp: sách đã dẫn, trang 417)
Trong ngày 23-4, Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn đệ đơn từ chức lên TT Trần Văn Hương
và tân TT đã yêu cầu nội các Nguyễn Bá Cẩn xử lý thường vụ cho đến khi có chính
phủ mới. Vào thời điểm nầy, dư luận ở Sài Gòn ai cũng biết rằng các thế lực ngoại
quốc muốn ông Dương Văn Minh lên làm tổng thống hay thủ tướng toàn quyền, tuy nhiên Cụ Trần
Văn Hương lại muốn mời Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy thành lập chính phủ.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy là lãnh tụ của phong Trào quốc Gia Cấp Tiến tức Đảng
Tân Đại Việt, ông là người rất có uy tín trong giới trí thức cũng như ở trong
giới quân chúng ở Miền Nam. Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy là người đã được cụ Trần Văn
Hương dành cho cảm tình rất sâu đậm từ khi ông còn trẻ tuổi, khi ông đang hoạt
động trong tổ chức Thanh Niên Bảo Quốc Đoàn của ông Đỗ Văn Năng, một cơ quan
ngoại vi của Đại Việt Quốc Dân Đảng vào cuối thập niên 1940 và trong
giai đoạn nầy Cụ Hương sống trong nhà ông Năng ở đường Bà Huyện Thanh Quan gần
vườn Tao Đàn.
Trong lúc đó, về phía quân đội thì lại có một nhóm sĩ quan bất mãn với Đại Tướng
Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH. Theo Trần Văn Đôn thì lúc 11 giờ sáng
ngày 23-4, Trung Tướng Vĩnh Lộc, Trung Tướng Nguyễn Bảo Trị, Đại Tá Nguyễn Huy
Lợi, Đại Tá Vũ Quang và Đại Tá Trần Ngọc Huyến đã đến nhà ông và yêu cầu chỉ định
người khác thay thế Đại Tướng Viên vì ông nầy “không đủ khả năng, không làm
đúng bổn phận,làm việc không hữu hiệu”. Ông Trần Văn Đôn lúc đó là Xử lý Thường
Vuụ Tổng Trưởng Quốc Phòng đã trả lời rằng “tình hình đã thay đổi, tự nhiên rồi
cũng có người thay thế ông Viên”. Thực ra thì ông Trần Văn Đôn đã biết rõ rằng
Đại Tướng Cao Văn Viên nhất quyết không phục vụ với bất cứ tư cách nào trong một
chính phủ do Dương Văn Minh lãnh đạo.
TT Trần Văn Hương Cử Tướng Phan Hòa Hiệp Đi Hà Nội.
Trong Decent Interval, Frank Snepp nói rằng “Trong khi quân đội CSBV đang chuẩn
bị và thao dượt cho hành động cuối cùng của họ là tấn công chiếm Sài Gòn thì
ông Tổng Thống già Trần Văn Hương cũng tìm cách tiếp xúc kín với phái đoàn Bắc
Việt tại Tân Sơn Nhất trong ngày hôm nay và ông đề nghị gởi một người trung
gian đi Hà Nội để thảo luận ngưng bắn. Đề nghị của Ông Hương bị Hà Nội thẳng
tay bác bỏ” (ghi chú: Frank Snepp: sách đã dẫn, trang 433)
Tác giả Nguyễn Khắc Ngữ cũng có đề cập đến việc nầy như sau: “Thu xếp với Dương
Văn Minh không xong, cụ Trần Văn Hương liền tích tự mình lo việc điều đình với
Vệt cộng. Với sự giúp đỡ của Toà Đại sứ Hoa Kỳ, Trần Văn Hương đã cử một vị tổng
trưởng đi theo cbuyến bay liên lạc của Hoa Kỳ hàng tuần đi Hà Nội để xin điều
đình nhưng Hà Nội đã không chịu bằng cách không cho chiếc máy bay trên hạ cánh
cho đến khi vị tổng trưởng kia rời máy bay.” 142 Nguyễn Khắc Ngữ: sđd, trang 344
Các tác giả cuả bộ The Vietnam
Experience cũng có đề cập đến vai trò của ông Tổng Trưởng này như sau: "ông
Hương cũng không tin việc Cộng sản Hà Nội sẵn sàng chịu thương thuyết với Dương
Văn Minh. Ông nói rằng tôi sẽ chỉ tin vào việc đó sau khi tôi có đủ bằng
chứng.” Ông Huơng cũng đưa ra một đề nghị hoà bình của ông, đó là đề nghị một
cuộc ngưng bắn tức khắc và thiết lập một Hội Đồng Quốc Gia Hoà giải, loan báo
việc giải nhiệm chính phủ của ông Nguyễn Bá Cẩn mới được thành lập trong 9 ngày
và đề nghị gởi Chuẩn Tướng Phan Hòa Hiệp Tổng Trưởng thông tin trong nội các
Nguyễn Bá Cẩn làm đặc sứ đại diện cho miền Nam đi Hà Nội. Cộng sản bác bỏ ngay
cả ba đề nghị này một cách phách lối (contemptuously), nhất là đề nghị về
ngưng bắn.” *143 The Vietnam Experence. sđd, trang 142 '
Trong một cuộc tiếp xúc với Chuẩn Tướng Phan Hòa Hiệp, cựu Tổng Trưởng Thông
Tin và Chiêu Hồi trong nội các Nguyễn Bá Cẩn, đồng thời cũng là cựu Trưởng phái
Đoàn Việt Nam Cộng Hoà trong Uỷ Ban Liên Hợp 4 Bên hồi năm 1973, Tướng Hiệp đã
cho người viết biết một vài chi tiết khá lý thú về chuyện này.
Tướng Phan Hòa Hiệp nói rằng vào khoảng hai ngày sau khi TT Trần Văn Hương nhận
chức (23 tháng 4), ông trở về nhà vào lúc đã khuya và được bà Hiệp cho biết là
Văn Phòng TT Trần Văn Hương đã gọi điện thoại nhiều lần vì TT Hương muốn nói
chuyện với ông. Tướng Hiệp vội vàng gọi điện thoại đến phủ Tổng Thống và sau đó
đã được nói chuyện với TT Trần Văn Hương. TT Hương đã nói với Tướng Hiệp rằng Cụ
muốn tìm một đường dây để đề nghị thẳng với Bắc Việt về chuyện thương thuyết với
Hà Nội. Cụ nói rằng chuyện thương thuyết này cần phải được xúc tiến sớm chừng
nào tốt chừng đó và đường dây qua Phái Đoàn Cộng sản Bắc Việt trong ủy Ban Liên
Hợp 4 Bên là nhanh nhất, do đó Cụ chỉ thị cho Tướng Phan Hoà Hiệp liên lạc với
Phái Đoàn Bắc Việt để thăm dò và nếu họ chấp thuận thì Tướng Hiệp có thể đi ra
Hà Nội, với tư cách là một nhânviên trong chính phủ (cabinet member) và đại diện cho chính phủ để mở đầu cho sự
thương thuyết.
Tướng Hiệp nói rằng ông liên lạc với Phái đoàn Hoa Kỳ và được biết rằng vào
ngày hôm sau, 24 tháng 3 năm 1975, sẽ có một chuyến phi cơ C-13O đặc biệt từ
Bangkok bay sang Sài Gòn để đưa một số nhân viên trong phái đoàn Bắc Việt ra Hà
Nội rồi lại trở về Sài Gòn vào buổi tối hôm đó (đây là chuyến bay liên lạc cuối
cùng giữa Sài Gòn với Hà nội). Tướng Hiệp vào phi trường Tân Sơn Nhất nói chuyện
với đại diện của Bắc Việt và nói thêm với họ rằng nếu Hà Nội đồng ý thì ông sẵn
sàng đi Hà Nội. Đại diện của Bắc Việt vô cùng ngạc nhiên vì từ khi có những
chuyến bay liên lạc Hà Nội-Sài Gòn sau Hiệp định Paris, có nhiều sĩ quan trong
QLVNCH đã bay ra Hà Nội nhưng Tướng Hiệp thì dù có được mời, ông không bao giờ
nhận lời. Tướng Hiệp nói ông yêu cầu người đại diện của Bắc Việt bay ra Hà Nội
ngày hôm sau và khi trở về Tân Sơn Nhứt vào buổi tối thì cho ông biết kết quả.
Tướng Phan Hòa Hiệp nói với người viết rằng tối hôm đó ông suy nghĩ cặn kẻ và
ông thấy rằng trong trường hợp mà ông được Cộng sản cho phép ra Hà Nội, rất có
thề là khi ra đến ngoài đó thì ông cũng có thể bị Cộng sản bắt giữ, tuy nhiên nếu
có điều kiện thuận lợi thì ông cũng cứ đi vì đó là thi hành một nhiệm vụ mà Tổng
Thống Trần Văn Hương giao phó.
Sáng hôm sau ông yêu cầu người Mỹ di tản gia
đình ông sang Phi Luật Tân vì trong trường hợp nếu Cộng sân Bắc Việt chấp thuận
đề nghị của TT Hương thì ông sẽ đi Hà Nội và nếu mà ông bị bắt thì ít ra gia
đình của ông cũng đã được an toàn. Tướng Hiệp nói rằng chiều hôm sau, người đại
diện của Bắc Việt trong ủy Ban Liên Hợp 4 Bên từ Hà Nội trở về và cho ông biết
rằng Hà Nội bác bỏ đề nghị thương thuyết của TT Trần Văn Hương. Đại diện của Hà
Nội còn nói thêm rằng Hà Nội đòi chính quyền Miền Nam phải đầu hàng vô điều kiện .(*144: Mạn đàm với cựu Chuẩn Tướng Phan Hòa Hiệp tại Anaheim, Califomia, ngày 4 tháng 1 năm 2003)
Đó là nổ lực duy nhất mà chính phủ Việt Nam Cộng Hoà cố gắng tìm cách gửi đại
diện ra Hà Nội để thăm dò nhằm tiến đến một cuộc thương thuyết và người chủ
trương đường lối này là tân Tổng Thống Trần Văn Hương. Cả hai ông đại sứ Hoa Kỳ
và đại sứ Pháp cũng cùng quan điểm như vậy và họ nghĩ rằng vẫn còn có thể giàn
xếp để cho hai phe Sài Gòn và Hà Nội nói chuyện với nhau nhằm đạt được một giải
pháp chính trị nào đó.
Tuy nhiên, cả người Việt Nam, người Pháp và kể cả người
Mỹ là Đại sứ Martin cũng không thể hiểu được rằng cho đến giờ chót, người làm
chính sách (policy maker) cao cấp nhất của nước Mỹ là Ngoại trưởng Henry
Kissinger không hề bao giờ có ý định để cho hai phe người Việt Nam đối nghịch
có thể trực tiếp ngồi lại nói chuyện với nhau, dù lúc đó đã là những ngày cuối
cùng của trận chiến tranh.
Trong cuốn "Khi Đồng Minh Bỏ Chạy," tác giả cho biết rằng: “Ở phi trường về (sau khi đưa cựu Tổng thống Thiệu lên phi cơ đi Đài Loan,) Đại
sứ Martin cùng Đại sứ Jean Marie Ménllon lại tiếp tục công việc sắp xếp giải
pháp chính trị. Ong Martin gửi cho Kissinger một điện văn cho biết vẫn còn có
thể điều đình giữa chính phủ Sài Gòn và Việt Cộng:
"Ngày 26 tháng 4, Kissinger gủi mật điện gạt đi liền:
-"ông đại sứ đã hiểu lầm ý kiến của tôi về các cuộc điều đình với Việt Cộng.
Tôi đã không nói đến giàn xếp giữa chính phủ Sài Gòn và Việt Cộng mà nói đến đến
thương lượng giữa Hoa Kỳ và Việt Cộng. Tôi muốn bất cứ cuộc thảo luận nào giữa
Hoa Kỳ và Việt cộng cũng phải được diễn ra tại Paris.
"Vào giờ chót, Kissinger vẫn không muốn cho hai miền Bắc và Nam Việt Nam
trực tiếp điều đình với nhau mà không có sự kiểm soát của ông (*145 Nguyễn Tiến Hưng: Khi Đồng Minh Tháo Chạy trang 216).
Cũng trong ngày này, theo Frank Snepp thì cũng có một màn hỏa mù khác xảy ra.
Frank Snepp nói rằng sáng sớm ngày hôm đó, Đại Tá Harry Summers, Phó Trưởng
Phái đoàn Hoa Kỳ trong ủy Ban Liên Hợp 4 Bên tại Tân Sơn Nhứt đã đáp chuyến phi
cơ liên lạc cuối cùng từ Sài Gòn đi Hà Nội, có lẽ đó là chuyến bay mà Chuẩn Tướng
Phan Hòa Hiệp nói đến trong đoạn trên.
Trong chuyến bay này, một đại diện của Bắc
Việt đã đến ngồi cạnh Đại Tá Summers và nói nhỏ với ông về một vài đề nghị
riêng. Sau khi về đến Sài Gòn, Đại Tá Summers đã phúc trình rằng người tiếp xúc
với ông đã đưa ra ba "điều bình luận" (comments) đáng chú trọng, đó
là:
(l) ủy Ban Liên Hợp 4 Bên trong đó có cả Phái đoàn Hoa Kỳ gồm 15 người phải
ở lại Miền Nam Việt Nam dù bất cứ chuyện gì xảy ra;
(2) Phòng Tuỳ Viên Quân sự
của Hoa Kỳ (DAO) phải triệt thoái hoàn toàn và
(3) Toà Đại sứ Hoa Kỳ phải
thương thuyết với "tân chính phủ' về tương lai của sứ quán.
Sau khi Đại sứ Graham Martin đọc bản thông điệp của Tổng Bí Thư Brezhnev, xem
báo cáo này của Đại Tá Harry Summers cùng với báo cáo của Đại sứ Hung Gia Lợi
trong Ủy Ban Quốc Tễ là ông Đại sứ Toth, ông tin tưởng một cách lạc quan rằng
cuộc vận động giữa Ngoại Trưởng Kissinger với lãnh tụ Liên Xô Brezhnev đã mang
lại kết quả và ông hy vọng rằng Hà Nội sẽ không có ý làm nhục Hoa Kỳ mà sẽ tiến
tới một giải pháp chính trị.(*146 Frank Snepp: sđd, trang 432)
Đó là giải pháp của Đại Sứ Pháp Merillon: TT Trần Văn Hương phải từ chức và
trao quyền lại cho cựu Đại Tướng Dương Văn Minh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét