Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




HIỂU LẦM VÀ KHẢ NĂNG CHIẾN LƯỢC TÁI CÂN BẰNG CỦA HOA KỲ

Brad Glosserman, EAF
Thùy Dương chuyển ngữ, 
19-08-2013

Một tuần vừa qua, các cuộc họp ở Đài Bắc đã bộc rõ ra các vấn đề và bất đồng lớn trong việc đi tìm ý nghĩa thực sự và nội dung của chính sách ‘tái cân bằng’ của Hoa Kỳ ở Châu Á. Ở mức độ nghiêm trọng hơn, các tranh cãi bất đồng lại nảy ra rõ hơn giữa những người Mỹ đến thăm Đài Loan, chứ không phải giữa những người Đài Loan. Qua việc phân thích những điểm bất hòa này, chúng đã tiết lộ cho thấy động thái thực sự quan trọng trong suy nghĩ của Hoa Kỳ về châu Á, điều này sẽ làm xấu đi sự hiện diện của Hoa Kỳ tại khu vực này bất chấp những gì họ nói: Tất cả những quan sát viên, những người tham gia cuộc họp, đều thấy khu vực châu Á như một võ đài phân tranh, đối đầu để đạt được quyền lực giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.  

Các cuộc tranh luận về vấn đề cần bằng quyền lực của Hoa Kỳ tại châu Á đều xoay quanh hai điểm đáng quan tâm. Một là liệu Hoa kỳ có thực sự nhất tâm thực hiện chính sách, chịu đựng và đối mặt với vấn đề ngân sách khó khăn và khủng hoảng diễn ra khắp nơi trên thế giới hay không. Hai là liệu các chinh sách thực hiện để tái cân bằng quyền lực ở châu Á có thực sự bao gồm Trung Quốc và cả tính khả thi của chính sách này? Câu trả lời cho vấn đề thứ nhất là “có nhưng không hẳn”; và vấn đề thứ hai là “không đúng hòan toàn”.

Thời gian sẽ cho câu trả lời xác đáng nhất cho cả hai vấn đề, nhưng trước mắt chúng ta có thể thấy các lôgic hiện tại sẽ hỗ trợ và tìm lời giải đáp cho mỗi câu hỏi. Các động thái của Hoa Kỳ trong nỗ lực cải thiện và tăng cường sự hiện diện, ảnh hưởng của Washington tới khu vực năng động nhất trên thế giới sẽ tác động tới lợi ích lâu dài của đất nước và tác động tới địa chính trị. Sự ràng buộc của Hoa Kỳ với châu Á đã được thiết lập, một vị trí mang lại ý nghĩa hơn rất nhiều khi so với mối quan hệ hơn 200 năm của Hoa Kỳ với châu Á.

Trong khi đó, Hoa Kỳ đã hợp tác với Trung Quốc hơn ba thập kỷ qua, Hoa Kỳ đã và đang có các hành động lớn hơn để cấp vốn, tạo ra các giá trị thương mại và tư vấn kinh tế, giúp cho Trung Quốc có một đòn bẩy tốt để tăng trưởng. Mục tiêu chính trong một loạt các nỗ lực hợp tác của Hoa Kỳ với Trung Quốc là tạo sự thuận lợi cho các đóng góp của Bắc Kinh nhằm duy trì trật tự toàn cầu. Hàng trăm tỷ USD được đưa ra để đầu tư, thương mại, các cam kết về ngoại giao, cam kết quân sự của Hoa Kỳ cho Trung Quốc không hề hoang phí, các nỗ lực trên được thiết lập, trải dài trên các phạm vi khác nhau, thiết lập thành một chính sách ngăn chặn.

Các tranh cãi đang diễn ra tập trung vào mục tiêu thực sự của Hoa Kỳ nhằm kiểm soát sự trỗi dậy của Trung Quốc và bảo vệ ưu thế khu vực của mình không hề đúng với thực tế.  Nội dung trong các bài phát biểu của giới quan chức, các chính sách của Hoa Kỳ về việc tái cân bằng quyền lực từ khi Hoa Kỳ đưa vấn đề này ra lần đầu tiên, các cuộc đàm thoại trao đổi với các nhà hoạch định về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và tính khả thi của các chính sách đó trong suốt hai năm vừa qua đã làm rõ rằng, ý định của Hoa Kỳ không đơn giản như vậy. Hơn nữa, chính sách đối đầu toàn diện sẽ làm suy yếu các ý định sau này của Hoa Kỳ bằng việc gây thù địch với các nước trong khu vực, khi các nước này đối mặt với việc buộc phải lựa chọn giữa Washington hoặc Bắc Kinh, điều tiên quyết hơn hết là các nước này phải đối mặt thù địch với Bắc Kinh.

Có vài lời phát biểu khẳng định rằng nếu có bất kỳ sự không chắc chắn nào về chính sách của Hoa Kỳ đối với châu Á thì việc này phản ánh thông tin liên lạc kém cõi của các quan chức Mỹ. Điều đó không chính xác. Thông  điệp ở đây không hoàn toàn rõ ràng. Thay vào đó, các bộ óc duy thực bảo thủ của cả Mỹ và Trung Quốc đang chi phối và gây ra khó khăn cho cả hai bên.  (Và tất nhiên các nhà duy thực bảo thủ của Trung Quốc nhiều hơn và nhiệt tình hơn so với Mỹ.)

Nhưng ở thời điểm hiện tại, đã có những phản biện khá tích cực từ Đài Bắc. Trong nhiều năm trở lại đây, đây là lần đầu tiên các cuộc tranh luận bị kìm chế không phải bởi thế cân bằng quân sự mà bởi khả năng ngoại giao kinh tế đầy mạnh mẽ của Đài Loan với thế giới. Đài Loan đã bắt đầu thúc đẩy ký kết một thỏa thuận hợp tác kinh tế mới với Tân Tây Lan, thỏa thuận đầu tiên với lời hứa thúc đẩy kinh tế phát triển trong tương lai. Lẽ dĩ nhiên không đơn thuần Đài Loan chỉ giao hảo với một nước duy nhất, hiệp ước đó đã tạo đà và tạo cơ hội cho nhiều lợi ích trên các lĩnh vực khác nhau. Ở thời điểm hiện tại, chúng ta có thể thấy một điều chắc chắn đang diễn ra là Đài Bắc đang trong những giai đoạn cuối cùng để ký kết một thỏa thuận tương tự với Singapore. Chính phủ Đài Loan còn cho biết thêm họ đang đàm phán một hiệp định tự do thương mại với Ấn Độ, Indonesia và cũng bắt đầu nghiên cứu tính khả thi để ký kết một hiệp ước tương tự với Philippines.

Một số ý kiến trái chiều cho rằng các giao dịch hay ký kết mới chỉ là phần nhỏ, hoặc quá nhỏ để tạo ra các khác biệt lớn. Nhưng giới chuyên môn ủng hộ thì phản bác lại rằng ý nghĩa thực sự của các ký kết đó rất lớn: Các thỏa thuận này giúp Đài Loan tái hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu và nhắc nhở thế giới về sự hiện diện và các tiềm năng thực sự của Đài Bắc. Chúng giúp chống lại quan điểm cho rằng Đài Loan bụôc phải sát nhập vào Trung Quốc, và điều đó không thể chối cãi.

Trong thời gian vừa qua, giới chuyên môn đã được nghe và thấy rằng, cả hai bên bờ eo biển đều tin rằng chiến thắng sẽ thuộc về họ, vấn đề còn lại chỉ là thời gian. Nhiều người Đài Loan tin rằng họ có sự lựa chọn, phần còn lại của thế giới sẽ thấy họ là một nước độc lập, không phải là một phần phụ hoặc một tỉnh ly khai của Trung Quốc.

Suy nghĩ và hành động của Đài Loan trong thời gian vừa qua đã tạo những hiệu ứng khá tốt và quan trọng, bởi trong quá khứ, tình hình cho thấy vấn đề chỉ là thời gian trước khi Trung Quốc nuốt chửng Đài Loan hoặc bằng biện pháp quân sự, hoặc bằng chính sách ngoại giao hay thậm chí tạo ra các kìm kẹp phong tỏa kinh tế.

Các động thái và suy nghĩ trên khá tương đồng với chính sách “tái cân bằng” của Hoa Kỳ. Washington nhấn mạnh rằng, trước tiên họ sẽ sử dụng các biện pháp ngoại giao, sau đó là kinh tế, và cuối cùng – dù muốn hay không – họ sẽ dùng quân đội để gây ảnh hưởng. Điều đó không có nghĩa Hoa Kỳ chỉ đơn thuần tăng cường sức mạnh để gây ảnh hưởng với Trung Quốc trên các lĩnh vực và cấp độ khác nhau. Thay vào đó, Hoa Kỳ đang tập trung vào phát triển kinh tế để cải thiện tài sản quốc gia.

Đài Loan không hoàn toan chấp nhận chính sách trên, và họ đang có khá nhiều động thái cũng như cố gắng sử dụng giao dịch kinh tế để tạo ra ảnh hưởng ngoại giao của mình. Không hề có lý do rằng Hoa Kỳ không thể thành công trong việc sử dụng ngoại giao kinh tế để kiểm soát sức mạnh và ảnh hưởng của họ trên toàn khu vực châu Á.


© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC  


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét