Hoàng Thanh Trúc
7-09-2013
Hình bên: Ông Alan Bacarese (giữa)
Theo ông Alan Bacarese, khi phát hiện quan chức giàu lên bất thường tình nghi có tham nhũng thì cần phải buộc vị này điều trần giải thích và chứng minh về nguồn gốc số tài sản trên. Nếu không chứng minh được nguồn gốc số tài sản đó, nhà nước có quyền tịch thu sung công.
Đó là ý kiến của ông Alan Bacarese - chuyên gia quốc tế phòng chống tham nhũng, công tố viên cao cấp của Vương quốc Anh - tại hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về phòng chống tham nhũng diễn ra trong hai ngày 5 và 6-9 -2013 vừa qua tại Việt Nam .
Hội thảo với sự tham dự của các chuyên gia quốc tế về phòng
chống tham nhũng do Thanh tra Chính phủ CH/XHCN/VN tổ chức nhằm chia sẻ và trao
đổi kinh nghiệm các chủ đề gồm: Hình sự hoá hành vi tham
nhũng, hành vi làm giàu bất chính, kê khai và kiểm soát tài sản, thu nhập của
người có chức vụ, quyền hạn, thu hồi tài sản tham nhũng và đo lường kết quả cải
cách hành chính.
Theo ông Lê Tiến Hào - phó tổng Thanh tra Chính phủ,
“tham nhũng là một vấn nạn ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Đảng,
Nhà nước và nhân dân đã rất quyết tâm chống nhưng tham nhũng vẫn chưa được đẩy
lùi”.
Tại hội thảo, ông Alan Bacarese cho rằng : “ bằng chứng hiển
nhiên duy nhất xảy ra tham nhũng là sự giàu lên của một quan chức”. Theo ông
Alan Bacarese, khi phát hiện quan chức giàu lên bất thường tình nghi có tham
nhũng thì cần phải buộc vị này điều trần giải thích và chứng minh về nguồn gốc
số tài sản trên. Nếu không chứng minh được nguồn gốc số tài sản đó, nhà nước có
quyền tịch thu sung công.
“Ở Ấn Độ nếu phát hiện thấy thu nhập và tài sản của công
chức nhà nước tăng lên quá 10% là cơ quan điều tra sẽ vào cuộc” - ông Alan
Bacarese phát biểu trong hội thảo.(TT. Online)
Tuy nhiên,rất buồn cười, liệu ông công tố viên Alan Bacarese
có tin rằng ngược lại ở CS/XHCN/VN thu
nhập các quan chức “nhà nước,đảng” có tăng thêm vài trăm % thì họ lấy đó làm sự
“hãnh diện” để vợ chồng con cái gia đình họ vô tư, tự hào, xem như là chuyện đương
nhiên (quyền lực ắt sinh quyền lợi) một cách “vô liêm sỉ” .!?
.
Điển hình từ thực tế, mới đây mấy ngày , tại các cơ sở nhà
nước, một loạt các công ty công ích đô thị TP/HCM các quan chức “đảng viên CS” lãnh đạo “chỉ
đường” cho kế toán ngân quỹ công ty tự do thoải mái “phát
lương” cho mình lên tới hơn “tiền tỷ”/năm, trong nhiều năm trước đó, mà trong
tư duy, họ không cho đó là điều “bất bình thường” ngang hàng với hành vi “ăn
cắp,bóc lột” mồ hôi nước mắt của công nhân, nhân dân ! cho đến khi bị phát hiện
! . ( vnexpress.net/.../chu-tich-tp-hcm-choang-voi-muc-luong-2-6-ty-dong-2)
Khi Tổng Thống (CT/Nước) “ Xấu Hổ” vì bất lực !?
Nói về tham nhũng. Chủ tịch nước, ngài “Tư Sâu” chỉ ra là
rất nhiều hoạt động trong xã hội vẫn chưa được minh bạch. “Luật có, pháp lệnh
có, nhưng vẫn không làm gì và không ai (làm sai) bị trị hết, vô chủ tới mức độ
đó. Có những chuyện không bí mật nhưng cường điệu lên, núp bóng danh nghĩa “bí
mật” để che giấu tham nhũng” !?
- Chủ
tịch nước bức xúc bày tỏ: “Cũng hơi chạnh lòng là các cô bác, anh chị chưa tin
trung ương đảng lắm, những niềm tin đang bị giảm sút, “tôi thấy thật xấu hổ”.
(Tham
nhũng, hối lộ còn ghê gớm TT Online 27/11/2012)
Vì sao, về nguyên tắc của mọi quốc gia, Tổng Thống là “Vua”
có quyền hạn bao la trong một nước nhưng lại phải bất lực và tự lấy làm “xấu hổ”
vì vấn nạn quan tham trong nước “mạnh” đến
như vậy ??
Trong khi các láng giềng như : Singapore dân số 5 triệu
người , Hồng kông 7 triệu, Đài Loan 23 triệu nhưng trong danh
sách các quốc gia tham nhũng của tổ chức Minh Bạch thế giới những quốc gia ấy
đều nằm trong vùng điểm “trong sạch” - Nhất là Singapore ( nằm trong hàng đầu
rất trong sạch ) tất cả chính phủ họ đều do một “đảng” chính trị cầm quyền lãnh đạo ?
Còn CS/XHCN/VN gần 100 triệu dân (có tới 3 triệu đảng viên
CS) cũng do một đảng lãnh đạo (CSVN) nhưng suốt hơn 1/3 thế kỷ vẫn luôn “đội
sổ” là quốc gia có “số má” tham nhũng gây ngộp thở cho người dân cho thế giới nhìn
vào miệt thị khinh bỉ ?
Đứng đầu danh sách này là Somali, theo sau là Triều Tiên,
Afghanistan, Nam Sudan, Myanmar liền tiếp theo sau là Việt Nam xếp hạng 123
trong 176 nước được khảo sát, điểm 2,7/10 (10 là trong sạch) trên thang điểm Minh
Bạch (VnExpress7/12/2012)
Đây cũng là một trong những kết quả từ cuộc khảo
sát “Phong vũ biểu” tham nhũng toàn cầu 2013 do Tổ chức Minh bạch quốc tế thực
hiện, được Tổ chức Hướng tới minh bạch ở VN công bố ngày 9-7- 2013 ở Hà Nội .
Buộc lòng người dân phải tự hỏi, 3 triệu đảng viên CSVN một “đội quân” không hề nhỏ chút nào , họ
đang chống tham nhũng bảo vệ dân ? hay đang tham nhũng (số lãnh đạo có điều kiện) và bảo vệ nuôi
dưỡng tham nhũng để đổi lấy “sự trung thành” cùng nhau tề tựu xung quanh làm
phên dậu cho “đảng ta” sống còn ?? .
Bởi như công khai, 100% các lãnh đạo đảng viên CS có “chức
quyền” từ trên xuống dưới, TW đến địa phương dù đồng lương theo “barem” rất khiêm
tốn nhưng tự giàu lên nhanh chóng thì bản chất vấn đề “tham nhũng” đã trở thành như “ăn cắp” mồ hôi nước mắt nhân dân công khai đại trà giữa ban ngày, trong lúc toàn dân đang lao đao ngày càng nghèo đi
vì lạm phát liên tục thì sự nỉa mai một nhà nước “của do và
vì dân” chưa bao giờ khôi hài chua chát, gây phẫn uất cho toàn
dân bằng lúc này !.
Nhiều dấu hiệu cố tình bỏ lọt tội phạm bao che cho tham
nhũng .
Đó là một trong những kết luận của dự thảo báo cáo giám sát
việc “chấp hành pháp luật trong việc xử lý tội phạm về tham nhũng, chức vụ”
được đưa ra thảo luận tại phiên họp toàn thể của Uỷ ban Tư
pháp ngày 4- 9 - 2013.
Trình bày dự thảo báo cáo, Phó chủ nhiệm Uỷ
ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền cho biết: Các tỉnh thành được giám sát đều cho
rằng tình hình tham nhũng là nghiêm trọng, phức tạp nhưng lại không đưa ra được
những căn cứ, tiêu chí cụ thể chi tiết cho nhận định này ??.
Qua hàng ngàn cuộc thanh tra đã phát hiện sai phạm phải thu
hồi với số tiền lên đến hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng nhưng lạ lùng tới độ vô lý
khi không phát hiện ra trường hợp tham nhũng. !?
“Qua giám sát cho thấy việc xử lý kỷ luật hành chính có
nhiều dấu hiệu bỏ lọt tội phạm; có những vụ đủ căn cứ để khởi tố, xử lý hình sự
nhưng vẫn xử lý kỷ luật hành chính. Việc xử lý hình sự đối với các vụ án tham
nhũng thường bị kéo dài, trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhiều lần, hình phạt dẫn
đến kết quả là thường được chuyển sang tội danh khác có hình phạt nhẹ hơn” -
ông Quyền nói.
Để chứng minh rõ hơn cho kết luận trên, đại biểu Phạm Xuân
Thường - thành viên đoàn giám sát - cho biết: tỉnh Hải Dương trong hai năm
thanh tra hơn “800” cuộc, phát hiện sai phạm số tiền lên đến 82 tỉ đồng và
11.900m2 đất, kỷ luật chín người nhưng “không phát hiện tham nhũng và không
chuyển cơ quan điều tra vụ nào, người nào trong số đó ??”.
Cũng trong hai năm, tỉnh Ninh Bình tiến hành hơn “500” cuộc
thanh tra, phát hiện sai phạm hơn 47 tỉ đồng nhưng chỉ chuyển hồ sơ sang cơ
quan điều tra được “một vụ”, còn lại là xử lý hành chính. Ở tỉnh này, toà án xử 9 bị cáo thì
có 8 người được hưởng “án treo” !??. (TT Online) “Có bị cáo Viện kiểm sát đề
nghị 16-17 năm tù nhưng toà cũng cho hưởng án treo ??, còn
những vụ đề nghị 6-7 năm tù thì cho hưởng án treo là chuyện bình thường” ?? Bà Đào
Thị Xuân Lan ĐB/QH cho biết (phunutoday.vn/doi.../hang-loat-vu-viec-tham-nhung-bi-im-di-31785.ht.)
Điều “ man rợ” ở đây cần phải vạch trần là thủ thuật mà các
“ quan tham đảng viên CS” rất thành thục sử dụng : Lấy “mở
heo rán thịt lợn” để bầy đàn cùng nhau “xơi”, bằng cách dùng
một phần chính “tiền tham nhũng, mua tội
tham nhũng” ! . Đó là nguyên nhân dẫn đến hàng ngàn cuộc thanh tra đã phát hiện
ra sai phạm với số tiền lên đến hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng nhưng lại
không phát hiện ra tham nhũng. !?
Quân đông, tướng nhiều, nhưng sao khó bắt tham nhũng ?
Đó là câu hỏi lớn nhất được đặt ra tại phiên họp đoàn giám
sát của Uỷ ban Tư pháp ngày 29-8- 2013 về “việc chấp hành
pháp luật trong xử lý tội phạm về tham nhũng và chức vụ”.
Thứ trưởng Bộ Công an, thượng tướng Lê Quý Vương cho biết:
“Tình hình tội phạm tham nhũng, chức vụ diễn biến phức tạp,tinh vi xảo quyệt
xảy ra ở hầu hết các lĩnh vực như việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm tham
nhũng, chức vụ chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Tiến độ điều tra một số vụ án
còn chậm, kéo dài; số tài sản thu hồi còn ít so với thiệt hại”.
Tuy nhiên, giải thích trên đây không thuyết phục được đại
biểu Quốc hội.
Ông Đỗ Văn Đương - uỷ viên Uỷ ban Tư pháp - phân tích thêm: “Các đồng chí cứ nói đối
tượng tham nhũng là người có chức vụ, tinh vi xảo quyệt. Tôi không nghĩ như
vậy. Họ là những người có tên tuổi, cơ quan, hành vi tham nhũng cụ thể, khai
khống thì nó nằm ở chứng từ, hoá đơn, còn rút ruột thì có
dấu vết... Tôi cho rằng nguyên nhân lớn nhất là các đồng chí đứng trước “tiền
và quyền”. Thông cảm với các đồng chí, bởi một bản báo cáo kết luận thanh tra,
kiểm toán, điều tra phải gửi đủ mọi nơi, xin nhiều ý kiến”.
Cảm thấy “rất buồn vì tình trạng tham nhũng vẫn nghiêm
trọng, phức tạp”, bà Trần Thị Quốc Khánh - uỷ viên thường
trực Uỷ ban Khoa học, công nghệ và môi trường QH- nói: “Hôm
trước tổng Thanh tra Chính phủ nói khó phát hiện tham nhũng là do cán bộ thanh
tra không có nghiệp vụ điều tra, tôi mới hỏi lại là tại sao người dân, báo chí
không có nghiệp vụ điều tra họ lại phát hiện được và tố cáo tham nhũng ?”.
“Nếu chỉ bắt được mấy con cá bé, không bắt được cá mập thì
tình trạng tham nhũng khó có chuyển biến tích cực” - ông Đỗ Văn Đương nhận
định. Theo ông, để cải thiện tình hình thì : “cơ quan điều tra chống tham nhũng
phải độc lập. Thanh tra phải độc lập. Kiểm toán phải độc lập”. Đề xuất này nhận
được đồng tình cao của phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn
Hải Phong. “Nếu các cơ quan chống tham nhũng không độc lập thì không làm gì
được. Đây là mô hình đã được thế giới kiểm nghiệm” - ông Phong nói.( TT 29/8) .
Tuy nhiên quý vị ấy quên rằng dù có là : “mô hình chống tham
nhũng cần phải có cơ quan độc lập, đã được thế giới kiểm nghiệm” Nhưng đâu bằng
“đảng ta” kiểm nghiệm ? Nên UB chống tham nhũng từ “đồng chí Ếch” thủ tướng mới
chuyển qua cho “ đ/c TBT Nguyễn Phú Trọng” phụ trách để “độc lập” một mình
“đảng ta” chống tham nhũng toàn diện dù ngài “tổng thống” Tư Sâu đã thiệt tình
bộc bạch trước cử tri TP/HCM rằng : “Tôi biết bây giờ không phải cơ quan chức
năng nào cũng thực hiện đầy đủ vai trò chống tham nhũng . Không phải ai trên
đời này cũng miễn dịch hết sự cám dỗ”.
Hoan hô ! Lâu lắm mới nghe ngài “Tổng Thống” nhận định về tham
nhũng bằng một câu nói chí lý : “Không phải ai trên đời này cũng miễn dịch hết
sự cám dỗ” . Đúng như thế,vì vậy dù mang danh là cơ quan có chức năng lãnh đạo một
ngành mô phạm - “ lãnh đạo Sở Giáo Dục
và Đào Tạo” tỉnh Quảng Ngãi đã tạo nên
một “chiến dịch” ăn một loạt các nhà vệ sinh ( toilet ) của các em học sinh cấp
1&2 tại tỉnh này một cách ngoạn mục mà báo chí đã đưa tin “Trường dột nát,
nhưng xây hàng loạt nhà vệ sinh “dát vàng” giá hơn nữa tỷ
!? tại tỉnh còn nghèo Quảng Ngãi” . mà “đ/c Ếch” có lệnh phải báo cáo nội
vụ lên văn phòng TT trước ngày 30- 6. Nhưng đến nay là tháng 9 – Không biết
nó có “ôHoá Bùn” chưa ?
Thưa ngài “Tổng Thống” Trương tấn Sang – Đây ! Xin nhắc lại,
những nhà vệ sinh hơn “nữa tỷ” mới xây ở Quảng Ngãi hình dáng nó hiện đại “Sang
và Trọng” như thế này đây và cũng đầy “Dũng” cảm để quyết toán rất anh “Hùng”
tới 721,3 triệu :
Nhà vệ sinh Trường tiểu học Năng An đã quyết toán (721,3
triệu đồng).
1. Trường tiểu học Bình Chánh (749 triệu đồng)
2. Trường THPT Vạn Tường (hơn 688 triệu đồng).
3. Trường THPT Phạm Kiệt (hơn 632 triệu đồng).
4. Trường THPT số 2 Mộ Đức (hơn 628 triệu đồng).
5. Trường tiểu học Long Sơn (hơn 598 triệu đồng).
6. Trường THPT số 2 Nghĩa Hành (522,7 triệu đồng).
7. Trường THCS Long Hiệp (593 triệu đồng).
8. Trường THCS Nghĩa Hiệp (710,2 triệu đồng).
9. Trường tiểu học Năng An (721,3 triệu đồng).
10. Trường tiểu học Hành Thịnh (593 triệu đồng).
11. Trường tiểu học Đức Thắng (560,7 triệu đồng).
12. Trường THPT Trà Bồng (557,5 triệu đồng)
“Luật có, pháp lệnh có, nhưng vẫn không làm gì và không ai
(làm sai) bị trị hết, vô chủ tới mức độ đó”. Liệu có nên nhắc lại lời nói đó của
ngài “tổng Thống” Trương Tấn Sang thêm một lần nữa trước những “nhà vệ sinh dát
vàng” nói trên ? Để ngài không xấu hổ vì bất lực trước thềm khai giảng năm học
mới của các em !?
Hoàng Thanh Trúc
Trí Nhân Media
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét