Peter Lam Bui
09-2-2014
Kết thúc phiên họp UPR (phiên họp kiểm điểm định kì phổ quát) vào ngày 5-2-2014
vừa qua, mình thấy có rất nhiều thông tin và nhiều nhận định của hai bên. Bên lề
đảng và bên lề dân, bên nào cũng cho là mình thắng và bên kia là thất bại.
Vậy ai thắng, ai thất bại ?
Tuy vì một vài lý do khách quan Lâm không được tham gia đầy đủ vào chuyến vận động
này, như là đi qua Mỹ, qua Bỉ, đến Geneva, hay là bay giờ đang qua Úc.
Nhưng chuyện ai thắng ai thất bại, với riêng bản thân Lâm là một người tham gia
trực tiếp vào trong phái đoàn của các tổ chức Xã Hội Dân Sự ở Việt Nam hiện nay
trong chuyến vận động này, Lâm xin đưa ra nhận định của mình là:
Chiến thắng thuộc về phong trào Xã Hội Dân Sự của Việt Nam.
Ừ thì chắc sẽ có nhiều ý kiến phản đối hay không đồng tình, nhưng Lâm xin nêu
ra một vài quan điểm và nhận định của bản thân.
Thứ nhất:
Như chúng ta đã biết, XHDS là những tổ chức hoạt động vì mục đích thúc đẩy và
phát triển chung của xã hội mà không bị chi phối bởi chính trị, đảng phái hay
quyền lực. Xã Hội Dân Sự là một bàn tay quyền lực thứ ba trong một xã hội hiện
hành. Chính trị và kinh tế là hai mặt không thể thiếu trong một quốc gia hay một
cộng đồng xã hội, và nó luôn song hành với nhau, chi phối và cũng như hợp tác với
nhau. Chính trị không thể tách rời với kinh tế, và ngược lại.
Vậy thì nếu như một nhóm hay một đảng phái nào đó trong một tổ chức xã hôi, hay
nói rỏ hơn là trong một quốc gia nắm được cả hai mặt đó thì sao?
Rồi khi mà chính trị và kinh tế đều bị thao túng và điều hành bởi một tổ chức
hay một đảng phái, thì nó sẽ thao túng xã hội hay đất nước đó. Vậy thì Xã Hội
Dân Sự sẽ như là cách tay vô hình thứ ba, can thiệp vào sự cấu kết và thao túng
quyền lực, mà ở đó mọi vấn đề đều để đem về lợi ích và quyền lực cho những nhóm
lợi ích hay là một đảng phái chính trị nắm quyền nào đó.
Vì vậy, sự tham gia của các tổ chức Xã Hội Dân Sự vào vòng xoáy này của xã hội
nói chung, và một đất nước nói riêng là cần thiết. Nhằm đem về một sự cân bằng
và lợi ích cho thành phần tuy yếu nhưng là chủ đạo trong một xã hội, đất nước,
đó là người dân.
Nói đến đây, cũng đủ thấy sự thành công cho các phong trào XHDS thật sự của Việt
Nam, trong cuộc vân động để đem những tiếng nói sự thật bên trong nước ra cho
quốc tế biết.
Thứ hai:
Vì đây là lần đầu tiên trong lịch sử về việc thúc đẩy phát triển cho nhân quyền
của Việt Nam, có một nhóm đại diện vận động bên trong nước dám vượt qua sự khó
khăn và sợ hãi để đi ra ngoài. Nhằm đem đến những tiếng nói của sự thật cho cộng
đồng quốc tế biết được những nội tại về tình trạng nhân quyền bên trong Việt
Nam.
Và Việt Nam là một nước vừa mới được bầu vào hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc
cũng do những lá phiếu của họ. Tuy còn nhiều vấn đề cần phải được cải thiện và
chưa đạt được mọi mong muốn như ý, vì dù sao cũng là lần đầu tiên, và chắc
không khỏi thiếu xót. Nhưng mặt khác cũng là sự thành công cho những bước tiến
ban đầu về một sự lớn mạnh của phong trào Xã Hội Dân Sự bên trong nước cho những
vấn đề lên tiếng để thúc đẩy sự phát triển nhân quyền của Việt Nam. Và một mặt
khác giúp cho các bạn trẻ bên trong nước, đang tham gia vào các hoạt động thúc
đẩy cho sự phát triển quyền con người, thoát ra được sự cô lập và sự sợ hãi vẫn
đang còn bao trùm.
Thứ Ba:
Và theo bản thân mình nghĩ đây là điều quan trọng nhất, đó là vấn đề lên tiếng
và dám nói thẳng với phía chính quyền. Đó là họ không thể lúc nào cũng nói láo
và che đậy được sự thật. Xã Hội Dân Sự là một phần không thể thiếu trong sự
phát triển bền vững của một xã hội văn minh, nơi mà người dân được quyền nói và
làm những điều tốt đẹp để thúc đẩy sự phát triển và phồn vinh của một xã hội, một
quốc gia.
Có thể tiếng nói của các đại diện cho nhóm XHDS lần này còn yếu và chưa thực sự
thuyết phục, nếu có. Nhưng ít nhất cũng nói lên được cho phía lãnh đạo của nhà
nược Việt Nam rằng, họ không thể nói láo và bịt miệng người dân như lúc trước
được nữa. Họ phải biết rằng, người dân bây giờ không còn yếu và bị cô lập như
trước kia, nên họ không thể dùng sự dối trá để che đậy sự thật được.
Có thể còn rất nhiều vấn đề và nhiều khía cạnh, nhưng với bản thân mình, Lâm thấy
ba điều trên cũng đủ để nói lên cho sự thành công ban đầu của phong trào XHDS ở
Việt Nam.
Xã Hội Dân Sự không phải là đảng phái chính trị, không hoạt động nhằm mục đích
lật đổ hay tranh dành quyền lực. Mà những hoạt động của XHDS cốt yếu là để thúc
đẩy và nâng cao sự phát triển chung của một xã hội, một quốc gia. Nơi đó, sự phồn
vinh và các quyền cơ bản của con người phải được tôn trọng.
Vì vậy, qua chuyến đi vận động này, phía XHDS đã ít nhất là làm được một việc,
đó là gióng lên tiếng nói với phía nhà cầm quyền là hãy thay đổi. Hãy thay đổi
và tôn trọng các quyền và các giá trị cần có của người dân. Hãy hiểu rằng,
không thể nào bưng bít hay che đậy các sự dối trá được nữa.
Và vấn đề thứ hai là ít nhất phá đi rào cảng của sự sợ hãi và im tiếng của người
dân lâu nay. Và đó có thể là một bước ngoặc, là một sự khởi đầu cho một thời kì
mới nhằm hướng đến một xã hội Việt Nam tốt đẹp hơn trong nay mai, nơi mà sự dã
dối sẽ không thể còn chổ và nhường lại cho sự thật lên ngôi. Nơi mà các giá trị
phổ quát về quyền con người phải được tôn trọng và một xã hội Việt Nam tươi đẹp,
phát triển và phồn vinh hơn.
P/s: tôi không phải là một nhà phân tích hay là chuyên gia, mà chỉ nhận định
theo quan điểm cá nhân. Có thể với ai đó tôi nói nhảm, nhưng với tôi đó là điều
tôi suy nghĩ...
Bùi Tuấn Lâm.
Manila, Philippines. 9-2-2014
Nguồn: Peter Lam Bui
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét