Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




15. BỐI CẢNH TRƯỚC THÁNG 4-1975 : CHÍNH SÁCH ĐỐI XỬ VỚI "NGỤY QUÂN, NGỤY QUYỀN"

Trần Đông Phong
14/4/2018

TNM: Tìm hiểu và ôn lại lịch sử không phải để than khóc, tiếc nuối ... mà để biết rõ những xảo thuật chính trị, những khúc mắc thất bại trong quá khứ đặng chúng ta có thể tránh những lỗi lầm của người đi trước, kiên trì nêu cao chính nghĩa, tiếp nối hào khí cha ông trong việc cứu nước và giữ nước.

Chính Sách Đối Xử Với “Ngụy quân, Ngụy Quyền”

Cũng trong ngày hôm đó tại Hà Nội, các cấp lãnh đạo đảng cộng sản đã hoàn tất việc quy định về sự phân loại và chính sách đối xử với tù binh và hàng binh tại Miền Nam. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính sách này lại được áp dụng cho tất cả các công chức, cán bộ và Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa mà cộng sản gọi chung là “ngụy quân, ngụy quyền” sau khi đi trình diện để “học tập cải tạo”.

Ngày 18 tháng 4 năm 1975, Ban Bí Thư Trung Ương đảng cộng sản đã gửi Chỉ Thị mang số 218-CT/TW đến tất cả các đảng ủy tại Miền Nam về chính sách đối với tù và hàng binh Miền Nam.

Vì nhận thấy chính sách đối với “ngụy quân, ngụy quyền” này của cộng sản Bắc Việt trước ngày 30 tháng 4 có ảnh hưởng đến gần như hầu hết Quân Cán Chính của Việt Nam Cộng Hòa sau này, người viết xin trích đăng lại nguyên văn bản “chỉ thị của Ban Bí Thư số 218-CT/WT ngày 18 tháng 4 năm 1975″ này để làm tài liệu:

“Trong tình hình mới hiện nay, số lượng tù binh, binh sĩ địch giác ngộ trở về và làm binh biến khởi nghĩa ngày càng lớn, vùng giải phóng của ta ở Miền Nam ngày càng mở rộng và hoàn chỉnh. Ban Bí Thư quy định phân loại và chính sách đối xử như sau:

PHÂN LOẠI

1- Binh sĩ khởi nghĩa: Là những binh sĩ địch có hành động chống lại địch, đi với cách mạng như khởi nghĩa làm binh biến, làm nội ứng, phá hoại địch, trực tiếp hay gián tiếp hay tiếp giúp cho cuộc chiến đấu của ta.

2- Binh sĩ giác ngộ trở về với cách mạng: (không nên gọi là hàng binh) là những binh sĩ địch chủ động bỏ hàng ngũ địch sang hàng ngũ cách mạng.

3- Tù binh: Là những binh sĩ địch bị ta bắt trong chiến đấu hoặc sau chiến đấu.

4- Tàn binh ra trình diện: Là những binh sĩ địch bị ta đánh phải bỏ chạy trốn, sau đó ra trình diện với cơ quan chính quyền cách mạng.

CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI TỪNG LOẠI

1- Binh sĩ khởi nghĩa: Về chính trị, coi như quần chúng cách mạng, về sinh hoạt vật chất được đãi ngộ như cán bộ, chiến sĩ ta, được xếp công tác tùy treo trình độ giác ngộ chính trị và năng lực từng người. Ai có công với cách mạng thì được khen thưởng. Ai có năng lực chuyên môn kỹ thuật thì được sử dụng theo tài năng, ai bị thương vong trong khi hàng động cách mạng thì được đối xử như thương binh tử sĩ ta.

2- Binh sĩ giác ngộ trở về với cách mạng: Được hưởng quyền công dân, được đối xử về tinh thần và vật chất như những công dân bình thường.

3- Tù binh: Được đối xử nhân đạo theo đúng chính sách của ta. Trong tình hình hiện nay, giải quyết như sau:

a/ Đối với những Binh Lính và Hạ Sĩ Quan:

- Số có gia đình ở vùng giải phóng thì giải thích chính sách rồi cho về nhà, giao cho chính quyền địa phương đăng ký và giáo dục.

- Số quê ở lùng địch tạm chiếm hoặc ở xa chưa về được thì tạm thời tập trung lại để quản lý giáo dục và dùng làm lao động. Khi có điều kiện sẽ cho về với gia đình.

b/ Đối với Sĩ Quan: Tất cả đều phải tập trung giam giữ, quản lý giáo dục và lao động, sau này tùy sự tiến bộ của từng người sẽ phân loại và sẽ có chính sách giải quyết cụ thể.

Những người có chuyên môn kỹ thuật (kể cả lính và sĩ quan) mà ta cần thì có thể dùng vào từng việc trong một thời gian nhất định, nhưng phải cảnh giác và phải quản lý chặt chẽ, sau này tùy theo yêu cầu của ta và tùy theo sự tiến bộ của từng người mà có thể tuyển dụng vào làm ở các ngành ngoài quân độ.

c/ Đối với các phần tử ác ôn, Tình Báo An Ninh Quân Đội, Sĩ Quan Tâm Lý, Bình Định Chiêu Hồi, đầu sỏ của đảng phái trong Quân Đội, thì bất kể là Lính, Hạ Sĩ Quan hay Sĩ Quan đều phải tập trung cải tạo dài hạn, giam giữ riêng ở nơi an toàn và quản lý chặt chẽ.

d/ Đối với những người vốn là Quân Nhân của ta nhưng đã đầu hàng địch, tham gia Quân Đội ngụy thì sẽ xử như tù binh. Kẻ nào làm việc cho địch như Gián Điệp, Tâm Lý Chiến, Bình Định Chiêu Hồi, chỉ huy đánh phá cách mạng thì xử án như bọn ác ôn.

4- Tàn binh địch ra trình diện:

a/ Những người ra trình diện và tích cực làm những công việc ta giao hoặc có công phát hiện những sự bí mật, kho tàng và tài liệu của địch, chỉ cho ta những tên đầu sỏ phản động còn lẩn trốn, giúp ta sử dụng những vũ khí kỹ thuật của địch, kêu gọi được nhiều tàn binh ra trình diện thì đối xử như binh sĩ giác ngộ trở về với nhân dân.

b/ Còn nói chung đổi xử tương tự như tù binh, nhưng cần chú ý.

- Binh Lính Hạ Sĩ Quan thì đăng ký, thu vũ khí, giải thích chính sách, nếu quê ở vùng giải phóng thì cho về nhà ngay, giao cho chính quyền địa phương quản lý giáo dục. Số quê ở vùng địch còn kiểm soát hoặc ở xa chưa về được thì tập trung giáo dục và dùng làm lao động.

Đối với Sĩ Quan, phải giữ lại để giáo dục cải tạo, nhưng tùy hoàn cảnh chính trị từng nơi mà có cách làm thích hợp để bọn còn lẫn trốn không quá sợ hãi, dám ra trình diện. Lúc đầu, có thể chưa cần giam giữ ngay, tùy tình hình sẽ lần lượt tập trung lại sau.

- Những tên ác ôn Gián Điệp và những tên có nhiều tội ác thì bắt giữ ngay.

- Những tên không chịu ra trình diện theo thời gian quy định thì phải bắt giữ. Tên nào lẫn trốn để chống phá ta thì sẽ bị trừng trị theo tội phá hoại hiện hành.

5- Riêng đối với Phòng Vệ Dân Sự và Dân Vệ đã tan rã:

- Phòng Vệ Dân Sự thì giải tán tổ chức, tịch thu vũ khí, trang bị phương tiện quân sự và coi họ như dân thường.

Dân Vệ thì giao cho chính quyền địa phương đăng ký, quản lý giáo dục, không tập trung lại như tù binh.

- Những tên là Quân Chủ Lực, Bảo An phái sang chỉ huy và làm nòng cốt trong Dân Vệ, Phòng Vệ dân sự và những tên là ác ôn Tình Báo, thì phải xử trí như các loại tù binh nói trên.

Các loại Binh Lính Sĩ Quan địch đã bỏ ngũ về nhà, về hưu, giải ngũ, thì coi như dân thường. Người nào trong số nầy có tội ác thì do chính quyền địa phương xử trí theo chính sách chung đối với những người phạm tội.

6- Những trường hợp khác:

- Những Quân Nhân của địch biệt phái sang làm việc ở Ngành Hành Chánh, Cảnh Sát thì do cơ quan an ninh của ta xử trí.

- Những Sĩ Quan có ảnh hưởng trong các dân tộc thiểu số và các tôn giáo, nếu cần thiết cho việc tranh thủ quần chúng thì có thể có chính sách chiếu cố thích hợp.

Đối với những sĩ quan cấp Tướng hoặc Đại Tá, nếu xét cần sử dụng có lợi cho cách mạng thì có thể có chính sách đối xử thích hợp.

- Tù Binh là Quân Nhân Mỹ và các Quân Nhân nước ngoài khác, phải giam riêng, phải đối xử nhân đạo.

- Những tù binh ngụy bị bắt hồi 1972 hiện nay còn giữ thì xử trí như tù binh hiện nay. Những tên là Lính và Hạ Sĩ Quan nếu đã cải tạo tốt, có quê ở vùng giải phóng thì cho về với gia đình.

CHÚ Ý:

Những cơ sở binh vận, quân báo và an ninh của ta được cử vào hoạtt động trong Quân Đội địch đều là cán bộ chiến sĩ của ta phải giải quyết chính sách chu đáo, tuyệt đối không được lẫn lộn với binh sĩ địch.
Hiện nay không lấy tù binh, tàn binh để bổ sung quân số cho các lực lượng vũ trang của ta.

Tất cả các loại tù binh, tàn binh đều giam giữ ở B, không đưa ra A, trừ những trường hợp còn khai thác gấp để phục vụ yêu cầu của ta.

T/M Ban Bí thư
TỐ HỮU

[Văn Kiện Đảng, trang 286-290].

Ghi chú: Trong thời gian này, Tố Hữu còn là Ủy Viên Trung Ương Đảng phụ trách Ban Bí Thư, về sau mới được đề cử vào Bộ Chính Trị và giữ chức Trưởng Ban Văn Hóa Tư Tưởng.

Có một điều đáng chú ý là trong loại 6 “Những trường hợp khác” có một câu nói rằng“những tù binh ngụy bị bắt hồi 1972 hiện nay còn giữ thì xử trí như tù binh hiện nay”. Điều này chứng tỏ rằng sau khi ký Hiệp Định Ba Lê vào năm 1974 cộng sản Bắc Việt vẫn còn giam giữ và đã không trao trả một số tù binh bị họ bắt giữ trước năm 1973 cho Việt Nam Cộng Hòa đúng theo tinh thần của hiệp định. 

Lưu văn Lợi, phụ tá của Lê Đức Thọ tại hội nghị Ba Lê cho biết rằng vấn đề trao trả tù binh và tù dân sự đã được thảo luận sôi nổi giữa Bắc Việt và Hoa Kỳ trong phiên họp ngày 17 tháng 10 năm l972. Trước đó, vào ngày 14 tháng 10, Phái đoàn Bắc Việt đã gửi cho Phái đoàn Hoa Kỳ một công hàm nói rằng:

“Theo Luật Pháp quốc tế trong cuộc chiến tranh khi chiến sự chấm dứt thì tất cả những người của các bên bị bắt phải được trao trả ngay. Hơn thế nữa, với tính chất của cuộc chiến tranh ở Miền Nam Việt Nam thì sau khi ngừng bắn, việc trao trả những người dân sự cũng như việc trao trả những người quân sự của các bên bị bắt giữ là một nghĩa vụ mà không bên nào được thoái thác và trì hoãn.

Phía Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cho rằng trong vấn đề này phía Hoa Kỳ bên vực cho một lập trường rất sai trái để một bên có thể tiếp tục giam giữ những người dân sự của bên kia”. 
[Lưu văn Lợi và Nguyễn anh Vũ: "Các Cuộc Thương Lượng Lê Đức Thọ-Kissinger tại Paris", xuất bản tại Hoa Kỳ, trang 309].

Vào năm 1973 khi Trần Văn Trà được cử làm Trưởng Phái đoàn của “Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời” trong Ban Liên Hợp 4 Bên tại Tân Sơn Nhứt Saigon, ông ta đã tuyên bố rằng “chúng ta đã trả tất cả tù binh Mỹ-ngụy mà ta giữ” 

Hai năm sau, chỉ thị về chính sách đối với tù hàng binh của Bắc Việt do Tố Hữu thay mặt Ban Bí Thư của Đảng Lao Động Việt Nam ký ngày 18 tháng 4 năm 1975 cho thấy là Trần Văn Trà đã nói láo, rõ ràng chỉ thị này đã thừa nhận cộng sản Hà Nội không trao trả một số tù binh của Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1973, Hà Nội đã vi phạm Hiệp Định Ba Lê do chính họ ký kết và như vậy thì theo lời của chính Hà Nội trong công hàm gửi cho Hoa Kỳ ngày 14 tháng 10 năm 1972 thì “đó là trái đạo lý, không công bằng và vô nhân đạo”.

◾◾◾◾◾
Trí Nhân Media

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét