Hành Nhân
1-08-2013
Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng
(http://vietnamhumanrightsdefenders.net/2013/07/21/nghi-dinh-722013nd-cp-ve-quan-ly-cung-cap-su-dung-dich-vu-internet-va-thong-tin-tren-mang/#sthash.SdDAusyf.dpuf) được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 15/07/2013 và sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/09/2013.
(http://vietnamhumanrightsdefenders.net/2013/07/21/nghi-dinh-722013nd-cp-ve-quan-ly-cung-cap-su-dung-dich-vu-internet-va-thong-tin-tren-mang/#sthash.SdDAusyf.dpuf) được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 15/07/2013 và sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/09/2013.
Nghị định 72 có tất cả 6 chương 46 điều, quy định chi tiết về dịch vụ Internet, tài nguyên Internet, nguyên tắc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng, quản lý việc thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội, việc cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông, việc cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng, bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin trên mạng. .
Ở đây, xin chỉ chú trọng đến Chương 3 - QUẢN LÝ, CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG THÔNG TIN TRÊN MẠNG, đặc biệt là Mục 2. TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ, MẠNG XÃ HỘI bởi vì nó trực tiếp dính đến chúng ta - các Facebooker và các công dân mạng.
Trước tiên, cần phải hiểu rõ Mạng Xã Hội là gì? Mạng xã hội (tiếng Anh: social network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Mạng xã hội gọi là mạng xã hội ảo (virtual) hay mạng xã hội trực tuyến (online).
Theo như Wikipedia định nghĩa: "A social network is a social structure made of nodes (which are generally individuals or organizations) that are tied by one or more specific types of interdependency, such as values, visions, idea, financial exchange, friends, kinship, dislike, conflict, trade, web links, sexual relations, disease transmission (epidemiology), or airline routes. The resulting structures are often very complex".
Mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận. Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán...
Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng mạng xã hội khác nhau, trong đó MySpace và Facebook nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu; Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ; Friendster tại Châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương. Các mạng xã hội khác gặt hái được thành công đáng kể theo vùng miền như Bebo tại Anh Quốc, Weibo tại Trung Quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản và tại Việt Nam xuất hiện rất nhiều các mạng xã hội như: Zing Me, YuMe, Tamtay...
Mạng xã hội là để giao lưu, kết nối và chia sẻ. Sẽ thế nào nếu như mạng xã hội chỉ toàn để tự sướng, khoe hàng hay than thở ỉ ôi? Muốn chia sẻ một thông tin nóng, một bài viết hay, một kiến thức hữu ích với người khác trên mạng xã hội mà cũng bị cấm ư?
Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử phát biểu: "Trang thông tin cá nhân không được trích dẫn thông tin tổng hợp, tức là không được trích dẫn thông tin từ các cơ quan báo chí hay các trang web của cơ quan nhà nước". Vậy nếu có trích dẫn thông tin thì mọi người hãy né thông tin từ các cơ quan báo chí hay các trang web của nhà nước ra nhé!
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng nói: "Trong thực tế có thể vẫn còn nhiều trang Facebook đang tổng hợp thông tin, các cơ quan quản lý sẽ tăng cường thanh tra xử lý". Liệu có thanh tra xử lý hết được cả hàng triệu tài khoản facebook (đa số là tên ảo) được chăng?
Khoản 19, Điều 3 của Nghị định 72 giải thích: "Thông tin tổng hợp là thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin, nhiều loại hình thông tin về một hoặc nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội". Vậy nếu đưa thông tin từ chỉ một nguồn (có nghĩa không phải là thông tin tổng hợp) thì vẫn ổn chứ nhỉ?
Hiện nay, hầu hết các trang thông tin và báo trực tuyến (online) đều có chế độ chia sẻ (share) về các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Google +... Nếu không cho phép độc giả chia sẻ thông tin về các mạng xã hội thì đề nghị dỡ bỏ ngay lập tức tính năng chia sẻ ấy. Việc này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến số lượng người tiếp cận thông tin báo chí và đi ngược lại với mục đích của truyền thông. Đương nhiên, độc giả và các cơ quan truyền thông báo chí sẽ bị thiệt hại...
Thứ trưởng Lê Nam Thắng cũng cho biết, hiện tại Bộ TT-TT đang xây dựng Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong cả hai lĩnh vực Bưu chính Viễn thông và CNTT và Báo chí xuất bản và thông tin điện tử. Theo kế hoạch, ban soạn thảo sẽ trình Chính phủ trong thời gian sắp tới, và đây là sẽ là căn cứ pháp lý để xử phạt các vi phạm liên quan tới cung cấp các nội dung thông tin trên internet. Nghị định 72 ra đời và sẽ đi vào áp dụng từ đầu tháng 9 này, thế mà hiện giờ vẫn chưa có cơ chế để xử lý vi phạm các điều khoản của Nghị định này. Vậy nếu người ta vi phạm thì làm sao đây? Một Nghị định có nhiều sai trái và chưa hoàn chỉnh như vậy mà Thủ tướng cũng ký thông qua là sao nhỉ? Điều này các công dân mạng hãy tự tìm câu trả lời cho mình nhé!
Tổ chức Bảo Vệ Ký Giả (CPJ) đặt trụ sở ở New York, đã lên tiếng cho rằng nghị định này "nhằm vào tự do trên mạng" tại Việt Nam và là "mối đe dọa khổng lồ mới đối với các nhà báo trên mạng cũng như các blogger". Ông Shawn Crispin, đại diện của CPJ tại Đông Nam cho biết: "Những hạn chế quy định trong nghị định mới này nhằm mục đích bắt các công ty Internet trên toàn cầu như Google, Facebook và một số khác phải đồng lõa với việc tăng cường đàn áp tự do Internet. Chúng tôi kêu gọi chính phủ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngay lập tức dẹp bỏ điều luật phi lý này và ngưng chiến dịch đàn áp các nhà báo mạng và blogger."
Như vậy, Nghị định 72 đã đi ngược lại Điều 19 trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (năm 1948) có nói rõ rằng: "Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới".
Blogger Nguyễn Anh Tuấn có nhận xét: "Khi mà báo chí ở Việt Nam còn hoàn toàn nằm trong tay nhà nước, không gian bàn luận chính trị không thể tồn tại trong báo chí nhà nước được nên các thảo luận thực chất được thực hiện trên mạng xã hội."
Chiều hôm qua 31/07, Blogger Nguyễn Anh Tuấn cùng với năm blogger Việt Nam khác đã có cuộc gặp với bà Maria Isabel Sanz Garrido, thuộc Văn phòng Đông Nam Á Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) tại Bangkok (Thái Lan) để trao Tuyên bố 258 của mạng lưới blogger Việt Nam.
Tuyên bố 258 ra hôm 18/07 viết rằng với tư cách ứng cử viên, "Việt Nam phải chứng minh các cam kết của mình nhằm hợp tác với Hội đồng Nhân quyền và duy trì những chuẩn mực cao nhất trong việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền”. Tuyên bố 258 kêu gọi chính quyền Việt Nam cần xem xét lại tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam và bảo đảm cho người dân Việt Nam có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt, kể cả các vấn đề nhân quyền.
Các Blogger đã ra Tuyên bố phản đối Điều luật 258, sắp tới các Facebooker và toàn thể công dân mạng sẽ có Tuyên bố phản đối Nghị định 72 chăng? Hay chính báo chí của cơ quan Nhà nước sẽ lên tiếng trước?
*P.S: Notes này có chứa nhiều thông tin tổng hợp... ;)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét