Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




GIỌT NƯỚC TRÀN LY

Thương Quá Việt Nam
25-3-2014

Khi chúng ta khao khát sự công bằng cho đời sống cộng đồng, là lúc chúng ta phải đối mặt sự bất công từ nhóm quyền lực phục vụ cho cơ hội và lợi ích cá nhân. Chúng ta khao khát lòng nhân vị, bác ái là khi chúng ta phải đối mặt với sự đê tiện tột cùng của bạo lực. Chúng ta khao khát tự do khi quyền lực nắm trong tay kẻ độc đoán, hà khắc "thuận ta thì sống, chống ta phải chết".

Những ước mơ bình thường đó của con người Việt Nam hôm nay bổng dưng trở thành giấc mơ giữa ban ngày. Nó như cành cây khô trụi lá đứng trơ vơ giữa đồng, lặng im chờ ơn Trời mưa móc. Bạn và tôi cùng là người Việt Nam, chúng ta đang ưu tư gì cho ngày mai một xã hội Việt Nam đừng giống gì đã và đang tiếp diễn từng ngày qua?

Quyền tự do bày tỏ chính kiến, tự do nói lên tiếng nói sự thật, tự do tiếp cận thông tin kiến thức nhân loại...không phải là quyền cơ bản mà mỗi con người trên thế giới này được thừa nhận ở Hiến chương bởi tổ chức Liên Hiệp Quốc đã công bố hay sao?! Bản Hiến chương này có còn giá trị đối với xã hội Việt Nam hôm nay hay chăng? Dĩ nhiên là có. Nhưng nó vẫn còn là văn tự có giá trị trên bàn giấy mà lý lẽ chẳng bao giờ được tách bạch.

Mâu thuẫn giữa người dân bị trị và nhà cầm quyền lãnh đạo đang leo thang từng ngày vì sự trái khoái xảy ra hằng ngày không tìm thấy chung mục đích xây dựng ở cùng quan điểm. 

Thứ nhất, Trung Cộng đã chiếm giữ nhiều năm Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đến nay tiếp tục chủ đạo hoành hành xâm chiếm nhiều ngư trường mà bao đời ngư dân Việt sinh sống. Chúng cướp thuyền, ngư cụ và hải sản, ngang nhiên thô bạo đánh đập ngư dân trên biển; tống tiền chuộc người và tài sản. Đời sống và tính mạng ngư dân đang bị đe dọa nghiêm trọng, trong khi nhà cầm quyền vẫn thờ ơ làm ngơ như chẳng có việc gì xảy ra. Nếu có chăng cũng chỉ là những lời công bố chiếu lệ với đại chúng trong nước, chẳng có giải pháp nào thực thi để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho ngư dân.

Thứ hai, hầu hết 70% người dân Việt Nam sống bằng nghề nông. Người nông dân bám đất, bám vườn xem như là lẽ sống duy nhất của họ. Nhưng những năm gần đây nạn lạm dụng chức quyền bởi những quan chức của chế độ từ địa phương đến trung ương đã hợp thức hóa tước đoạt quyền sở hửu đất đai dân chúng một cách trắng trợn cho những "dự án ma quỷ" hay "quy hoạch đô thị" mà đặc biệt có lợi cho nhóm lợi ích công quyền. Mặc cho người dân than oán, vác đơn kêu oan đi khắp mọi nơi... việc làm gọi là "tuân thủ pháp luật" một cách đúng mực thì cũng đồng nghĩa với "con kiến đi kiện củ khoai".

Thứ ba, đời sống trật tự xã hội bắt đầu xáo trộn kể từ khi làn sóng nhập cư gia tăng không ngừng từ nông thôn đổ ra thành thị. Nạn buôn bán người dưới hình thức "hôn nhân môi giới nước ngoài" hoặc "hợp tác lao động" với số tiền lót tay mà nạn nhân và thân nhân của họ phải vay mượn nợ qua nhiều năm mới trả hết. Tiền lương đến tay người lao động trong nước với hầu hết những công ty nước ngoài đều bị khóa đầu, chặn đuôi để mỗi tháng chỉ còn lại 3 triệu hoặc 5 triệu với điều kiện năng suất tăng ca. Đồng tiền Việt bị mất giá. Xăng dầu và điện nước tăng kéo vật giá thị trường tăng theo. Ước tính mỗi lao động chỉ đủ nuôi bản thân mình thoi thóp với sinh hoạt rất mực khiêm tốn hằng ngày; trong khi một cựu sỹ quan hưu trí vẫn ung dung có mức thu từ ngân sách nhà nước từ 7 triệu đến 10 triệu hằng tháng. Sự nhiễu nhương chưa dừng ở đó khi người dân tham gia giao thông hoặc có việc phải đến các cơ quan công quyền, họ sẽ bị trấn lột vô tội vạ với nhiều lý do nếu muốn mọi việc được giải quyết trôi chảy, suôn sẻ.

Sự chịu đựng cũng có giới hạn của nó. Khả năng của sự im lặng để mong cầu bình an cũng có chừng mực của nó. Và người dân đã lên tiếng nói nhưng nhà cầm quyền thì không hoan nghênh. Nạn trấn áp bằng sức mạnh công an, quân đội cùng đội quân "côn đồ tự phát" đã dập tắt sự oan ức của sự thật khiến nhiều người dân oan phải sa vào vòng lao lý. Những tiếng nói lên "bất đồng" cũng dễ dàng trở thành nạn nhân với những "tù nhân lương tâm".

Thế giới đang nhìn vào Việt Nam chúng ta với đôi mắt một chút hiếu kỳ, một chút tội nghiệp nhưng họ sẽ vẫn bàng quan vì điều này xảy ra không đến với họ. Nếu có thể xảy ra thêm một thảm kịch Thiên An Môn lần nữa thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới; đáng thương là những con người bằng xương bằng thịt sẽ là nạn nhân của một chế độ, được ghi thêm vào lịch sử đen tối của nhân loại. Những người dân Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ...họ đã và đang cố gắng chống chọi trong tuyệt vọng dưới sự cai trị của Trung Cộng. Thế giới vẫn nhìn đấy ư! Tổ chức Liên Hiệp Quốc vẫn theo dõi hằng ngày đấy ư! Người dân thì vẫn nguyên vẹn đau khổ dưới ách độc tài.

Sự căm ghét cái ác không thể chỉ dùng lời để nguyền rũa. Chống đối sự bất công không thể chỉ hô hào bầy đàn công kích, phản đối. Hành động đối kháng với bạo lực là điều tệ hại nhất mà kẻ yếu, thế cô hoàn toàn bất lợi. Người xưa nói "Dĩ độc trị độc" đó là phương cách cuối cùng để trị những căn bệnh hiểm nghèo.

Khi một giọt nước có thể làm tràn ly thì con người ta cũng có thể có những hành động bất ngờ mà đối phương chẳng bao giờ nghĩ tới, vì ''sự sống còn'' của quy luật tự nhiên.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét