Huỳnh Quốc Bình
28-2-2014
Nếu muốn sống thì phải "dám chết". Bạo lực của kẻ ác không bao giờ buông tha những ai cúi đầu, cong lưng trước bọn chúng, mà bạo lực chỉ thối lui hay bỏ chạy khi có nhiều người dám xổng lưng đối đầu với chúng.
Đọc bức thư của Mục Sư
Nguyễn Trung Tôn đề cập đến vấn đề Kỷ Sư Nguyễn Văn Thạnh và đặt câu hỏi:
"Kỹ Sư Nguyễn Văn Thạnh Nên Chọn Lựa Sao Cho Đúng?"
Tôi cũng có nghe âm thanh
cuộc điện đàm giữa kỹ sư Thạnh và mẹ của anh. Tôi hết sức thông cảm cho nỗi sợ hải
của mẹ anh Thạnh và chia sẻ những gì MS Tôn quan tâm. Và đây là góp ý của tôi
theo lời mời của MS Sư Tôn.
Tôi đang sống đời tự do tại
hải ngoại nên khó mà có lời khuyên cho những ai đang chịu đọa đày trong gông
cùm VC, là phải biết làm gì? Ngay cả những người đang ở hải ngoại, được luật
pháp của các xứ tự do bảo vệ. Họ là thành phần "chức sắc" trong Tin
Lành Việt Nam, từng dạy người khác là:
"Ðừng sợ kẻ giết
thân thể mà không giết được linh hồn; nhưng thà sợ Ðấng làm cho mất được linh hồn
và thân thể trong địa ngục." (Ma-thi-ơ 10: 28)...
Nhưng có nhiều bằng chứng
cho thấy, họ sợ VC hơn sợ Thiên Chúa. Họ về Việt Nam "giảng đạo"
và trở ra hải ngoại nói những lời có lợi cho đảng cướp VC nhưng rất bất lợi cho
nạn nhân VC. Ai lên tiếng phản đối, họ hùng hồn tuyên bố "tôi không làm
chính trị". Vì họ là thành phần lãnh đạo, nên nhiều tín hữu cũng thuộc loại
không sợ Thiên Chúa mà ngán VC và ngại mấy ông bà chức sắc trong Tin Lành nên
cũng a dua tuyên bố "người TIn Lành không làm chính trị". Những loại
tuyên bố phản Thánh Kinh kiểu này bọn VC không khoái chí thì chúng khoái cái
gì?
Tôi thông cảm cho nỗi sợ
hãi của những nạn nhân VC, nhưng lịch sử VN và thế giới cho thấy, không một sự
tranh đấu nào cho tự do mà không trả bằng máu và nước mắt. Nếu muốn sống thì phải
"dám chết". Bạo lực của kẻ ác không bao giờ buông tha những ai cúi đầu,
cong lưng trước bọn chúng, mà bạo lực chỉ thối lui hay bỏ chạy khi có nhiều người
dám xổng lưng đối đầu với chúng.
Ngoài gương hy sinh của
bác bậc anh thư trong lịch sử Việt Nam cận đại như Cô Bắc, Cô Giang, và Cô Tâm
…, cũng có những tấm gương hy sinh của những phụ nữ bình thường khác mà tôi chú
ý.
Câu truyện về người đàn bà Việt Nam thời thực dân Pháp đô hộ là một câu truyện
đã tạo cho tôi nhiều xúc động, dù một phản ứng quan trọng của những nhân vật
trong truyện ngược lại sự khuyến cáo của Thánh Kinh và niềm tin của tôi đối với
Thiên Chúa: Một bà kia, có người con trai duy nhất, thế mà bà cũng khuyến khích
con mình tham gia cách mạng chống ngoại xâm. Người con vâng lời mẹ, nhưng không
may, người con ấy đã bị thực dân bắt nhốt trong tù và tra tấn dã man, với mục
đích khai thác những bí mật của tổ chức và tông tích của những nhà cách mạng
khác.
Vì không muốn con mình bị kẻ thù hành hạ đớn đau, vì sợ con mình không chịu nổi
cực hình tra tấn của kẻ thù rồi khai ra những bí mật có bổn phận giữ kín, nên
bà đã có một quyết định táo bạo. Bà giấu một lá thư và con dao nhỏ trong đòn
bánh tét, gửi vào tù cho con… Ở trong tù, người con nhận được “gói quà” của mẹ,
và sau khi đọc nội dụng lá thư, người con đã dùng dao tự sát theo lời khuyên của
mẹ, để giặc không thể tra tấn, không thể khai thác những gì chúng muốn. Khi hay
tin người con đã đền nợ nước, bà mẹ đáng thương đó đã dùng dây thắt cổ quyên
sinh để cùng thác với con mình….
Làm sao để có nhiều người
can đảm "xổng lưng đối đầu" với đảng cướp VC thì đây là câu trả lời của
toàn thể con dân Việt Nam trong và ngoài nước.
Trân trọng,
Huỳnh Quốc Bình
-------------
On Friday, February 28,
2014 2:27 AM,
Trung Ton Nguyen wrote:
Kỷ Sư Nguyễn Văn Thạnh
Nên Chọn Lựa Sao Cho Đúng?
Sinh năm 1983; Kỷ sư trẻ
Nguyễn Văn Thanh là người quê hương Bình Định, đang trong độ tuổi xung sức
tráng kiệt và cũng đủ chính chắn để có những hành động khôn ngoan do tiếng gọi
của lương tâm mình. Nhưng oái oăm thay anh lại đang sống trong một thời kỳ đen
tôi cùng cực của cái gọi là “ Thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội” tại Việt
Nam. Là người có học thức, có lương tri nên anh không thể cầm lòng khi thấy
hàng loạt đồng bào mình phải bỏ mạng vì những đợt xả lũ vô trách nhiệm của một
số cơ quan nhà nước. Thời gian mấy tháng vừa qua anh đã hăng hai đứng tên kêu gọi
giới trẻ Việt nam tham gia vào “Đơn Kiên Thủy Điên” Vì hậu quả của việc xả lũ.
Cuộc vận động của anh đã được nhiều người ký tên ủng hộ.
Tên
đã lắp vào cung, đích đã định rõ ràng, chàng thanh niên đã bật dây cung nhưng
mũi tên của anh đang trên đường bay tới đính, chưa kiệp hạ gục mục tiêu thì bản
thân anh liên tiếp bị tấn công từ những kẻ nhân danh chính quyền nhà nước: Có
thể kể tới sự kiện ngày 16/2/2014 anh vừa bị công an xã Hòa Phước
huyện Hòa Vang đánh đập tàn nhẫn trong khi tới thăm gia đình em trai tại đây.
Mới đây vào ngày 27/2 vừa
qua mẹ của anh đã đánh đường từ quê ra Đà Nẵng để cùng anh tới công an xã Hòa
Phước huyện Hòa Vang Đà Nẳng. Theo mẹ anh nói với anh là tới để làm rõ trắng
đen với chính quyền về việc anh bị công an ở đây hành hung khi tới thăm nhà em
trai. Nhưng thực ra thì không phải như mẹ anh đã nói với anh mà buổi gặp gỡ đó
lại là một buổi “thỏa thuận” giữa mẹ anh và công an.
Do trước đó các cơ quan
công an, an ninh đã nhiều lần tới gia đình uy hiếp bố mẹ anh và ép buộc họ phải
trực tiếp can thiệp để yêu cầu anh từ bỏ con đường anh đã chọn. Người thân của
anh đã ra sức gây sức ép buộc anh phải từ bỏ vì họ cho rằng: Nếu anh tiếp tục
tranh đâu cho quyền lợi dân tộc chắc chắn anh sẽ bị nhà cầm quyền khủng bố cả
gia đình và có thể anh bị cầm tù, cha mẹ và người thân sẽ vô cùng đau khổ. Mẹ
và cô em dâu đã khóc và nói nhưng lời thống thiết với anh qua điện thoại, để
mong anh cân nhấc chọn lựa giữa người thân và dân tộc. Mẹ và cô em dâu khuyên
anh Thạnh rằng hày đừng thương những nạn nhân của chế độ mà hãy thương lấy
chính gia đình của mình và bản thân nếu không có thể anh sẽ phải chết.
Xin nghe
một vài cuộc điện thoại
Sau khi nghe những cuộc
điện thoại này chắc chắn không một người con nào có thể cầm lòng trước những
tình cảm sâu nặng của gia đình, người thân. Có một điều là người thân của Thạnh
chưa nhận ra rằng họ cũng chính là nạn nhân của chế độ này, tuy nhiên nỗi niêm
của họ cũng là nỗi niềm của rất nhiều người dân khác trên đất nước Việt nam này.
Từ ngày Cộng sản nắm quyền họ đã ra tay tàn khống đối với những người dân nên
đã tọa ra cho đa số người dân cái phản ứng thường trức trong lòng là phải
tự ngậm miệng trước những bất công cho yên phận. Tôi không biết phải đưa
ra lời khuyên nào đối với anh Thạnh lúc này. Khuyên anh hãy nghe theo lời mẹ, từ
bỏ đấu tranh ư? Không được! Nếu ai cũng như vậy thì làm sao có thể cứu được dân
tộc này. Khuyên anh gạt qua những lời thông thiết của gia đình để tiếp tục tiến
bước ừ? Không! Cũng không thể được vì nếu làm như vậy thì quá tàn nhẫn đối với
người thân. Anh đang đứng giữa hai sự chọn lựa vô cùng quan trọng rất mong nhận
được sự góp ý chân tình của quý đọc giả.
Nguyễn
Trung Tôn
Thanh
Hóa 28/2/2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét