Nguyễn Thu Trâm phỏng dịch
23-2-2014Nguyên bản "Tymoshenko Ally Takes Control in Ukraine, But Legitimacy Uncertain"
KIEV, Ukraine - Với tuyên bố của phe đối lập hôm Chúa Nhật vừa
qua về quyền hạn và hành tung bất minh của Tông thống Yanukovych, thì cựu thủ tướng Yulia Tymoshenko, một biểu tượng đối lập vừa được trả tự do có thể cảm thấy cơ hội để lãnh đạo
Ukraine đã đến. Nhưng ngay trong số những người biểu tình người ghét cay
ghét đắng Tổng thống Viktor Yanukovych, thì đến cả bà Tymoshenko cũng tạo cho họ
những mối nghi ngại.
Từng bị kết tội lạm dụng quyền lực khi còn đương chức, mà
nhiều người coi đó là sự trả thù của đối thủ chính trị Yanukovych, bà
Tymoshenko được đông đảo quần chúng ngưỡng mộ và thậm chí yêu mến bởi sự tinh tế
và tài hùng biện, tuy vậy vẫn có một số người xem bà ta chỉ hành động theo cái
tôi quá mãnh lãnh liệt, và là một kẻ tham nhũng.
Đất nước Ukraine đang trong trạng thái tinh tế bất ổn kể từ
khi Tổng Thống Yanukovych và lãnh đạo phe biểu tình ký kết một thỏa thuận để chấm
dứt xung đột khiến hơn 80 người thiệt mạng trong tuần qua tại Kiev. Ngay sau
khi ký kết thỏa thuận này với phe đối lập, người ta hoàn toàn không biết
ông Yanukovych hiện đang ở đâu sau khi ông rời thủ đô trở về miền Đông
Ukraine, nơi có bản doanh của những người ủng hộ ông ta. Những người thân tín
trước đây nay đã bỏ rơi ông ta.
Hướng đi tiếp theo của Nga trong cuộc khủng hoảng hiện vẫn
chưa rõ ràng, nhưng Washington đã cảnh báo Moscow không nên can thiệp quân sự.
Quốc hội mới được tạm lập thì hiện thời đang bị chi phối bởi
phe đối lập, nhằm tìm kiếm một người khả dĩ có thể điều hành đất nước hầu cứu
nguy cho nền kinh tế què quặt của mình. Một nỗi sợ hãi đang bao trùm khắp nơi rằng
một số khu vực có thể tìm cách để ly khai và tìm kiếm hỗ trợ từ nước láng giềng
Nga, đặc biệt là bán đảo Crimean nơi mà hạm đội Hắc Hải của hải quân của Nga
đang trú đóng .
Đất nước Ukraina vốn có sự chia rẽ sâu sắc giữa các vùng Miền
Đông mà chủ yếu là khu vực thân Nga với Miền Tây, nơi mà phần đông dân chúng vô
cùng căm ghét Yanukovych và luôn luôn mong muốn thắt chặt mối quan hệ với Liên
minh châu Âu.
Yanukovych đã tạo ra một làn sóng phản đối khắp nơi khi quyết
định đình chỉ mọi cuộc thương thảo với Liên Minh Châu Âu về Hiệp Ước Thương Mại
trong tháng mười một vừa qua, và phong trào nhanh chóng bùng phát thành những
cuộc biểu tình chống tham nhũng, chống vi phạm nhân quyền và kêu gọi ông
Yanukovych từ chức.
Vào ngày Chúa nhật vừa qua, Quốc hội đã bổ nhiệm ông
Oleksandr Turchinov, một phát ngôn nhân của phe biểu tình, ủng hộ bà Tymoshenko
làm Tổng Thống tạm quyền. Và theo các cơ quan thông tấn báo chí thì Tổng Thống
Tạm Quyền Oleksandr Turchinov đã tuyên bố rằng ưu tiên hàng đầu của chính phủ
bao gồm việc cứu vãn nền kinh tế và “quay trở lại con đường hội nhập châu Âu”.
Phần thứ hai trong tuyên bố của Tổng Thống Tạm Quyền Oleksandr Turchinov chắc
chắn sẽ phật lòng Moscow, do bởi Moscow luôn muốn Ukraina là một phần của một
liên minh thuế quan Nga để cạnh tranh với Liên Minh Châu Âu và giúp tăng cường ảnh
hưởng của Nga. Sau khi Tổng Thống Yanukovych quyết định đình chỉ mọi thỏa thuận
Thương mại với Liên Minh Châu Âu, Nga đã cấp cho Ukraina một gói cứu trợ trị
giá 15,000,000,000 Mỹ Kim
Vào hôm Chúa Nhật, ở Kiev phong trào chống
Yanukovych trở nên đông người hơn với nhiều lều trại mới.
Những người biểu tình đã thiết đặt một Hiệp Hội Truyền Thông và đặt hai khẩu
vòi rồng bắn nước mà họ đã thu giữ được trong cuộc đụng độ với cảnh sát vào tuần
trước. Người biểu tình cũng mang hoa đến để tưởng niệm những người đã thiệt mạng
khi tham gia biểu tình, mà đa số đã bị giết bởi các tay súng bắn tỉa vào tuần
trước.
Cựu Thủ Tướng Tymoshenko, vị nữ anh hùng tóc vàng từng nổi
đình nổi đám trong cuộc Cách mạng Cam năm 2004, ngày càng chiếm được ưu thế
trên chính trường, vào hôm Chúa Nhật vừa qua đã giành được sự ủng hộ của một
nhà lập pháp hàng đầu của Nga và lời chúc mừng từ Thủ tướng Đức Angela Merkel
và các thượng nghị sĩ Mỹ Đức về việc bà vừa được phóng thích.
Mặc dù phát ngôn viên của Cựu Thủ Tướng Tymoshenko, cô Maria
Soroka, cho biết hiện vẫn còn quá sớm để nói về việc liệu bà cựu thủ tướng có
tranh cử tổng thống trong cuộc bầu cử dự định vào ngày 25 tháng 5 tới đây
hay không. Cũng cần nhắc lại bà Tymoshenko là người có những quyết định cứng rắn, thậm chí dù phải
ngồi trên xe lăn vì hai năm rưỡi tù đày đã khiến cho bà không thể đứng lên được,
vào hôm thứ Bảy vừa qua bà cũng đã làm lay động hàng chục ngàn trái tim người
biểu tình bởi bài phát biểu hùng hồn và đanh thép của mình.
Một ngày sau đó, một phụ nữ tại quảng trường, bà Ludmilla
Petrova, là một trong những người tham gia biểu tình đã nói rằng “Bà ấy biết
cách để làm được điều đó. Bà ấy là một vị anh hùng của chúng tôi”.
Một người biểu tình khác, ông Boris Budinok 28 tuổi, thì phản
đối rằng: “Bà ấy cũng tham nhũng như ông Yanukovych thôi,” rằng “Chúng ta cần
những gương mặt mới trong chính trường Ukraina. Còn những con người muôn năm cũ
đó chính là những người đã đưa chúng tôi đến tình cảnh này đây”
Những người hâm mộ bà Tymoshenko thường nhớ đến bà ta như một
hình ảnh sinh động nhất của cuộc cách mạng Cam, buộc phải thực hiện lại của một
cuộc bầu cử tổng thống mà bị cáo buộc là gian lận và kẻ gian lận Yanukovych tự nhận
là mình thắng cử. Sau cuộc bầu cử mới, Viktor Yushchenko đã đắc cử và bà Tymoshenko
trở thành thủ tướng .
Nhưng bà Tymoshenko và Yushchenko đã trở nên bất đồng hết sức
gay gắt sau đó và chính phủ của họ là một nỗi thất vọng kinh hoàng đối với những
người đã hy vọng nó sẽ giúp cho Ukraine hộ nhập vào châu Âu. Những kẻ thích
gièm pha cũng nhìn bà Yushchenko một cách đầy ngờ vực trong suốt nhiều năm bà nắm
quyền lãnh đạo Hệ Thống Năng Lượng Thống Nhất, một công ty trung gian nhập
khẩu của khí tự nhiên của Nga mà Ukraine phụ thuộc. Với biệt danh “Nữ Hoàng Khí
Đốt”, bà từng bị cáo buộc tội đã lại qủa cho vị Thủ tướng lúc đó là ông Pavlo
Lazarenko, người đang tại đào ở Hoa Kỳ vì bị cáo buộc tội gian lận. Sau đó, với
tư cách là Phó Thủ tướng, bà đã xúc tiến việc cải cách ngành năng lượng
mà một số người cho biết là mục tiêu là để tiền bạc dồn vào túi của công ty
riêng của bà.
Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Barack Obama, Susan
Rice cho biết rằng ông Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đồng ý
trong một cuộc điện đàm hôm thứ Sáu rằng một giải pháp chính trị tại Kiev là phải
đảm bảo sự thống nhất của đất nước và sự tự do cá nhân. Bà Rice cũng cho biết
trong chương trình “Gặp Gỡ Báo Chí” hôm Chúa Nhật trên đài NBC rằng nó sẽ là một
“sai lầm nghiêm trọng” cho Nga nếu can thiệp quân sự tại Ukraine.
Điện Kremlin đã giữ được thái độ im lặng về việc liệu Nga có
tiếp tục ủng hộ Yanukovych nữa hay không. Ông Putin, người chủ trì buổi lễ bế
mạc Thế vận hội Sochi, đã không đề cập gì về các sự kiện gần đây tại Kiev. Ông
Putin là người đã phát triển một mối quan hệ đối tác hiệu quả với bà Tymoshenko
khi bà làm thủ tướng Ukraine.
Trên trang web của mình, Bộ Ngoại Giao Nga cho biết là Nga
đã triệu hồi đại sứ của mình từ Kiev về để tham vấn về sự phát triển ở Ukraine.
Nhiều người tin rằng bà Tymoshenko bị kết án tù vì bà bị cáo
buộc đã đàm phán một mức giá quá cao đối với khí đốt của Nga .
Theo cơ quan thông tấn Nga, thì nhà lập pháp Leonid Slutsky
hôm Chủ đã nhận định rằng rằng bổ nhiệm bà Tymoshchenko vào chức vụ Thủ tướng
“sẽ giúp làm dịu bớt” những căng thẳng ở Ukraine.
Bộ trưởng Tài chính Nga kêu gọi Ukraina tìm kiếm một khoản
vay từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế để tránh một cuộc khủng hoảng sắp xảy ra.
Căng thẳng cũng xảy ra ở Crimea, nơi các chính trị gia thân
Nga đang tổ chức các cuộc biểu tình và thành lập các đơn vị phản đối và đã đưa ra
yêu sách tự trị và ly khai khỏi Kiev. Nga đang duy trì một căn cứ hải quân lớn ở
Crimea là nguyên nhân tạo ra những rắc rối trong quan hệ giữa hai nước trong
hai thập kỷ qua.
Một đám đông những người biểu tình ủng hộ Nga tại Crimean
thuộc thành phố Kerch, tiếp theo sau một cuộc biểu tình hôm Chúa Nhật đã kêu gọi
sự ly khai của Crimea. Đám biểu tình đã tuần hành về phía hội trường thành phố
hô vang “Nước Nga! Nước Nga!” Và xé nát lá cờ Ukraina. Nhiều người biểu tình đã
xô xát với thị trưởng và nhân viên cảnh sát đã cố gắng nhưng thất bại trong việc
ngăn chặn các đám đông từ kéo cờ Nga lên ở Tòa Thị Chính .
Cuộc khủng hoảng chính trị ở đất nước này 46 triệu dân này
đã thay đổi với tốc độ chóng mặt trong tuần qua .
Trong một phiên họp đặc biệt hôm Chúa nhật, quốc hội đã bỏ
phiếu để tạm thời trao quyền hạn của tổng thống cho phát ngôn viên Turchinov.
Người ta đang đặt vấn đề về tính hợp pháp của hàng loạt những
quyết định của Quốc hội trong những ngày gần đây. Các cuộc bầu cử sẽ được
căn cứ trên một quyết định dã được đưa ra vào thứ Sáu vừa qua để quay trở về với
bản hiến pháp của 10 trước mà theo đó quốc hội được trao cho nhiều quyền hạn
hơn. Tổng thống Yanukovych đã không ký quyết định đó thành luật, và ông nói hôm
thứ Bảy rằng quốc hội bây giờ đang hoạt động bất hợp pháp.
Tuy nhiên, các chuyên gia pháp lý cho rằng, trên thực tế quốc
hội hiện thời là đảm nhiệm vai trò điều hành đất nước.
Trợ lý tổng thống Hanna Herman nói với AP hôm Chủ nhật rằng
ông Yanukovych đang ở tại thành phố Kharkiv, thuộc phía đông Ukraina từ đêm thứ
bảy và đang hoạch định phương thức để duy trì quyền lực.
Nhưng người biểu tình đã xé nát bức chân dung của ông
Yanukovych và đã hạ bệ bức tượng người sáng lập của Liên Bang Xô Viết, Vladimir
Lenin, trong một số thị trấn và thành phố. Vào hôm Chúa nhật, một số người biểu
tình ủng hộ Nga đã chiếm giữ một vị trí ở Donetsk và Kharkiv để bảo vệ bức tượng
Lenin tại đó. Xuyên suốt thời kỳ thuộc Liên Xô, tượng của Lenin xem là một biểu
tượng của sự trị vì của Moscow.
Nguyễn Thu Trâm
Nguồn: báo Đại Kỷ Nguyên
TYMOSHENKO ALLY TAKES CONTROL IN UKRAINE, BUT LEGITIMACY UNCERTAIN
Associated Press
23-2-2014
The former prime minister, who was convicted of abuse of office in a case widely seen as political revenge by her arch-foe Yanukovych, is a polarizing figure in a country staggering from political tensions that exploded into violence. Admired and even adored by many for her flair and fiery rhetoric, Tymoshenko is regarded by others as driven by intense ego and tainted with corruption.
Just a day after she left the hospital where she was imprisoned, demonstrators outside the Cabinet of Ministers expressed dismay that she could be Ukraine’s next president. One of them held a placard depicting Tymoshenko taking power from Yanukovych and reading, “People didn’t die for this.”
Ukraine is in a delicate state of uncertainty since Yanukovych and protest leaders signed an agreement to end the conflict that left more than 80 people dead last week in Kiev. Soon after signing it, Yanukovych’s whereabouts are unclear after he left the capital for his support base in eastern Ukraine. Allies are deserting him.
Russia’s next moves in the crisis were not immediately clear, but Washington warned Moscow not to intervene militarily.
The newly emboldened parliament, now dominated by the opposition, struggled to work out who is in charge of the country and its ailing economy. Fears percolated that some regions might try to break away and seek support from neighboring Russia, particularly the Crimean peninsula where Russia’s Black Sea naval fleet is based.
Ukraine is deeply divided between eastern regions that are largely pro-Russian and western areas that widely detest Yanukovych and long for closer ties with the European Union.
Yanukovych set off a wave of protests by shelving an agreement with the EU in November, and the movement quickly expanded its grievances to corruption, human rights abuses and calls for Yanukovych’s resignation.
The parliament on Sunday assigned presidential powers to its new speaker, Tymoshenko ally Oleksandr Turchinov, who said top priorities include saving the economy and “returning to the path of European integration,” according to news agencies. The latter phrase is certain to displease Moscow, which wants Ukraine to be part of a customs union that would rival the EU and bolster Russia’s influence. Russia granted Ukraine a $15 billion bailout after Yanukovych backed away from the EU deal.
The Kiev protest camp at the center of the anti-Yanukovych movement filled with more and more dedicated demonstrators Sunday, setting up new tents. Demonstrators posed with an APC and two water cannon that protesters seized during last week’s clashes and carried flowers to memorialize the dead, some of whom were killed by snipers.
Tymoshenko, the blond-braided and controversial heroine of the 2004 Orange Revolution, increasingly appears to have the upper hand in the political battle, winning the backing Sunday of a leading Russian lawmaker and congratulations from German Chancellor Angela Merkel and U.S. senators on her release.
Although her spokeswoman, Maria Soroka, said it’s too early to discuss whether she will run for president in early elections called for May 25, Tymoshenko is possessed of adamant determination. Even from a wheelchair because of a back problem that was aggravted in 2 1/2 years of imprisonment, she was a powerful speaker Saturday to a crowd of tens of thousands at the protest camp.
“She knows how to do it. She is our hero,” said Ludmilla Petrova, one of those at the square the next day.
Other demonstrators objeccted.
“She is just as corrupt as Yanukovych,” said 28-year-old Boris Budinok. “We need new faces in Ukrainian politics. The old ones brought us to where we are now.”
Tymoshenko’s admirers remember her as the most vivid figure of the Orange Rvolution, which forced a rerun of a fraud-riddled presidential election purportedly won by Yanukovych. After the new vote, won by Viktor Yushchenko, Tymoshenko became prime minister.
But she and Yushchenko quarreled intensely and their government was a huge letdown for those who had hoped it would help integrate Ukraine into Europe. Detractors also look askance at her for her years at the helm of Unified Energy Systems, a middleman company that was the main importer of the Russian natural gas on which Ukraine depends. Nicknamed “The Gas Princess,” she was accused of giving kickbacks to then-premier Pavlo Lazarenko, who is no imprisoned in the United States for fraud. Later, as deputy prime minister, she pushed through reforms of the energy sector that some said did little more than fill the pockets of her associates.
Susan Rice, President Barack Obama’s national security adviser, said he and Russian President Vladimir Putin agreed during a telephone conversation Friday that a political settlement in Kiev should ensure the country’s unity and personal freedoms. Rice also said Sunday on NBC’s “Meet the Press” that it would be a “grave mistake” for Russia to intervene militarily in Ukraine.
The Kremlin has been largely silent about whether it still supports Yanukovych. Putin, who presided over the close of the Sochi Olympics, has not spoken about recent events in Kiev. He had developed a productive working relationship with Tymoshenko when she was Ukraine’s prime minister.
Russia recalled its ambassador from Kiev for consultations because of the developments in Ukraine, the Russian Foreign Ministry said on its website.
The conviction that sent Tymoshenko to prison was for allegedly negotiating an excessively high price for Russian gas.
Russian legislator Leonid Slutsky said Sunday that naming Tymoshenko prime minister “would be useful for stabilizing” tensions in Ukraine, according to Russian news agencies.
Russia’s finance minister urged Ukraine to seek a loan from the International Monetary Fund to avoid an imminent default.
Tensions mounted in Crimea, where pro-Russian politicians are organizing rallies and forming protest units and have been demanding autonomy from Kiev. Russia maintains a big naval base in Crimea that has tangled relations between the countries for two decades.
A crowd of pro-Russia demonstrators in the Crimean city of Kerch, following a rally Sunday at which speakers called for Crimea’s secession, marched toward city hall chanting “Russia! Russia!” and tore down the Ukrainian flag. Marchers scuffled with the mayor and police officers who tried but failed to stop the crowd from hoisting a Russian flag in its place.
The political crisis in this nation of 46 million has changed with blinding speed in the past week.
In a special session Sunday, the parliament voted overwhelmingly to temporarily hand the president’s powers to speaker Turchinov. He stuck with Tymoshenko even as others deserted her in her roller coaster political career.
The legitimacy of the parliament’s flurry of decisions in recent days is under question. The votes are based on a decision Friday to return to a 10-year-old constitution that grants parliament greater powers. Yanukovych has not signed that decision into law, and he said Saturday that the parliament is now acting illegally.
However, legal experts said that de facto the parliament is now in charge.
Presidential aide Hanna Herman told the AP on Sunday that Yanukovych was in the eastern Ukrainian city of Kharkiv as of Saturday night and plans to stay in power.
Protesters smashed portraits of Yanukovych and took down statues of Soviet founder Vladimir Lenin in several towns and cities. On Sunday, some pro-Russian protesters took up positions to defend Lenin statues in Donetsk and Kharkiv. Statues of Lenin across the former U.S.S.R. are seen as a symbol of Moscow’s rule.
Source: Epoch Times
Source: Epoch Times
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét