26-4-2014
Chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đến Nhật Bản,
bắt đầu từ ngày 23 tháng Tư, đã trở thành chủ đề gây nhiều phấn khích và lo lắng.
Đối với những người lạc quan, chuyến thăm cấp nhà nước đầu
tiên tới Nhật Bản của tổng thống Hoa Kỳ kể từ thời khi Bill Clinton vào năm
1996, sẽ giúp tái khẳng định lại sức mạnh của mối liên minh Hoa Kỳ–Nhật Bản.
Chuyến thăm Tokyo của Obama cũng cho thế giới thấy Hoa Kỳ là người bạn thân của
Nhật Bản ở châu Á, đặc biệt trong bối cảnh tình hình địa chính trị ngày càng có
nhiều biến động trong khu vực này.
Đối với các nhà quan sát ít lạc quan hơn thì sức mạnh giữa hai nước cần được tái khẳng định lại – đặc biệt thời gian vừa qua có những dấu hiệu rạn nứt bắt đầu xuất hiện. Việc Nhật Bản khó khăn thuyết phục Obama đồng ý dừng chân lại Tokyo trong chuyến công du đến châu Á lần này là dấu hiệu của sự rạn nứt trong mối quan hệ song phương.
Chuyển hướng liên minh ở châu Á
Tổng thống Obama đến châu Á lần này với nhiệm vụ quan trọng
là trấn an các đồng minh cũng như kẻ thù về cam kết của Hoa Kỳ đối với việc duy
trì trật tự trong vùng này. Điều này không hề dễ dàng chút nào, đặc biệt kể từ
cuộc khủng hoảng xảy ra gần đây ở Libya, Syria và Ukraina đã chứng minh sự mệt
mỏi của Hoa Kỳ – ngay cả khi nước này gặp nhiều thách thức nhất. Và đặc biệt ở
châu Á, quyết tâm của Hoa Kỳ liên tục bị Trung Quốc và Bắc Triều Tiên thách thức.
Dù là ở vùng Đông Bắc Á hoặc Đông Nam Á, Obama sẽ tiếp tục gặp
nhiều khó khăn cũng như nghi ngờ ngày về sự cam kết của Hoa Kỳ. Điều này đã dẫn
đến việc một số quốc gia bắt đầu xem xét lại các mối liên minh hiện có. Trong
khi Hoa Kỳ kêu gọi các đồng minh tăng cường phòng thủ để chống lại Trung Quốc
thì cùng lúc Washington cũng đang tìm kiếm sự hợp tác của Bắc Kinh trong việc
quản lý các vấn đề quốc tế lớn hơn. Hàn Quốc, một đồng minh truyền thống của
Hoa Kỳ, đã bắt đầu ve vẽ gần gũi hơn với Trung Quốc mà theo cách nhìn của
Washington thì việc này có thể sẽ đe dọa sự đoàn kết trong mối liên minh Hoa Kỳ
– Hàn Quốc – Nhật Bản. Đặc biệt là khi mối quan hệ Trung–Hàn đang được thúc đẩy
bởi những quá khứ chiến tranh mà Nhật Bản đã gây ra. Bắc Triều Tiên cũng bắt đầu
có các bước xa rời mối liên minh truyền thống với phía Trung Quốc và có dấu hiệu
ấm áp hơn với Nhật Bản. Điều này có thể gây nguy hiểm cho kết quả của Trung Quốc
liên quan đến cuộc đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Trong khi đó, cuộc khủng hoảng Ukraina đã đưa ra khả năng
chiến lược giữa Nga và Trung Quốc lại gần nhau hơn trong bối cảnh một cuộc chiến
tranh lạnh mới có thể xảy ra. Trong khi Trung Quốc vẫn chưa đưa ra quan điểm
nào rõ ràng về cuộc khủng hoảng ở Ukraina thì nước này tiếp tục chơi “lá bài
Nga” để thúc Hoa Kỳ nhượng bộ nhiều hơn trong các vấn đề ở châu Á, ví dụ như vấn
đề tranh chấp trong lãnh thổ đang sôi sục với Nhật Bản.
Trong trường hợp của Nhật Bản, sự không chắc chắn của Hoa Kỳ
trong việc bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã bị khuếch đại trong năm qua bởi
cảm giác khó chịu ngày càng gia tăng bởi nhóm chủ nghĩa dân tộc cánh hữu do
Shinzo Abe lãnh đạo. Cảm giác bất an này đã thúc đẩy Abe nổ lực để tìm kiếm các
đồng minh ở nhiều nơi khác. Và nhiều lý do khác, kết quả này đã dẫn các nhà
lãnh đạo Nhật Bản xem xét lại việc phát triển mối quan hệ đặc biệt ấm áp với
Vladimir Putin với hy vọng Nga sẽ hỗ trợ Nhật Bản nếu chiến sự xảy ra với Trung
Quốc.
Với nhiều thay đổi trong cảnh quan địa chính trị ở châu Á hiện
nay, liệu Tổng thống Obama và Thủ tướng Abe sẽ đạt được gì từ các cuộc đàm phán
ở Tokyo trong những ngày sắp tới?
Hàn gắn lại mối liên minh
Mối quan tâm cấp bách nhất của Abe là tái xác nhận lại của mối
liên minh vững chắc Hoa Kỳ – Nhật Bản. Đây là điều quan trọng nhất vì một số vấn
đề giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản đã trở nên căng thẳng trong thời gian qua do hệ tư
tưởng dân tộc chủ nghĩa thái quá của Abe. Một số người trong chính quyền Obama
chống lại các nhà lãnh đạo cánh hữu của Nhật Bản từ khi Abe trở lại nắm quyền
vào tháng Mười Hai năm 2012. Chuyến thăm đến ngôi đền Yasukuni của nhà lãnh đạo
Nhật Bản hồi tháng Mười hai năm 2013 đã gây ít nhiều tranh cãi về sự kiên nhẫn
của Hoa Kỳ. Với các vết nứt đã bùng phát trong mối quan hệ song phương, Abe thực
sự có nguy cơ đi vào lịch sử như một nhà lãnh đạo thời hậu chiến của Nhật Bản
gây ra mối quan hệ tồi tệ nhất với phía đồng minh Hoa Kỳ. Điều này rất cần thiết
trong môi trường chính trị, đặc biệt tại quốc gia mà mối quan hệ cá nhân với Tổng
thống Hoa Kỳ được xem là điều hết sức quan trọng đối với bất kỳ nhà lãnh đạo
nào.
Bên cạnh những câu hỏi về mối quan hệ giữa Obama và Abe, “sự
lỗi nhịp” trên bề mặt bên trong liên minh này đã gửi một thông điệp sai lầm đến
phía Trung Quốc, nước đang cố gắng theo dõi các dấu hiệu rạn nứt trong mối quan
hệ Hoa Kỳ – Nhật Bản nhằm giúp họ tìm cớ để tranh cãi về chủ quyền của Nhật Bản
trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Do đó, ưu tiên của Tokyo là đưa ra một bản
tuyên bố chung nhằm tái khẳng định lại mối liên minh lành mạnh giữa hai nước. Tất
nhiên Obama sẽ không nghi ngờ về điểm này nhưng Hoa Kỳ sẽ xem xét một cách cẩn
thận để tránh bị lôi kéo vào một cuộc xung đột giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Đổi
lại, các nhà lãnh đạo Nhật Bản sẽ được yêu cầu giữ im lặng về một số vấn đề nhạy
cảm khác nhằm kìm chế những ngọn lửa có thể bùng cháy bất cứ lúc nào tại khu vực
này.
Bên cạnh mối quan hệ Hoa Kỳ – Nhật Bản, Obama cũng sẽ quan
tâm đến việc hàn gắn liên minh Hoa Kỳ – Nhật Bản – Hàn Quốc vốn đã quá lạt lỏng
bởi mối thù giữa Seoul và Tokyo cũng như thái độ của Nhật Bản đối với quá khứ
chiến tranh. Obama cũng đã sử dụng “con mồi” dừng chân tại Tokyo để buộc Abe miễn
cưỡng nuốt lại tinh thần dân tộc hiếu chiến của mình nhằm đạt được chương trình
hòa giải Nhật Bản – Hàn Quốc. Một trong những ưu tiên của Obama tại Đông Bắc Á
là duy trì mối đồng minh Hoa Kỳ – Nhật Bản – Hàn Quốc nhằm đối mặt với cả Trung
Quốc lẫn Bắc Triều Tiên. Điều cuối cùng Obama muốn thấy là liên minh này tiếp tục
bị hư hỏng bởi nỗi ám ảnh lỗi thời ở không thể cứu vãn của Nhật Bản.
Quốc phòng – an ninh
Sẽ không có một hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ – Nhật Bản nào
có thể diễn ra nếu như không giải quyết vai trò của Nhật Bản về các vấn đề an
ninh cũng như những nỗ lực phòng thủ với phía Hoa Kỳ. Obama chắc chắn sẽ đánh
giá cao những nỗ lực mà Abe đã triển khai, đặc biệt việc cải thiện bản Hiến
pháp để Nhật Bản có thể đảm nhận vai trò lớn hơn đối với an ninh quốc tế. Việc
này phần nào sẽ giảm một số gánh nặng từ phía Hoa Kỳ.
Nhưng với sự đánh giá này, Obama cũng sẽ phải nhắc nhở Nhật
Bản không nên quá hấp tấp vội vàng trong việc tăng cường khả năng quân sự của
mình nhằm tránh khơi dậy sự báo động không cần thiết trong khu vực. Cách mà Abe
đã đề cập đến an ninh quốc phòng mang tính chủ nghĩa dân tộc đã gây ra nhiều
báo động và việc này sẽ làm cho công việc của Obama khó khăn hơn đôi chút.
Trong khi chào đón vai trò tích cực của Nhật Bản đối với an
ninh quốc tế, Obama cũng cần phải cân nhắc khả năng của các đối tác khác trong
liên minh để tránh bị họ lợi dụng đòn bẩy này để trở nên quyết đoán hơn.
Tách khỏi chế độ hậu chiến tranh ?
Hy vọng rằng đây không phải là chủ đề sẽ được đề ra tại hội
nghị thượng đỉnh ngày 24 tháng Tư. Nhưng khi gặp Abe, Obama chắc chắn sẽ nhắc
nhở Nhật Bản về việc “tách khởi chế độ hậu chiến tranh”. Đánh giá từ một số người
thân cận bên trong nhóm Abe, điều này có thể được hiểu như sự từ chối rõ ràng về
thứ tự thời hậu chiến mà Hoa Kỳ cố gắng xây dựng sau chiến tranh thế giới kết
thúc, bao gồm cả bản cáo trạng về những hành động chiến tranh của Nhật Bản. Các
yếu tố dễ thấy nhất của chương trình này là các chính trị gia bảo thủ Nhật Bản
tiếp tục nhấn mạnh về chủ đề biểu dương tội phạm chiến tranh vốn đã từng bị Hoa
Kỳ truy tố.
Liên quan đến việc này, Hoa Kỳ đã tỏ vẻ “thất vọng” sau khi
Abe đến thăm Đền thờ Yasukuni hồi tháng Mười hai. Việc này có thể được xem như
bước đầu tiên mà Hoa Kỳ hướng đến nhằm chống lại các tư tưởng chủ nghĩa dân tộc
ở Tokyo.
Một thỏa thuận TPP đầy khó khăn
Sự háo hức của Nhật Bản trong việc hàn gắn các vết nứt trong
mối liên minh Hoa Kỳ – Nhật Bản sẽ được Obama khai thác triệt để nhằm buộc Nhật
Bản nhượng bộ trong các cuộc đàm phán Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương. Giữa
lúc phía Obama phải đối mặt với các cuộc bầu cử giữa kỳ trong năm nay nên Hoa Kỳ
sẽ buộc Nhật Bản mở cửa thị trường nông nghiệp mà Abe hứa sẽ bảo vệ đến cùng.
Cả hai nhà lãnh đạo đã đặt cược sự sống còn chính trị của họ
trong vấn đề này, và một bước đột phá hiện nay dường như vô vọng. Một lần nữa,
khả năng thương lượng của Nhật Bản đã bị suy yếu bởi chuyến thăm đầy tranh cãi
gần đây của ông Abe đến đền Yasukuni và sự kiện này đã phủ mờ mối quan hệ Hoa Kỳ
– Nhật Bản. Abe tự tìm thấy mình trong một vị trí phải nhượng bộ Hoa Kỳ trong
hiệp định TPP nhằm mưu tìm sự ủng hộ của Washington cũng như hàn gắn mối quan hệ
song phương.
Cuộc khủng hoảng Ukraina
Obama và Abe chắc chắn sẽ thảo luận về cuộc khủng hoảng ở
Ukraina và phương án giải quyết. Obama sẽ tiếp tục yêu cầu Abe giữ vững lòng
trung thành với G7 cũng như lên án nước Nga. Tuy nhiên, Abe sẽ khéo léo tìm
cách bảo vệ quan điểm của mình để duy trì tình bạn mới với Vladimir Putin, người
dự kiến sẽ đến thăm Nhật Bản vào mùa thu năm nay.
Abe sẽ bị giằng xé giữa tình bạn mới với nước Nga (nước mà
ông dự tính sẽ thương thảo để lấy lại các hòn đảo phía ử Bắc mà Liên Xô từng
chiếm đóng trước đây cũng như các nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên ở Siberia) và
cũng không loại trừ khả năng tiếp tay với Hoa Kỳ để lên án Putin chiếm bán đảo
Crimea. Hiện nay điều mà Nhật Bản lo sợ là cách người Nga đã làm ở Crimea:
Trung Quốc có thể diễn lại kịch bản này tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản
quản lý.
Về vấn đề này, Obama cũng sẽ phải tiếp cận một cách rất cẩn
thận. Abe hiện là thành viên duy nhất trong G7 có mối quan hệ tương đối tốt với
Putin. Nếu Abe bị buộc phải từ bỏ tình bạn này thì phía Nga có thể sẽ di chuyển
về hướng Trung Quốc, đưa thế giới một bước gần hơn đến Chiến tranh Lạnh lần thứ
hai.
Tuyên bố mạnh mẽ
Hội nghị thượng đỉnh Obama–Abe ở Tokyo sẽ không còn gì nghi
ngờ về mối liên minh vững chắc giữa hai nước.
Bên cạnh các thỏa thuận trong những lĩnh vực như TPP, an
ninh khu vực, khủng hoảng Ukraina và hợp tác khoa học, một trong những khía cạnh
quan trọng nhất của hội nghị thượng đỉnh lần này có thể là cách hai nhà lãnh đạo
giải quyết sự thiếu tin cậy lẫn nhau nổi lên những năm qua. Một mặt, Obama sẽ cần
phải hiểu rằng điều mà Nhật Bản bận tâm nhiều nhất là nước này có thể bị Trung
Quốc thay thể trong danh sách của Washington. Mặt khác, Abe cũng nên cố gắng hiểu
rằng một nước Nhật “ôn hoà chủ động” mà ông muốn quảng bá cho thế giới sẽ được
đánh giá cao và hoan nghênh nếu Tokyo bỏ bớt tinh thần dân tộc hiếu chiến vốn
đã trở thành thương hiệu của Abe trong thời gian qua. Và theo quan điểm của Hoa
Kỳ thì điều này chỉ làm tình hình chính trị tại châu Á trở nên phức tạp thêm.
Trong thời gian rất ngắn ở lại Tokyo, Obama sẽ tìm thời gian
để ghé thăm đền Meiji Shrine. Obama đến đây sau khi Ngoại trưởng và Bộ trưởng
Quốc phòng Hoa Kỳ ghé thăm Đài Tưởng niệm Chiến tranh Chidorigafuchi Tưởng niệm
hồi tháng Mười, Tổng thống Hoa Kỳ có thể muốn nhắc nhở phía Nhật Bản một cách
tinh tế rằng sự kiện này hoàn toàn ngược lại với Đền Yasukuni gây tranh cãi mà
Abe đã viếng thăm.
_________
Tác giả là một nhà ngoại giao Pháp đã nghỉ hưu. Ông sinh ra ở
Đài Loan và đào tạo tại Việt Nam và Nhật Bản, ông đã từng phục vụ trong Bộ Ngoại
giao Pháp và cơ quan ngoại giao Pháp tại Nhật Bản, Hoa Kỳ , Singapore và Trung
Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét