Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




"ĐẶC XÁ", "TRẢ TỰ DO TRƯỚC THỜI HẠN", "TRỤC XUẤT ĐI CHỮA BỆNH"... VÀ THÂN PHẬN CỦA NHỮNG TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VIỆT NAM

Nguyễn Thu Trâm
21-4-2014

Trong mấy ngày qua, dư luận của người Việt trong và ngoài nước, đặc biệt là từ những người hằng quan tâm đến hiện tình đất nước đang từng ngày nóng lên trước các sự kiện liên quan đến một số tù nhân chính trị tù nhân lương tâm được "đặc xá" hay được trả tự do trước thời hạn như trường hớp các tù nhân "Đinh Đăng Định, Nguyễn Hữu Cầu, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Tiến Trung và Vi Đức Hồi.

Vào ngày 15  tháng 2 năm 2014 ông Đinh Đăng Định được hoãn thi hành án vì bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối, sau 2 năm 4 tháng bị giam cầm theo bản án 6 năm tù giam mà tòa án Đăk Nông đã tuyên phạt ông trong phiên xét xử ngày 9 tháng 8 năm 2012, theo điều 88 Bộ Luật Hình Sự, bởi ông đã công khai lên phát động một chiến dịch lên tiếng phản đối dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên cũng như kêu gọi đa nguyên- đa đảng cho Việt Nam.

Vào ngày 10 tháng 3 năm 2014, chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký Quyết định đặc xá số 604/QĐ-CTN quyết định rằng: “Ông Đinh Đăng Định… được hưởng các quyền, nghĩa vụ khác như người đã chấp hành xong hình phạt tù”.

Rồi đến ngày 21 tháng 3 năm 2014, lãnh đạo Tòa Án Đăk Nông đã đến nhà để trao quyết định đặc xá này thì người tù lương tâm, nhà Giáo Đinh Đăng Định, ngay khi nhận quyết định này, người tù lương tâm Đinh Đăng Định đã khẳng khái tuyên bố với các cán bộ của Tòa Án rằng: “Tôi hoàn toàn vô tội. Bắt giam tôi là một hành động thô bạo, phiên tòa xử tôi là vô đạo. Trả tự do cho tôi chỉ làm giảm một phần sự thô bạo của chính quyền này thôi. Tôi ghi nhận, nhưng không thấy phải cảm ơn họ. Tôi chỉ cảm ơn đồng bào tôi, các chí hữu của tôi, các tổ chức nhân quyền và dư luận quốc tế đã bảo vệ lẽ phải và tận tình yểm trợ tôi trong suốt thời gian tôi bị bách hại. Tôi giữ nguyên lập trường chống độc tài đảng trị. Tôi cũng giữ nguyên lập trường lên án dự án khai thác Bô xit Tây Nguyên và dự án xây dựng các lò điện nguyên tử. Đó là những dự án đe dọa sự sống còn của đất nước, mọi người Việt Nam yêu nước phải kịch liệt chống lại, tôi chống lại tới hơi thở cuối cùng”…  

Và ngay khi thông tin về quyết định đặc xã này của chủ tịch nước Trương Tấn Sang được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, thì đã có nhiều nhiều phản ứng khác nhau, một trong những phản ứng được nhiều người quan tâm đến từ một người Việt ở Canada, ông Bắc Phong nhận định rằng:

“Đợi đến khi thầy bị bệnh ung thư sắp chết
Thì chủ tịch nước mới đặc xá cho về
Đây không phải là một quyết định nhân đạo
Mà là một quyết định trốn trách nhiệm buồn nôn.”

Cùng ngày người tù lương tâm Đinh Đăng Định nhận được “quyết định trốn trách nhiệm buồn nôn” đó, tức là vào 21 tháng 3 năm 2014 người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu được trả tự do sau quãng thời gian ngồi tù tổng cộng 37 năm, với tội danh "phản cách mạng".

Và chỉ đúng 2 tuần sau khi được “đặc xá” người tù lương tâm Đinh Đăng Định đã trút hơi thở cuối cùng tại tư gia vào ngày 03 tháng 4 năm 2014.

Trong khi gia đình cùng hàng ngàn thân hữu, dân oan, đồng nghiệp và học sinh cùng những người chưa quen biết đang chuẩn bị tiễn đưa thầy giáo Đinh Đăng Định về nơi an nghỉ vĩnh hằng thì vào ngày 7 tháng 4, tại nhà tù Thanh Hóa, cơ quan an ninh đã lặng lẽ trả tự do cho tiến Sỹ Cù Huy Hà Vũ và áp giải ông ra sân bay Nội Bài và trục xuất ông sang Hoa Kỳ chữa bệnh, mà phía chính quyền thì không cho biết vì sao ông Cù Huy Hà Vũ được phóng thích, còn luật sư của ông là Trần Vũ Hải nói rằng lý do phóng thích thân chủ của mình vẫn không rõ ràng. 

Dầu vậy, ông Phil Robertson, thuộc tổ chức Human Rights Watch đã hoan nghênh việc trả tự do cho ông Cù Huy Hà Vũ, và nhấn mạnh đến “các vấn đề về sức khỏe đã trở nên trầm trọng hơn sau khi ông bị giam cầm một cách bất công. Lẽ ra tiến sĩ Vũ không thể bị kết án hay giam giữ, vì ông chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình”.  Còn Phát ngôn viên đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Spencer Cryder nói với AFP: “Chúng tôi hoan nghênh quyết định của chính quyền Việt Nam trả tự do cho tù nhân lương tâm Cù Huy Hà Vũ. Tiến sĩ Vũ cùng với vợ ông đã quyết định đi đến Mỹ sau khi ra khỏi nhà tù, và đã đến Washington DC vào thứ Hai 7/4”. 

Và rồi chỉ 5 ngày sau, vào hôm 12 tháng 4 thêm hai tù nhân chính trị nữa được phóng thích trước thời hạn và vô điều kiện đó là thạc sỹ công nghệ thông tin Nguyễn Tiến Trung ở Sài gòn và cựu giám đốc trường đảng huyện Hữu Lũng, nhà bất đồng chính kiến Vi Đức Hồi.

Dù rằng có quan điểm cho rằng việc đặc xá cho nhà giáo Đinh Đăng Định khi bệnh ung thư của ông đã vào giai đoạn cuối chỉ là hành động chối bỏ trách nhiệm của nhà cầm quyền đối với người tù không có tội, chứ chẳng phải là nhân đạo gì cả. 

Dù rằng việc trả tự do cho người tù xuyên thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu sau hơn 32 năm tù đày và 5 năm cải tạo cũng chỉ là do áp lực của cộng đồng quốc tế, nhằm đánh đổi một điều kiện nào đó trong các mối bang giao quốc tế chứ cũng chẳng phải là vấn đề nhân đạo của chính quyền. 

Và cho dù việc phóng thích và trục xuất tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ sang Hoa Kỳ “chữa bệnh” hoặc việc trả từ do vô điều kiện và trước thời hạn đối với hai ông Nguyễn Tiến Trung và Vi Đức Hồi cũng được xem là một chính sách đối ngoại cần thiết, nhằm giải quyết vấn đề nhân quyền tại Việt Nam vốn đã quá tai tiếng trên trường quốc tế, hầu cho Việt Nam có thể có đủ điều kiện gia nhập Hiệp Ước Đối Tác Chiến Lược Xuyên Thái Bình Dương TTP, như Việt Nam đã từng làm trước đây để có đủ điều kiện gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO vào ngày 7 tháng 11 năm 2006, chứ hoàn toàn không phải là một chủ trương nhân đạo của đảng và và nhà nước… 

Cho nên nhiều người tin rằng việc tống xuất được Luật Sư Cù Huy Hà Vũ sang Hoa Kỳ là một thằng lợi lớn của nhà nước cộng sản Việt Nam khi Việt Nam có cơ sở để chứng minh với cộng đồng quốc tế rằng đã có sự cải thiện về nhân quyền, nhất là đối với tù nhân chính trị, vừa giảm thiểu được năng lực đấu tranh chống độc tài, độc đảng của một nhà hoạt động nhân quyền có tiếng tăm như tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ. Ngay cả việc trả tự do trước thời hạn cho hai nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Tiến Trung và Vi Đức Hồi, thì rõ ràng là nhà nước cộng sản Việt Nam chỉ có được mà không mất gì cả trên trường quốc tế… 

Dù Việt Nam cũng như các nước theo chính thể cộng sản trên toàn thế giới từ trước đến nay vẫn có chính sách sử dụng tù nhân chiến tranh cũng như tù nhân chính trị như những con tin để đánh đổi những quyền lợi khác với cộng đồng quốc tế, thì việc “đặc xá” cho các tù nhân lương tâm Đinh Đăng Định, Nguyễn Hữu Cầu, và cả việc lặng lẽ trục xuất tiến Sỹ Cù Huy Hà Vũ cũng như việc phóng thích trước thời hạn hai tù nhân chính trị Nguyễn Tiến Trung và Vi Đức Hồi nên được nhìn nhận là một tiến bộ của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam về phương diện nhân văn, bởi sự việc như thế này chưa từng xãy ra trong suốt lịch sử cai trị đất nước của đảng cộng sản Việt Nam.

Được biết rằng qua các cuộc thương thảo với chính phủ Hoa Kỳ trong thời gian gần đây, nhà nước cộng sản Việt Nam đã cam kết sẽ trả tự do vô điều kiện cho các tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm như là một dấu hiệu về cải thiện tình trạng nhân quyền như là một điều kiện tiên quyết cho tiến trình tham gia Hiệp Ước Đối Tác Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương của Việt Nam - Do vậy chúng ta có đầy đủ cơ sở để tin rằng trong thời gian ngắn sắp tới, thêm nhiều tù nhân chính trị là lương tâm nữa sẽ được phóng thích mà Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, nhà hoạt động nhân quyền Đỗ Thị Minh Hạnh, Tạ Phong Tần, Linh Mục Tadeo Nguyễn Văn Lý và nhóm tuổi trẻ yêu nước Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình... sẽ là những người đứng đầu trong danh sách sẽ được phóng thích. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần phải đặt ra với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam về tình trạng nhân quyền cũng như các chính sách đối với tù nhân chính trị.

Bởi vì...

Từ cổ chí kim, từ đông sang tây, thông thường, trong và sau mỗi cuộc phân tranh “thư hùng”, thì tinh thần “Mã Thượng”,”Bất Sát Hạ Mã Chi Nhân”, “Anh Hùng Trọng Anh Hùng”, thái độ “Quân Tử”, “Nhân Nghĩa”, “Khoan Dung Độ Lượng” đối với chiến binh đối địch, tù - hàng binh, phe chiến bại, ... của bên chiến thắng là một yếu tố rất cần thiết, nếu không muốn nói là, “tuyệt đối cần thiết”, để hóa giải hận thù, thu phục nhân tâm, bình ổn cục diện thời “hậu chiến” ...

Sử Việt há đã chẳng ghi lại rằng Vua Trần Nhân Tông đã cởi ngự bào đắp lên thủ cấp của Toa Đô, và cảm thán: “Làm tôi phải nên như người này!”, rồi sai người khâm liệm chôn cất tử tế. Tinh thần “Anh Hùng Trọng Anh Hùng” đó không hề làm giảm sút “Hào Khí Đông A", ý chí “Sát Thát” của vua tôi, quân dân nhà Trần. Và hẳn nhiều người vẫn còn nhớ, sau khi chiến thắng quân Minh, Triều đình Nhà Lê đã cấp lương thảo và ngựa, thuyền cho quân Minh an toàn về nước, hai bên chấm dứt can qua, nhà Lê ổn định được lâu dài nhờ đó mà đã tồn tại được ngót 362 năm, từ 1427 cho đến 1789.

Những bài học lịch sử còn rành rành trước mắt đó, nhưng “bên thắng cuộc” tức  nhà cầm quyền cộng sản đã chẳng học được gì, nên đã không hành được gì cả: Vì vậy mà sau khi giành được chính quyền rồi thay vì cấp lương thảo ngựa thuyền cho “Bên Thua Cuộc” thì chế độ cộng sản lại thi hành đường lối “chuyên chính vô sản”, quay lại tận diệt các tầng lớp Tiểu Tư Sản, Trí Thức, các đảng phái chính trị cũng như các nhóm bất đồng chính kiến bằng cách đưa hơn 1.000.000 nhân sỹ trí thức vào hơn  80 trại lao cải để trừng phạt họ một cách bạo tàn và dã man hơn cả thời trung cổ, nhưng lại không biết đến bất cứ một chính sách khoan dung, độ lượng cần thiết để hóa giải hận thù, hòa hợp dân tộc, để cùng nhau tái thiết và phát triển đất nước… Đó là lý do mà Việt Nam bị chảy máu chất xám suốt hơn 3 thấp kỷ qua, do hàng trăm ngàn sỹ quan, hạ sỹ quan QLVNCH từng được đào tạo những chuyên môn kỹ thuật sâu rộng, là một nguồn tài nguyên vô giá của dân tộc, cứ lần lượt đi tỵ nạn sau khi được phóng thích từ các trại cải tạo. Đây chính là lý do khiến cho nước Việt cứ triền miên đói nghèo lạc hậu, tăm tối và thù hận.

Cũng vì sau ngày tàn cuộc chiến, “Bên Thắng Cuộc” đã không biết cấp lương thảo và ngựa thuyền cho “Bên Thua Cuộc” để chấm dứt mọi sự can qua, để dập tắt mọi hận thù… Thì đây là lúc nhà cầm quyền cộng sản phải biết thức thời, không nên chỉ dừng lại ở việc “đặc xá” cho nhà trí thức yêu nước Đinh Đăng Định hay trả tự do cho người tù xuyên thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu, trục xuất người tù lương tâm Cù Huy Hà Vũ hay phóng thích trước thời hạn cho hai nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Tiến trung và Vi Đức Hồi… mà hãy trả tự do cho tất cả những tù nhân chính trị, tôn giáo và tù nhân lương tâm đang bị giam cầm một cách trái pháp luật và vô đạo lý… 

Ngoài những người đã được liệt kê trong danh sách đầu của những tù nhân chính trị, lương tâm sắp được phóng thích trong vài ngày tới đây, đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam cũng cần phải xem xét để trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị lương tâm còn lại, bởi xét một cách khách quan thì tất cả họ đều là những công dân ưu tú của nước nhà, là những người yêu nước nhất trong số những người yêu nước. Họ đáng được tôn vinh vì lòng ái quốc, hơn là bị giam cầm. 

Bởi nếu yêu nước là phạm tội thì chỉ trừ 3.500.000 đảng viên cộng sản ra, còn lại ngót 86 triệu người Việt đều là tội phạm, vì ai cũng yêu nước, nhưng có người thì thể hiện lòng yêu nước đó bằng lời nói, bằng hành động, những người khác thì lại kín giấu nó ở trong lòng. Chúng tôi đặc biệt yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trả tự do ngay tức khắc cho các sỹ quan, binh sỹ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và các chính khách của Việt Nam Cộng Hòa hiện đang còn bị giam giữ trong các nhà tù và các trị cải tạo, đặc biết là dân biểu Lê Văn Tính và Sỹ quan giảng huấn trường Sinh Ngữ Quân Đội Trần Tư là hai trong số những viên chức chính trị và quân sự của Việt Nam Cộng Hòa hiện vẫn còn bị giam giữ.

Là một dân tộc hiếu hòa... Xin đừng biến mỗi người Việt Nam thành một Đinh Đăng Định, một Nguyễn Văn Trại, một Bùi Đăng Thủy hay một Trương Văn Sương nữa.

Vâng, xin đừng…

Nguyễn Thu Trâm


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét