Ts. Nguyễn Đình Thắng
28-08-2013
Nhân dịp Chủ Tịch Nước Việt Nam Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ, BPSOS công bố chương trình “Đỡ Đầu Tù Nhân Lương Tâm”, một phần trong kế hoạch 3 bước đòi tự do cho tất cả tù nhân lương tâm.
Mục tiêu của bước đầu là vận động sự can thiệp của chính phủ Hoa Kỳ và quốc tế để Việt Nam trả tự do trong thời gian rất ngắn cho 5 đến 10 tù nhân lương tâm, xem như một thái độ thiện chí. Trong tinh thần đó, BPSOS đã cùng với một số tổ chức bạn chọn 10 hồ sơ tù nhân lương tâm trong đợt đầu để vận động các dân biểu Hoa Kỳ nhận đỡ đầu, nghĩa là liên tục can thiệp cho đến khi tù nhân lương tâm được đỡ đầu có tự do.
Do Nguyễn Phương Uyên đã ra khỏi tù, hồ sơ của cô sinh viên này được rút ra khỏi danh sách. Danh sách 10 hồ sơ hiện nay gồm có:
Ts. Cù Huy Hà Vũ:
Đỗ Thị Minh Hạnh:
Hồ Thị Bích Khương:
Nguyễn Xuân Nghĩa:
Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày):
Lm. Nguyễn Văn Lý:
Tạ Phong Tần:
Trần Huỳnh Duy Thức:
Trần Vũ Anh Bình:
Võ Minh Trí (Việt Khang):
Đã rút khỏi danh sách:
Nguyễn Phương Uyên:
Mỗi hồ sơ như vậy sẽ cần một nhóm đứng nhận bảo trợ, hiểu theo nghĩa sẽ vận động bằng nhiều phương cách khác nhau để ngày càng tăng áp lực quốc tế. Chúng tôi xin đơn cử hồ sơ của sinh viên Đỗ Thị Minh Hạnh làm ví dụ. Đây là những việc mà BPSOS đã thực hiện:
(1) Cuối tháng 7, vận động dân biểu Hoa Kỳ đỡ đầu Đỗ Thị Minh Hạnh
(2) Cuối tháng 7, báo động cơ quan LHQ bảo vệ quyền của phụ nữ
(3) Giữa tháng 8, báo động một số tổ chức bảo vệ quyền lao động để đặt vấn đề với các chính quyền đang thương thảo đối tác mậu dịch xuyên Thái Bình Dương với Việt Nam
(4) Tuần rồi, cung cấp lời cầu cứu của gia đình đến các báo cáo viên đặc biệt của LHQ về chống tra tấn và về sức khoẻ
(5) Đầu tuần này, báo động các tổ chức nhân quyền quốc tế để cùng lên tiếng can thiệp
(6) Cuối tuần này, báo cáo cho Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO). Tổ chức này đang chuẩn bị cho kỳ duyệt xét việc thi hành các công ước của ILO bởi các quốc gia thành viên. Việt Nam là một quốc gia thành viên.
Để người có thể cùng tiếp tay từ quốc gia mình đang sinh sống, chúng tôi lưu giữ các tài liệu về hồ sơ Đỗ Thị Minh Hạnh tại đây:http://democraticvoicevn.files.wordpress.com/2013/07/dothi-minh-hanh-parents-appeals.pdf
Trường hợp Đỗ Thị Minh Hạnh cho thấy rằng chúng ta cần tìm các khía cạnh khác nhau trong mỗi hồ sơ để rồi qua đó vận động sự can thiệp của những cơ quan hay tổ chức liên hệ. Chẳng hạn, hồ sơ Đỗ Thị Minh Hạnh liên quan đến quyền của nữ giới, vấn đề tra tấn (cho tù hình sự đánh đập), vấn đề sức khoẻ (không cho khám bệnh), và vấn đề quyền lao động (vì Minh Hạnh từng hoạt động bảo vệ quyền của người lao động và chống cưỡng bức lao động trong nhà tù).
Cứ mỗi khía cạnh như thế chúng ta lại sử dụng các thủ tục và thể thức đặc thù để huy động áp lực quốc tế dồn lên chính quyền Việt Nam cùng lúc từ nhiều phía. Chẳng hạn, LHQ có những báo cáo viên đặc biệt (Special Rapporteurs) về tra tấn và về sức khoẻ. Chúng ta cần vận động họ lên tiếng và kiểm tra những sự việc xẩy ra gần đây. Vấn đề quyền của nữ giới thì có Uỷ Hội Về Tình Trạng Nữ Giới của LHQ, đang chuẩn bị kiểm tra các hình thức vi phạm nhân quyền của phụ nữ bởi các quốc gia. Về vấn đề lao động thì ngày càng đông các tổ chức nghiệp đoàn của Hoa Kỳ và quốc tế kêu gọi đẩy Việt Nam ra khỏi TPP vì những vi phạm trầm trọng về quyền lao động. Chúng ta cần vận động họ để nêu trường hợp Đỗ Thị Minh Hạnh làm điển hình. Và chắc chắn còn nhiều con đường quốc tế vận nữa mà chúng ta có thể khai thác cho hồ sơ Đỗ Thị Minh Hạnh.
Việc can thiệp cho một hồ sơ đòi hỏi nhiều công sức và kiến thức để theo dõi, biên soạn, và vận động. Chúng tôi kêu gọi những người có lòng trong cộng đồng chúng ta ở mọi nơi trên thế giới đứng ra nhận bảo trợ cho từng hồ sơ một để cùng nhau tranh đấu cho sự trả tự do vô điều kiện cho tất cả tù nhân lương tâm ở Việt Nam. Chúng tôi sẽ hướng dẫn cách thức để từng bước làm quen với các hình thức quốc tế vận.
Xin liên lạc: bpsos@bpsos.org
Chúng tôi sẽ tuần tự tải thêm các hồ sơ tù nhân lương tâm lên trang dvov.org.
Đây là trang blog “Tiếng Nói Dân Chủ của Việt Nam” (Democratic Voice of Vietnam) do BPSOS thực hiện từ hơn một năm nay, làm cửa ngõ thông tin ra thế giới bên ngoài về hiện tình ở Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét