Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




TẠI SAO PHẢI LẬP ĐẢNG ?

Phạm Hoàng Tùng
26-08-2013
trích từ "LẬP ĐẢNG MỚI LÀ HỢP VỚI LÒNG DÂN"
         
Sự ra đời các đảng phái chính trị là điều hiển nhiên khi bối cảnh nước ta đã quá chín muồi cho sự thành lập các tổ chức chính trị để lên tiếng đối lập với thể chế độc chuyên.

Lập đảng và tham gia hoạt động chính trị là quyền tự do tất yếu của mỗi người dân, vừa để thể hiện quan điểm chính trị của cá nhân, vừa có cơ hội kết đoàn để phục vụ xã hội và đất nước với lý tưởng tự do dân chủ cao thượng.

Chỉ có một đường lối chính trị mang chính nghĩa mới thu phục lòng dân và huy động được lòng người theo.

Chính nghĩa đó là biết đặt quyền lợi quốc gia dân tộc lên trên cá nhân lãnh tụ và đảng phái. Người làm chính trị mà thành tâm yêu nước, thể hiện qua cuộc đời hoạt động vì dân vì nước của họ, thì sẽ đạt được chính nghĩa cao quý đó.

Việc lập đảng hiện nay và trong tương lai không xa là phù hợp với sự đòi hỏi gấp rút của tình hình xã hội chính trị tại Việt Nam.

Khung cảnh chính trị Việt Nam đơn điệu một màu đen không sinh khí do sự độc diễn của Đảng Cộng Sản kéo dài quá lâu. Nó lôi kéo theo sự trì trệ sức sống xã hội, sự kém phát triển của nền kinh tế chỉ đạo nhưng thiếu sáng tạo vì không tôn trọng quyền tư hữu.

Đặc tính của cuộc sống là cấu thành tổng hợp.

Trong bài toán trừ đơn giản nhất mà một em bé lên 6 tuổi cũng hiểu chứ không cần chi đến việc tốt nghiệp Tiến Sĩ chính trị học và triết học Marx – Lenin ở trường đảng cao cấp bên Liên Sô, đó là cứ trừ mãi thì cái tổng số ban đầu sẽ vơi dần, và sau cùng phải đi đến suy kém, rồi bằng không (tiêu vong).

Về mặt pháp lý, nếu chế độ độc tài cấm đoán không cho lập đảng thì những người Việt muốn tham gia sinh hoạt chính trị nhưng không muốn đứng dưới cờ đỏ búa (đập) liềm (cứa, cắt, chặt, chém) vẫn được hậu thuẫn mạnh bởi lòng dân hiện nay muốn có sự thay đổi chính trị, muốn có nhiều chính đảng đại diện cho các quan điểm chính trị từ nhiều thành phần khác nhau trong xã hội Việt Nam đa dạng.  

Cuộc chiến đối đầu trên nhiều phương diện giữa đảng độc tài bao gồm mấy mươi người trong Bộ Chính Trị cộng với mấy trung đoàn hoặc mấy sư đoàn cảnh sát cơ động (chống nổi dậy) đang được nuôi béo và sự mong muốn được sống tự do của dân Việt đã lộ ra tình trạng mất cân xứng thấy rõ.  

Đảng thấy họ đã thua cuộc nên đã và đang bất chấp mọi phương tiện đàn áp. Nhưng càng giẫy giụa thì càng chết đau mà thôi.    

Tại sao phải lập đảng?

Sinh hoạt chính trị hiện đại trên thế giới thường tập trung vào các đảng phái. Đây là tổ chức quy tụ nhiều con người có lý tưởng chung về tư tưởng, xã hội, đứng dưới một ngọn cờ. Đảng có sự đoàn kết, có kỷ luật, có khuôn khổ hoạt động chặt để mọi đảng viên đi đến mục tiêu chung nhằm phục vụ quốc gia, dân tộc tốt hơn.

Tất nhiên sinh hoạt đảng phái trong xã hội tự do khác với cái đảng theo Chủ Nghĩa Marx – Lenin thường là cuồng tín, giáo điều. Cực đoan, quá khích từ phía nào cũng đều không tốt cho xã hội con người.

Trong xã hội đa nguyên, đa đảng, đảng chỉ là một tập họp tương đối, sinh hoạt phải tuân thủ pháp luật, đứng dưới pháp luật, phải lấy quốc gia làm tối thượng, mỗi đảng viên có quyền vào đảng và ra đảng khi thấy đảng đó không phù hợp với nguyện vọng của mình.  

Và lãnh tụ đảng cũng chỉ là con người gồm tật xấu và tính tốt nên phải có sự kềm chế của tổ chức, của luật pháp. Sùng bái lãnh tụ quá đáng là tật xấu của thời phong kiến xa xưa mà những kẻ kém hiểu biết mới làm theo.     

Tóm lại đảng chỉ là một tổ chức chính trị bình thường trong xã hội, không có đặc quyền, đặc lợi quá lớn, khiến gây ra bất công, bất mãn trong xã hội.

Theo đường hướng chung của nhân loại hiện nay, Việt Nam chúng ta cũng cần có nhiều đảng phái tham gia sự điều hành đất nước một cách luân phiên theo sự bầu chọn của quốc dân.

Bên cạnh thành lập đảng để sinh hoạt và cạnh tranh bình đẳng trong môi trường chính trị dân chủ, các cá nhân cũng có thể hoạt động chính trị độc lập không cần tham gia đảng nào, nếu họ thấy không có đảng nào phù hợp theo cái nhìn của họ.     
   



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét