Bán nguyệt san Tự do Ngôn luận
Số 176 (01-08-2013)
Người ta cũng nhớ lại chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm tháng 5-1957 mà hãnh diện cho một nước Việt Nam Cộng Hoà son trẻ ngày ấy.
Dù là nguyên thủ một nước nhỏ, chưa mấy tiếng tăm trên thế giới, nhưng nhờ có 2 thành tích đáng nể là định cư cho một triệu đồng bào miền Bắc chạy trốn chế độ Cộng sản và thực hiện cuộc cải cách điền địa đầy thành công tốt đẹp (chứ không đẫm máu như cuộc cải cách ruộng đất của ông Hồ), Tổng thống Diệm đã được chính Tổng thống Eisenhower đón tận chân cầu thang phi cơ với đầy đủ lễ nghi. Trên đường về Toà Bạch ốc, hai vị đã được dân chúng thủ đô đứng chen nhau trên các đại lộ, trên các ban công nhà chọc trời tung hoa, vẫy cờ. Tổng thống Diệm còn được vinh dự đọc diễn văn tại Quốc hội Lưỡng viện Hoa Kỳ và sau đó nhận được sự viện trợ dồi dào của Mỹ để xây dựng đất nước an cư lạc nghiệp (điều mà lịch sử ngày càng công nhận).
Chủ tịch nước CSVN Trương Tấn Sang vừa dẫn đoàn đại biểu cấp cao khoảng 200 người sang Hoa Kỳ, để tăng cường bang giao với chính phủ Mỹ. Tham dự đoàn đặc biệt có Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Công an Tô Lâm, Thứ trưởng Nội vụ kiêm Trưởng ban Tôn giáo Phạm Dũng, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc cùng 5 đại diện tôn giáo.
Khi đến một nước khác để thiết lập hay tăng cường bang giao, đại diện quốc gia thường đem theo một số thành tích về mặt chính trị, kinh tế, xã hội, nhân quyền…. cho dễ bề thương lượng và được đối tác nể trọng.
Lấy ví dụ bà Aung San Suu Kyi, một thủ lãnh chính trị hàng đầu của Miến Điện. Khi đến thăm Tổng thống Mỹ hồi tháng 9 năm 2012, dù mới ra khỏi tù, nhưng bà đã mang theo mình nhiều thành tích đáng nể: Giải Nobel Hòa bình (chưa kể Giải Rafto, Giải Sakharov, Giải Jawharlal Nehru và Giải Simón Bolívar), 15 năm trời bị quản thúc tại gia vì đấu tranh cho dân chủ và nhất là dự án chính trị tương lai cho toàn dân Miến mà bà sắp thực hiện với Tổng thống Thein Sein. Chính vì thế bà đã được Tổng thống Obama và dân chúng Hoa Kỳ tiếp đón rất trọng thể, được mời phát biểu trước các dân biểu nghị sĩ, tại đây bà đã được trao tặng Huy chương Vàng Quốc hội, vinh dự cao quý nhất mà cơ quan lập pháp Hoa Kỳ dành cho một nhân vật dân sự. Hiện nay chính phủ Mỹ đang dốc toàn lực hỗ trợ Miến Điện khôi phục nền kinh tế và nền dân chủ. Dĩ nhiên dân Miến đã rất hãnh diện về vị nữ lãnh tụ này của họ.
Người ta cũng nhớ lại chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm tháng 5-1957 mà hãnh diện cho một nước Việt Nam Cộng Hoà son trẻ ngày ấy. Dù là nguyên thủ một nước nhỏ, chưa mấy tiếng tăm trên thế giới, nhưng nhờ có 2 thành tích đáng nể là định cư cho một triệu đồng bào miền Bắc chạy trốn chế độ Cộng sản và thực hiện cuộc cải cách điền địa đầy thành công tốt đẹp (chứ không đẫm máu như cuộc cải cách ruộng đất của ông Hồ), Tổng thống Diệm đã được chính Tổng thống Eisenhower đón tận chân cầu thang phi cơ với đầy đủ lễ nghi. Trên đường về Toà Bạch ốc, hai vị đã được dân chúng thủ đô đứng chen nhau trên các đại lộ, trên các ban công nhà chọc trời tung hoa, vẫy cờ. Tổng thống Diệm còn được vinh dự đọc diễn văn tại Quốc hội Lưỡng viện Hoa Kỳ và sau đó nhận được sự viện trợ dồi dào của Mỹ để xây dựng đất nước an cư lạc nghiệp (điều mà lịch sử ngày càng công nhận).
Với đoàn đại biểu hùng hậu gồm nhiều quan chức to lớn thuộc nhiều bộ nói trên, Trương Tấn Sang đã đem qua Mỹ những thành tích nào?
Trên phương diện kinh tế, phải chăng là sự vỡ nợ của của các tổng công ty, đại tập đoàn, sự xóa sổ của hàng trăm ngàn doanh nghiệp, sự rỗng túi của các ngân hàng, sự đóng băng của ngành địa ốc, sự điêu đứng cuộc sống của hàng chục triệu người dân?
Trên phương diện chính trị, thành tích đó phải chăng là sự đứng dậy đòi đất nhà của nông dân, đòi lương tiền của công nhân, đòi phản biện của các nhà trí thức, đòi dân chủ của các nhà đối kháng, đòi tự do của toàn dân hết thảy? Phải chăng là sự đàn áp ngày càng khốc liệt của bạo lực hành chánh và bạo lực vũ khí đối với giới đối kháng tố cáo tội ác chế độ, đối với giới tín đồ muốn tự do sống đức tin, đối với những công dân yêu nước chống quân xâm lược, đối với những tù nhân tuyệt thực để được tôn trọng quyền làm người?
Trên phương diện an sinh xã hội, thành tích đó phải chăng là nạn viên chức ngang nhiên đòi hối lộ, nạn công an cướp bóc được thăng tướng tá, nạn côn đồ lộng hành phố phường, nạn thức ăn nhiễm độc tràn lan, nạn trẻ em chết vì vaccine tiêm chủng, nạn bệnh nhân chen chúc trong bệnh viện, nạn học sinh du đãng, nạn sinh viên bán thân, nạn thầy cô tống tiền và tống tình?
Trên phương diện ngoại giao, thành tích đó phải chăng là 10 văn kiện đầu hàng Tàu cộng mà chính Trương Tấn Sang vừa ký còn chưa ráo mực; là Tuyên bố chung bày tỏ sự hợp tác toàn diện, thần phục trọn vẹn, đồng thuận mù quáng với kẻ thù truyền kiếp của Dân tộc; là thái độ dửng dưng bỏ mặc dân mình cho kiểm ngư Tàu cướp phá, công nhân Tàu quấy rối, doanh nhân Tàu chèn ép, thương lái Tàu lừa gạt?....
Trên phương diện kinh tế, phải chăng là sự vỡ nợ của của các tổng công ty, đại tập đoàn, sự xóa sổ của hàng trăm ngàn doanh nghiệp, sự rỗng túi của các ngân hàng, sự đóng băng của ngành địa ốc, sự điêu đứng cuộc sống của hàng chục triệu người dân?
Trên phương diện chính trị, thành tích đó phải chăng là sự đứng dậy đòi đất nhà của nông dân, đòi lương tiền của công nhân, đòi phản biện của các nhà trí thức, đòi dân chủ của các nhà đối kháng, đòi tự do của toàn dân hết thảy? Phải chăng là sự đàn áp ngày càng khốc liệt của bạo lực hành chánh và bạo lực vũ khí đối với giới đối kháng tố cáo tội ác chế độ, đối với giới tín đồ muốn tự do sống đức tin, đối với những công dân yêu nước chống quân xâm lược, đối với những tù nhân tuyệt thực để được tôn trọng quyền làm người?
Trên phương diện an sinh xã hội, thành tích đó phải chăng là nạn viên chức ngang nhiên đòi hối lộ, nạn công an cướp bóc được thăng tướng tá, nạn côn đồ lộng hành phố phường, nạn thức ăn nhiễm độc tràn lan, nạn trẻ em chết vì vaccine tiêm chủng, nạn bệnh nhân chen chúc trong bệnh viện, nạn học sinh du đãng, nạn sinh viên bán thân, nạn thầy cô tống tiền và tống tình?
Trên phương diện ngoại giao, thành tích đó phải chăng là 10 văn kiện đầu hàng Tàu cộng mà chính Trương Tấn Sang vừa ký còn chưa ráo mực; là Tuyên bố chung bày tỏ sự hợp tác toàn diện, thần phục trọn vẹn, đồng thuận mù quáng với kẻ thù truyền kiếp của Dân tộc; là thái độ dửng dưng bỏ mặc dân mình cho kiểm ngư Tàu cướp phá, công nhân Tàu quấy rối, doanh nhân Tàu chèn ép, thương lái Tàu lừa gạt?....
Với những “thành tích” ngược như thế, mà hành pháp Mỹ vừa tự mình biết rõ vừa được lập pháp và đồng bào tỵ nạn cho hay qua bao cuộc họp báo, bao thỉnh nguyện thư trước đó, chẳng lạ gì mà Trương Tấn Sang cùng bầu đoàn thê tử đã được Hoa Kỳ chào đón hết sức “đặc biệt”, đặc biệt chưa từng thấy!
Không thảm đỏ, không hoa kèn, không duyệt đội quân danh dự, không đại bác chào mừng, không trưng cờ hai nước, không đông đảo dân chúng tụ tập hoan hô, không có chỗ để phóng viên đứng chụp hình, không viên chức cao cấp nào từ phía Hoa Kỳ ra nghênh tiếp ngoại trừ viên đại sứ Mỹ ở Hà Nội. Không được lưu trú nhà khách quốc gia (phái đoàn phải thuê khách sạn gần Sứ quán Trung Cộng), không được khoản đãi đại tiệc quốc yến (chỉ được ngoại trưởng John Kerry mời một bữa ăn xoàng).
Đến Tòa Bạch ốc, vừa chẳng thấy cờ 2 nước bắt chéo như lẽ ra lễ tân phải thế, lại còn bị bọn “đế quốc chết tiệt” chơi khăm bằng cách cho phái đoàn đi ngang qua hàng ngàn đồng bào tỵ nạn Cộng sản đang “dàn chào” với cờ vàng ngạo nghễ trùng điệp, với biểu ngữ tố cáo giăng đầy, với tiếng hô phản đối vang dội (chưa kể việc bà Lý Lệ Hoa cầm băng-rôn biểu tình và trao đơn đòi đất ngay trong khách sạn phái đoàn thuê ở).
Gặp Tổng thống Mỹ quá thời lượng ấn định khiến ông ta phải sốt ruột, lấy giấy gì đó ra đọc, kéo tay áo cho nhìn mặt đồng hồ. Gặp ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry trong buổi tiếp tân tại Bộ Ngoại giao, thì lại bị ông này dí dỏm so sánh tiểu sử bản thân với tiểu sử “quốc khách” từ 1966, 1969, 1984… cho tới nay, như thể ông ta mới là đồng vai đối tác với anh Tư chủ tịch. Cuối cùng, các hãng tin truyền thanh truyền hình hàng đầu thế giới như CNN, CBS, ABC cũng chẳng thèm loan tin, bình luận về “chuyến đi lịch sử” này!
Không thảm đỏ, không hoa kèn, không duyệt đội quân danh dự, không đại bác chào mừng, không trưng cờ hai nước, không đông đảo dân chúng tụ tập hoan hô, không có chỗ để phóng viên đứng chụp hình, không viên chức cao cấp nào từ phía Hoa Kỳ ra nghênh tiếp ngoại trừ viên đại sứ Mỹ ở Hà Nội. Không được lưu trú nhà khách quốc gia (phái đoàn phải thuê khách sạn gần Sứ quán Trung Cộng), không được khoản đãi đại tiệc quốc yến (chỉ được ngoại trưởng John Kerry mời một bữa ăn xoàng).
Đến Tòa Bạch ốc, vừa chẳng thấy cờ 2 nước bắt chéo như lẽ ra lễ tân phải thế, lại còn bị bọn “đế quốc chết tiệt” chơi khăm bằng cách cho phái đoàn đi ngang qua hàng ngàn đồng bào tỵ nạn Cộng sản đang “dàn chào” với cờ vàng ngạo nghễ trùng điệp, với biểu ngữ tố cáo giăng đầy, với tiếng hô phản đối vang dội (chưa kể việc bà Lý Lệ Hoa cầm băng-rôn biểu tình và trao đơn đòi đất ngay trong khách sạn phái đoàn thuê ở).
Gặp Tổng thống Mỹ quá thời lượng ấn định khiến ông ta phải sốt ruột, lấy giấy gì đó ra đọc, kéo tay áo cho nhìn mặt đồng hồ. Gặp ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry trong buổi tiếp tân tại Bộ Ngoại giao, thì lại bị ông này dí dỏm so sánh tiểu sử bản thân với tiểu sử “quốc khách” từ 1966, 1969, 1984… cho tới nay, như thể ông ta mới là đồng vai đối tác với anh Tư chủ tịch. Cuối cùng, các hãng tin truyền thanh truyền hình hàng đầu thế giới như CNN, CBS, ABC cũng chẳng thèm loan tin, bình luận về “chuyến đi lịch sử” này!
Với những “thành tích” âm như thế, nói trắng ra là đi với hai tay không, Trương Tấn Sang đương nhiên trở về tay không. Dù cả ông Chủ tịch và ông Tổng thống đã có một Tuyên bố chung, nhưng theo các nhà phân tích, đó chỉ là những ngôn từ ngoại giao, chẳng đem lại một kết quả gì đáng kể, đáng khoe, đáng tự hào. Chuyến công du Mỹ của người đứng đầu nhà nước CSVN đã hoàn toàn thất bại!
Ngoài việc nhận được một lời hứa từ nguyên thủ cường quốc Hoa Kỳ sẽ xem xét cho VN gia nhập TPP (Hiệp ước Đối tác xuyên Thái bình dương) vào cuối năm nay, Trương chủ tịch không còn cái gì đem về khi Mỹ đã quá nắm rõ tình hình chính trị kinh tế xã hội VN hiện thời. Về kinh tế chỉ là một hứa hẹn sẽ công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Nhưng hứa hẹn này còn lệ thuộc nhiều điều kiện về nhân quyền, những điều kiện mà đồng bào Việt tại Mỹ và các nghị sĩ dân biểu thân hữu của tự do đang ngày càng thôi thúc ông Obama phải áp đặt, còn lệ thuộc việc Hà Nội có tiếp tục o bế các công ty xí nghiệp quốc doanh làm ăn bết bát, triền miên thua lỗ, liên tục tham nhũng hay không.
Về quân sự Mỹ không bán khí tài và quân cụ. Bán làm sao được khi Hà Nội vừa ký với Bắc Kinh (trong chuyến công du của Trương Tấn Sang) thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa hai bộ quốc phòng và hai bộ công an, giữa hai lực lượng công an và quân đội. Bán để Ba Đình chuyển giao kỹ thuật quân sự của Mỹ (đứng hàng đầu thế giới) cho Trung Nam Hải sao? Bán để công an và quân đội tiếp tục đàn áp nhân dân dễ dàng hơn sao? Ngoại trừ lúc lâm vào những khúc quanh lịch sử (cần vẽ lại bản đồ thế giới chẳng hạn), đời nào Mỹ chịu bán vũ khí chiến lược cho những đối tác tầm sàn lại đang là đối tác chiến lược tầm đỉnh của tay nuôi mộng bá quyền đồng thời là vua hàng nhái?
Về quốc phòng, Mỹ không ký kết bất cứ văn kiện nào cam kết sẽ hỗ trợ VN khi Hà Nội mong muốn họ sẽ đảm bảo an ninh khu vực bao gồm Biển Đông và Biển Nhật Bản. Bởi lẽ Mỹ đã quá thấy rõ: đang khi Philippin dù nhỏ và yếu hơn, vẫn can đảm chống lại Tàu trên biển cả, kiện cáo Tàu ra quốc tế, còn Việt Nam thì bên ngoài chỉ biết chống Tàu bằng nước bọt, la làng nghe có vẻ ỏm tỏi, nhưng bên trong hoàn toàn đầu phục quỵ lụy vì khiếp nhược, thậm chí đồng lõa và hỗ trợ Tàu thực hiện giấc mộng Đại Hán, bá chủ hoàn cầu, để mình (tức đảng CS, cùng chung tổ Mác-Lê) cũng được trường tồn và hưởng lợi trong thân phận thái thú, bầy tôi. Vô số văn bản và sự kiện chứng tỏ điều này!
Cái gọi là “quan hệ đối tác toàn diện” (nhắc lại 7 lần trong Tuyên bố chung, thay vì “quan hệ đối tác chiến lược” mà Việt Nam đã dại dột đặt ra trước với Tàu rồi) tưởng ngon lành, hóa ra chỉ là một thứ quan hệ chung chung, hời hợt, cái gì cũng dính chút chút trên mặt chính trị và ngoại giao, kinh tế và thương mại, khoa học và công nghệ, giáo dục và văn hóa, môi trường và y tế, quốc phòng và an ninh, du lịch và thể thao, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền.
Ngoài việc nhận được một lời hứa từ nguyên thủ cường quốc Hoa Kỳ sẽ xem xét cho VN gia nhập TPP (Hiệp ước Đối tác xuyên Thái bình dương) vào cuối năm nay, Trương chủ tịch không còn cái gì đem về khi Mỹ đã quá nắm rõ tình hình chính trị kinh tế xã hội VN hiện thời. Về kinh tế chỉ là một hứa hẹn sẽ công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Nhưng hứa hẹn này còn lệ thuộc nhiều điều kiện về nhân quyền, những điều kiện mà đồng bào Việt tại Mỹ và các nghị sĩ dân biểu thân hữu của tự do đang ngày càng thôi thúc ông Obama phải áp đặt, còn lệ thuộc việc Hà Nội có tiếp tục o bế các công ty xí nghiệp quốc doanh làm ăn bết bát, triền miên thua lỗ, liên tục tham nhũng hay không.
Về quân sự Mỹ không bán khí tài và quân cụ. Bán làm sao được khi Hà Nội vừa ký với Bắc Kinh (trong chuyến công du của Trương Tấn Sang) thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa hai bộ quốc phòng và hai bộ công an, giữa hai lực lượng công an và quân đội. Bán để Ba Đình chuyển giao kỹ thuật quân sự của Mỹ (đứng hàng đầu thế giới) cho Trung Nam Hải sao? Bán để công an và quân đội tiếp tục đàn áp nhân dân dễ dàng hơn sao? Ngoại trừ lúc lâm vào những khúc quanh lịch sử (cần vẽ lại bản đồ thế giới chẳng hạn), đời nào Mỹ chịu bán vũ khí chiến lược cho những đối tác tầm sàn lại đang là đối tác chiến lược tầm đỉnh của tay nuôi mộng bá quyền đồng thời là vua hàng nhái?
Về quốc phòng, Mỹ không ký kết bất cứ văn kiện nào cam kết sẽ hỗ trợ VN khi Hà Nội mong muốn họ sẽ đảm bảo an ninh khu vực bao gồm Biển Đông và Biển Nhật Bản. Bởi lẽ Mỹ đã quá thấy rõ: đang khi Philippin dù nhỏ và yếu hơn, vẫn can đảm chống lại Tàu trên biển cả, kiện cáo Tàu ra quốc tế, còn Việt Nam thì bên ngoài chỉ biết chống Tàu bằng nước bọt, la làng nghe có vẻ ỏm tỏi, nhưng bên trong hoàn toàn đầu phục quỵ lụy vì khiếp nhược, thậm chí đồng lõa và hỗ trợ Tàu thực hiện giấc mộng Đại Hán, bá chủ hoàn cầu, để mình (tức đảng CS, cùng chung tổ Mác-Lê) cũng được trường tồn và hưởng lợi trong thân phận thái thú, bầy tôi. Vô số văn bản và sự kiện chứng tỏ điều này!
Cái gọi là “quan hệ đối tác toàn diện” (nhắc lại 7 lần trong Tuyên bố chung, thay vì “quan hệ đối tác chiến lược” mà Việt Nam đã dại dột đặt ra trước với Tàu rồi) tưởng ngon lành, hóa ra chỉ là một thứ quan hệ chung chung, hời hợt, cái gì cũng dính chút chút trên mặt chính trị và ngoại giao, kinh tế và thương mại, khoa học và công nghệ, giáo dục và văn hóa, môi trường và y tế, quốc phòng và an ninh, du lịch và thể thao, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền.
Thật ra, người Cộng sản không phải không biết đi ra quốc tế cần phải có thành tích. Nhưng với não trạng bạo lực, đầu óc thống trị, tâm địa cường quyền, họ chỉ nghĩ thành tích đó chính là các chiến thắng về quân sự, các cuộc thôn tính bằng vũ trang, đang khi thế giới văn minh ngày càng dị ứng và khinh bỉ các thành tích cơ bắp và máu me đó.
Đi đâu họ cũng tự hào đã “đánh thắng hai đế quốc sừng sỏ” trong khi nhân dân và nhân loại ngày càng thấy cuộc chiến chống Pháp chỉ là thủ đoạn tiêu diệt các lực lượng quốc gia yêu nước, cuộc chiến chống Mỹ chỉ là mưu đồ thôn tính một quốc gia tự do dân chủ nơi có đồng bào của họ. Não trạng “thành tích bạo lực” này còn mãi tới hôm nay, khi đảng và nhà cầm quyền CS không ngừng “chiến đấu” chống lại nhân dân mình bằng những luật lệ trấn áp (HP 1992 sửa đổi, Luật mới (như cũ) về đất đai, Nghị định 72 về internet, các điều 79, 88, 258 trong Bộ luật Hình sự…), bằng những tòa án bất công và bất chính (xử Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải, Đoàn Văn Vươn, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Xuân Nghĩa, Đinh Nguyên Kha, 14 sinh viên xứ Nghệ…), bằng những trò sách nhiễu, hăm dọa, đánh đập, cầm tù (đối với nông dân, công nhân, tín đồ, trí thức, nhà dân chủ…), bằng những chủ trương bóc lột đến tận xương tủy dân nghèo cách trắng trợn.
Nhưng với bản tính con người và với văn minh hiện đại vốn dị ứng với gian dối và bạo lực, những chế độ sính “thành tích đàn áp” đó được ai chơi với và có tồn tại mãi chăng?
BBT Bán Nguyệt San Tự Do Ngôn Luận
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét