Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




MIẾN ĐIỆN: CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NHÀ NƯỚC HAY PHÁP QUYỀN ?

Anh Khôi chuyển ngữ
Andrew Collier, Tạp chí Diplomat

Miến Điện hiện đang đứng giữa những lựa chọn khó khăn – một là mở cửa xây dựng nền tảng pháp quyền hoặc dấn sâu vào chủ nghĩa tư bản nhà nước kiểu Trung Quốc trong đó nhà nước được điều hành bởi quân đội.

Tính đến thời điểm hiện tại, Miến Điện có thể chọn một trong hai con đường. Quân đội chiếm 25% số ghế trong quốc hội đã giúp họ giành vị trí mạnh mẽ trong vài trò thống trị hệ thống chính trị. Sự hiện diện của quân đội trong nền kinh tế chủ yếu thông qua việc chiếm đất của người dân địa phương và sự thân thiết đối với các tập đoàn lớn đầu tư vào quốc gia này. Cựu nguyên thủ quốc gia Than Swe đã được thay thế bởi tổng thống dân sự đầu tiên – tức ông Thein Sein, trong vòng 50 năm qua. Mặc dù chính phủ dân sự hiện nay trên danh nghĩa vẫn có sự hậu thuẫn của quân đội nhưng ông Than Swe dường như đã nhận ra sức mạnh của mình bị giảm đi rõ rệt.

“Chúng tôi là một nền dân chủ có nhiều phe phái. Chính vì điều này đã làm cho việc chuyển đổi đất nước không thành công”, một quan chức Miến Điện nói với tổ chức quốc tế có trụ sở tại Yangon.

Giữa những thay đổi chính trị mang dấu hiệu ngày càng đi xuống, dường như ở đất nước này xuất hiện một nhân tố bí mật có thể mang lại cơ hội thay đổi lớn: Mối quan hệ văn hóa có thể tạo cơ sở cho nền dân chủ.

Ví dụ tại Miến Điện xuất hiện một nhóm chuyên đào tạo luật sư cho các địa phương trải dài 14 huyện trên cả nước. Vai trò chính của các luật sư này là chống lại các hoạt động bất hợp pháp của chính quyền địa phương đối với những vụ lạm dụng chức quyền trong các dự án mua đất đai bất hợp pháp. “Nhiều luật sư trong nhóm này đã đạt được thành côn”, một đại diện cho biết.

Bên cạnh các nhóm luật sư địa phương còn có các mãnh đạo điều hành doanh nghiệp tại Miến Điến, bao gồm rất nhiều lãnh đạo doanh nghiệp nữ đã và đang ra sức đào tạo, thay đổi các doanh nghiệp nhỏ và thậm chí họ còn thành lập hoạt động tài chính vi mô cho các doanh nghiệp nhỏ đó. Hoạt động tài chính này đã làm giúp cho các doanh nghiệp nhỏ được mở rộng mà không phụ thụôc vào ngân hàng và dần dà mang lại những dấu hiệu suy giảm kiểm soát của nhà nước.

Chính phủ Miến Điện đã có những chính sách hạn chế việc kiểm duyệt các đối với các phương tiện truyền thông vào năm 2011, nhưng sự việc năm ngoái đã xảy ra ngòai dự kiến, chính phủ đã chính thức cấm những nội dung của các website nước ngoài mang yếu tổ chỉ trích những việc làm trái pháp luật của chính phủ nước này. Chính việc này đã kéo theo hệ quả lớn trong ngành truyền thông, báo chí Anh và một vài tờ báo nhỏ khác của Miến Điện đã liên tục đăng lên những câu chuyện về quyền dân tộc và đối lập chính trị. Những phóng viên của các tờ báo này đều bị bắt giam cùng với những người biểu tình theo Điều 18 chống hội họp tự do. Nhưng những người bị bắt giam này dường như đều được đối xử khá tốt trong thời gian bị giam giữ – khác với thời gian trước đây – duy nhất một điều đó chính là tương lai của họ không hề được đảm bảo.

Đầu năm nay, một cuộc biểu tình quy mô  trên toàn quốc đã buộc chính phủ phải hủy bỏ dự án xây dựng đập do tập đòan China International Power chủ thầu. Mặc dù các vận động chính trị của cuộc biểu tình đều kết thúc bằng việc giam giữ nhưng dường như ảnh hưởng của cuộc biểu tình đã diễn ra xuyên suốt tại nước trong một thời gian dài.

Bên cạnh đó, một nhóm môi trường độc lập được gọi là Ecodev đang giảng dạy người dân ở 42 thị trấn trên tổng số 330 trên cả nước. Họ đang cố gắng mở rộng đến con số 72 để có thể thúc đẩy chính quyền địa phương thực hiện nghiêm ngặt qui định pháp luật về môi trường được đề ra trên các văn kiện do chính phủ ban.

Những hoạt động trên đem lại những giá trị thực tế khá lớn. Mặt dù sự hiện diện của chính phủ không bao phủ hết toàn bộ hoạt động như một số quốc gia khác nhưng những nhà hoạt động về quyền con người tại Miến Điến vẫn phải đề phòng khi bàn bạc về kế hoạch họat động chính trị của mình.

Có hai lỗ hổng lớn giải thích tại sao các nhà hoạt động nhân quyền nói rằng những thuận lợi được đem đến trong thời gian vừa qua chỉ mới dừng ở mức chủ quan. Một là sức mạnh quân đội vẫn được duy trì; hai là các vấn đề xung quanh các vụ xung đột giữa các bộ tộc. Có rất nhiều ý kiến quan ngại khi xác định sức mạnh quân sự sẽ được sử dụng để kiểm soát cuộc bầu cử vào năm 2015. Ngoài việc giữ 25% số ghế trong quốc hội vốn gây ra nhiều bất đồng ý kiến, quân đội Miến Điện cũng bị cáo buộc lợi dụng quyền hạn và sự mở cửa của kinh tế để chiếm đất đai của dân.

Đằng sau quân đội Miến Điên đang được hậu thuẩn bởi một công ty Trung Quốc điều hành các đường ống dẫn chảy từ VỊnh Benngal vào tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Mặc dù có mối quan tâm và những bất đồng khá lớn trong vấn đề ô nhiễm nhưng  tham nhũng và thu hồi đất vẫn tếp tục iên ra.  “Chúng tôi sẽ tập trung vào vấn đề các đường ống dẫn khí nhưng chúng tôi sẽ cực kì thận trọng để không gây ra bất kì một sự cố ngoại giao đáng tiếc nào”, – một nhà hoạt động nhân quyền về môi trường cho biết.

Vấn đề thứ hai là vấn đề Miến Điện có quá nhiều cuộc xung đội giữa các sắc tộc. Hiện tại, Miến Điến có 134 nhóm dân tộc được chia cho 8 sắc tộc chính, mặc dù các học giả của Đại học Yale James Scott cho rằng hầu hết họ không phải là những dân tộc riêng biệt nhưng điều này hoàn toàn bị phủ nhận nhận. Các dân tộc này đang ngày càng mất đi khả năng kiểm soát đất đai có giá trị trong khi tăng trưởng GDP của Miến Kiện đang ngày càng cao, đạt ngưỡng 6.5% mỗi năm vào năm 2013.

Có lẽ người thua cuộc trong các cuộc xung đột giữa các sắc tộc tại Miến Điện cho đến nay là người Rohingya, một nhóm Hồi giáo không được chính phủ công nhận quyền công dân. Nhiều người còn chỉ trích rằng những người Rohingya phải bị trục xuất khỏi đất nước và không phải dân tộc thuộc về Miến Điện.

Bên cạnh đó, những cách hoạt động của bà Aung Sang Suu Kyi đang bị chỉ trích khá gay gắt do có những hoạt động chính trị không hiệu quả. Tuy nhiên, sau hơn 20 năm bị cô lập khỏi thế giới và không hề có kinh nghiệm hoạt động chính trị, bà Suu Kyi cần phải có những hậu thuẫn cực kì mạnh mẽ để có thể xây dưng được một đảng chính trị có khả năng điều hành đất nước.

Còn một vấn đề nữa không được coi trọng nhưng nó cũng đem lại những thay đổi trong dư luận xã hội chính là di sản còn sót lại từ sự cai trị Anh Quốc. Năm nay, Đại học Yangon đã phát động một chương trình nhân quyền cho một nhóm Kitô giáo bao gồm các dân tộc thiểu số. Họ họ đã tổ chứng một cuộc họp tôn giáo lợn tại Yango vào tháng 12 với sự chấp thuận ngầm của chính phủ. “Chúng tôi đang theo dõi và chờ đợi”, một đại diện của nhóm người Kitô giáo Lisu thiểu sổ cho biết.

Andrew Collier là một thành viên cấp cao của tổ chức Mansfield Foundation.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét