Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




CỎ ĐUÔI CHỒN, TẮC KÈ VÀ VẸM

Cậu Bảy Thiêm
4-08-2013

Vụ thứ trưởng Việt cộng Nguyễn Thanh Sơn nói nhảm đã làm bà con trên mạng chú ý cả tuần qua. Thiên hạ chửi ông ta đã nhiều, tuy chả oan nhưng nghĩ cũng tội nghiệp, ông ta chỉ có tội ngu! Làm ngoại giao mà chả có chút kiến thức gì về tâm lý, con người hay quốc gia mình đang tiếp xúc! Ngu nhất là "thực hiện nghị quyết 36" mà nhờ tay những kẻ vô liêm sỉ, trở cờ, cơ hội mà đồng bào hải ngoại khinh bỉ đã lâu.

Bài viết này đề cập đến hạng cỏ đuôi chồn ấy; tuy cũ mà vẫn còn tính thời sự vì bọn chúng càng ngày càng trở nên trân tráo hơn.

                              *********************************************
Cuối mùa hè.

Mấy hôm nay trời Nam California trở nên nóng gắt, lại hơi ẩm vì ảnh hưởng của cơn bão hình thành ngoài biển Thái bình dương. Đối với cái nghề cắt cỏ của Caubay thì các cơn nắng hạ là bạn đồng hành đáng ghét, chẳng hề thơ mộng chút nào. Chiều nay cũng thế, trời nắng chang chang đến rát da người, Caubay sau khi "đánh" xong cái vườn của nàng tóc vàng Kimberly liền dông tuốt về nhà. Bước vào cửa, mồ hôi nhễ nhại, thấy Mobay nhoẻn miệng cười rất tươi làm Caubay cảm thấy khỏe đi cũng được đôi phần, lại vốn sính thơ, bèn bắt chước mấy anh hề trên sân khấu, ứng khẩu sửa lời mấy câu thơ của Tố Hữu:

Từ ấy trong tôi rầu nắng hạ
Mặt trời nóng rát cháy qua da
Người tôi là cả vườn hoa lá
Rất đượm "hương", xin mợ đứng xa!

Mobay nghe lời trần tình lấy làm cảm động, chạy vội vào bếp lấy chai Bud, mở nắp đưa cho Caubay và âu yếm nói:

- Anh "thơm" từ lâu rồi chứ đâu phải mới mẻ gì mà khách sáo! Thôi uống đi cho khỏe, rồi cho em hỏi thăm chút chuỵện.

Có tật thì hay giật mình. Những ngày sống với "cách mạng" Caubay đã hiểu được cách nói lấp lửng đó của mấy anh công an, nên lần này nghe Mobay đòi "hỏi thăm chút chuyện" mà trong lòng cảm thấy bất an. Len lén nhìn xuống áo quần coi lại trong cái...vườn hoa lá của mình có sợi tóc vàng nào vương vãi một cách vô ý hay không, rồi nhấp một hơi bia cho dạn miệng, Caubay hỏi:

- Chuyện gì đó em?

-Anh mần nghề cắt cỏ đã lâu, chắc anh rành hết mọi loại cỏ phải không anh?

- Còn phải hỏi!

- Vậy anh có biết cỏ đuôi chồn nó ra làm sao không anh?

Tưởng gì! Caubay vốn gốc nhà quê, ngày bữa gì thứ đó. Bấy lâu nay hành nghề bên xứ Mỹ, cỏ đuôi chồn là địch thủ lợi hại, là kẻ thù không khoan nhượng thì lẽ nào không biết. Sẵn tự tin ở khả năng chuyên môn của mình, Caubay mạnh dạn nói:

-Thì loại cỏ đó nó có hình dạng giống như đuôi con chồn. Tên Mỹ là foxtail grass. Khoa học mà nói thì cỏ đuôi chồn thuộc họ Setaria đó. Thứ cỏ này ở quê anh nhiều lắm, bên Mỹ lâu lâu cũng thấy.

- Nói tiếng Việt đi anh. Tiếng Anh của anh nghe lạ và khó hiểu lắm.

- Vậy chớ em muốn lấn sân, đổi nghề đi cắt cỏ hay sao mà tìm tòi như thế?

- Đừng ham! Số là em mới nói chuyện phôn với chị Mì- seo trên Orange County chiều nay. Chỉ nói rằng lóng gày trong cộng đồng tỵ nạn mình, nhất là ở vùng Little Saigon, xuất hiện loại cỏ đuôi chồn nhiều lắm.

Caubay tính phổng phêu, hiểu ba chớp ba nháng, dốt mà lại ưa khoe là người thông thái, bèn giải thích nghe rất có tình quê hương sặc mùi khế ngọt như vầy:

- Em ơi, anh nghe quốc văn khoa giáo thư nói rằng quê hương là nơi đẹp nhất cho nên…

- Đừng nói sảng anh. Khoa giáo với giáo khoa khác nhau một trời một vực!

- Thì anh có tí bia, nói lộn chút đỉnh mà sao em khó quá. Thôi để anh giải thích cho em nghe cái vấn nạn cỏ đuôi chồn.
Hồi bỏ nước ra đi đồng bào mình ai cũng luyến tiếc quê hương nên ai nấy đều hốt theo nắm đất để nhớ về nơi chôn nhau cắt rún. Có lẽ vì thế mà bất cẩn mang theo giống cỏ dại này. Em đừng nói lộ ra tụi hải quan Mỹ nó làm khó cho đồng bào mình. Chắc em cũng biết chính phủ Mỹ rất kỵ sâu bọ, cỏ dại lây lan vào xứ nó lắm. Xứ người ta là xứ văn minh, sạch sẽ, không khéo nó bắt vạ cả đám đó.

- Em rành vụ đó lắm. Cộng sản, khủng bố, sâu bọ, bịnh dịch là các thứ mà người Mỹ rất quan tâm phòng ngừa, ngăn cấm. Mà anh đừng lo, đồng bào mình đâu có cố ý làm dơ bẩn xứ này. Họ cũng đã chứng minh cho người Mỹ biết là họ vô can, không chấp nhận, không dung dưỡng đồ bất nhơn, ăn hại làm xấu hổ cộng đồng đó chứ.

Caubay nghe có mùi hơi lạ, khác với mùi…cỏ, nên dè dặt hỏi:

- Sao em biết?

- Thì nghe chị Mì-seo nói đồng bào mình biểu tình hà rầm để chống loại cỏ đuôi chồn đó hổm rày.



Caubay nghe xong chợt khai trí, bật ngửa ra và tự thấy thẹn thùng vì quá méo mó nghề nghiệp. Cỏ kiết gì đâu, người đó! Khi đã lấy lại bình tĩnh, hớp thêm ngụm bia, rồi tiếp:

- Em ơi, cỏ ấy không thuộc lãnh vực chuyên môn của anh. Nó có “diện” văn học dân gian. Anh tuy không rành khoa ngôn ngữ học nhưng cũng biết sơ qua đó là cách nói dùng hình tượng để châm biếm của dân ta đó.

- Thôi anh đừng giả bộ khiêm cung mất thì giờ. Chịu khó giảng em nghe thử.

- Đứng về phương diện thưc vât học mà nói, cỏ đuôi chồn là giống cỏ mềm, thân có cộng dài và lông lá như đuôi con chồn, hễ gió chiều nào thì nó ngã theo chiều đó, không có gió thì nó đứng lên ra bề nghiêm chỉnh, thẳng thắn lắm. Loại cỏ này vô dụng, xấu xí. Dân mình có tính châm biếm rất thâm thúy nên dùng nó để ám chỉ một hạng người vô lại. Khi nói về bọn người sống không lý tưởng, không có lập trường rõ rệt và tệ hại hơn nữa là bọn phản phúc, trở cờ người ta gọi là bọn cỏ đuôi chồn. Anh đồ rằng chị bạn em nói đến vụ đồng bào mình biểu tình để chống nhóm người chạy theo tuyên truyền cho Việt cộng hổm rày trên đó.                 

Mobay nghe nói có phần phấn khích, ra mặt giận bọn bất lương:

- Tuy là đờn bà em cũng khinh bỉ hạng người anh vừa nói lắm. Vậy thì anh làm ơn nói rõ rõ cho em biết để khi nào gặp bọn đó em cho chúng mấy cái chổi chà.

- Đừng em. Thiên hạ không giỏi nhịn như anh đâu. Xứ này luật lệ rõ ràng, đừng nóng mà vi phạm pháp luật. Đây là xứ sở tự do, trong đó tự do ngôn luận rất là quan trọng…

- Chẳng lẽ hễ tự do thì ai muốn nói quàng nói xiên gì cũng được hay sao?

- Không hẳn như thế. Dù cái gì cũng có pháp luật qui định rõ ràng nhưng đã là tự do nên cũng có nhiều kẻ hở, dễ bị lợi dụng. Ngoài những điều rõ rệt như không được cổ vũ bạo lực, khuyến khích khủng bố, vi phạm thân thể cá nhân, xâm phạm tiết hạnh phụ nữ trẻ em… Những điều khác như tin theo giáo điều nào, sùng bái cá nhân nào, đều được tôn trọng, miễn là những điều đó không xúc phạm, gây hại đến cộng đồng hay cá nhân khác.

Thí dụ như nếu ai đó muốn tôn sùng Hitler, Hồ Chí Minh, Popot…hay thậm chí tin theo thầy địa Da-cát Bảy thì cứ việc đóng bệ trong nhà mà thờ. Nhưng nếu đó là những kẻ tội phạm của nhân loại đã được luật pháp quốc tế, cộng đồng nhân loại công nhận thì không ai có thể nhân danh tự do ngôn luận để cổ vũ cho chúng và đồng thời xúc phạm đến nỗi đau của nạn nhân.

Ngày nay cũng có kẻ tôn sùng Hitler nhưng họ không thể vin vào quyền tự do ngôn luận để ca tụng công đức, lòng nhân đạo của Hitler trước cộng đồng người Do Thái mà lại lên án người Do Thái biểu tình chống đối. Cũng như thế, không thể công khai ca tụng Bin Ladin trước nạn nhân vụ 9-11 của Mỹ hay Hồ chí Minh trước những người Việt tỵ nạn cộng sản. Đồng bào có quyền biểu tình, tẩy chay, phê phán bất cứ ai ca tụng ông Hồ, tiếp tay cho cộng sản. Mặt khác, cũng vì hấp thụ lối sống văn minh không ai bịt miệng bọn cỏ đuôi chồn bằng vũ lực mà chỉ kêu gọi lương tri còn sót lại của họ. Hành động đó không thể gọi là đấu tố như ông Hồ đã làm…

Mobay từ lâu đã biết suôi gia không thuận, khi đụng tới “bác” thì “cậu”... chửi dai nhách, sợ phí thì giờ nên can khéo:

- Em thông rồi. Thôi trở lại nói về cái sở học của anh là hạng cỏ đuôi chồn đi.

- Để anh đơn cử cái “biography” tiêu biểu của một trự cỏ đuôi chồn cho em dễ hiểu:

“Cậu ấm sinh ra ở miền Nam, nhỏ được chính quyền bảo vệ, cho học trường công, lớn cho đi du học. Ra nước ngoài ăn bả cộng sản, theo bọn phản chiến cho có vẻ thời thượng, học xong trốn không về nước vì sợ đi lính. Sau 30/04/1975 tưởng bở mò về, tự xưng là thành phần có công với “cách mạng”, không ngờ cách mạng là bọn răng đen mã tấu cười hềnh hệch, đòi xét lý lịch ba đời. Cậu ấm mất vía dọt ra nước ngoài trở lại, làm người “quốc gia tỵ nạn cộng sản”, viết bài, vẽ tranh … chửi bọn cộng sản là đồ “phản phúc, vô ơn”. Chửi cộng sản mãi mà không có ăn, bèn quay ra chửi lung tung để trả thù đời. Bầy nhầy nửa nạc nửa mỡ. Gần đây khi cộng sản chơi trò kiều vận, vuốt ve lại vội vã trở cờ ra mặt ton hót cộng sản để tâng công, chân trong chân ngoài về nước nhập bọn tư bản đỏ, ăn chơi hưởng thụ trên nỗi khổ của dân nghèo. Cứ như thế xiêu qua xiêu lại như ngọn cỏ đuôi chồn.”

Hạng người hèn mạt đó xuất hiện khắp nơi, mọi thời. Vì miếng ăn hay chút bả phù vinh chúng sẵn sàng luồn cúi bọn cường quyền để bức hại người dân lương thiện. Ở trong nước sau biến cố 75 hạng người này được gọi là bọn 30 tháng Tư, cái tên hàm chứa rất nhiều khinh miệt và cay đắng.

- Thật đáng phỉ nhổ anh nhỉ. Thế có dễ nhận diện bọn này không?

- Cũng tùy loại. Vì là bọn điếm nên khi bình thời cũng cần tinh mắt mới thấy. Tuy vậy do bản chất tiểu nhơn nên có chút lợi là ra mặt phản phúc, rất dễ nhận ra khi thời cuộc thay đổi. Tục ngữ có câu “cháy nhà mới ra mặt chuột”. Khi căn nhà miền Nam bị cháy năm 75 thì rất có nhiều con chuột ra mặt chạy lung tung trên đường phố, đầy ngõ hẽm. Ở trường học, công sở phường khóm bọn này hồ hởi ra mặt nịnh bợ những người chủ mới. Họ bu bám vào bọn cán bộ cộng sản, quay lưng với bạn bè đồng đội ngày xưa.

Điều đáng nói là hạng người này ai cũng khinh bỉ, ngay cả những ông chủ mới của chúng. Trong chiến tranh, những phe đối nghịch sẵn sàng giết chết nhau, nhưng sự khinh bỉ lớn nhất thường không dành cho kẻ thù, mà cho những kẻ phản phúc, cơ hội. Bọn cỏ đuôi chồn trong cộng đồng mình nay nghe có hơi gió và bắt đầu rục rịch đong đưa. Bọn đó tuy là người nhưng được xếp vào ngành “thực” vật, tức là mấy con vật ăn tạp đó.

Mobay nghe định nghĩa mới mẻ này về “thực vât học” rất lấy làm lạ, nhìn Caubay ra chiều khâm phục, hãnh diện lắm, nhẹ nhàng đưa tay vuốt vuốt vai chồng chặc lưỡi khen:

- Nói về cỏ, anh cổ kim ít có ai bì!

Caubay nghe khen đắc chí mạnh dạn sấn tới:

- Đó là về khoa thực vật học. Anh còn rành cả về động vật học nữa đó.

Mobay tròn xoe đôi mắt, thích thú hỏi:

-Thiệt hôn! Nói em nghe đi anh.

- Song song với loại cỏ đuôi chồn bên thế giới thực vật, bên ngành động vật dân mình cũng có hình tượng tương đương. Đó là giống tắc kè, có địa phương gọi là con tắc ké, hay cắc ké. Tắc kè là động vật thường thay đổi màu da theo môi trường chung quanh. Tạo hóa sinh ra chúng có khả năng như vậy để dễ ẩn nấp, tự vệ tránh những “predator” khác và cũng để dễ rình mồi. Đặc biệt loài bò sát này còn có khả năng bám. Chúng có thể bám vào bất kỳ nới đâu, dơ, sạch, nhám nhúa hay trơn tru, gục đầu xuống đất, chổng mông lên trời… Vì thế người mình thường ám chỉ những kẻ hay thay lòng đổi dạ là đồ kỳ nhông, tắc kè.

Thật ra thì so sánh như vậy cũng bất công, có phần xâm phạm danh dự cho loài bò sát này; vì loài tắc kè chỉ vì tự vệ để sinh tồn mà không làm hại đồng loại. Ngược lại bọn người phản phúc thì nạn nhân đầu tiên của chúng lại là thân nhân, bạn bè, đồng đội.

Mobay tuy phục chồng nhưng cũng còn bán tín bán nghi nên hỏi:

- Từ hồi nào tới giờ, ngoài nghề cắt cỏ, em không nghe anh có khả năng nào khác. Nay nói rành sáu câu như vậy là sẵn trớn nổ chơi hay có bằng cớ gì chăng?

- Sao lại không! Nói có sách, mách có chứng. Anh có theo cộng sản ngày nào đâu mà biết nói càn, nói láo!

Nói xong Caubay dọt lên net đọc cho Mobay nghe bài báo mà Caubay tình cờ đọc được trên web Khoa học.com.vn:

“Keo siêu dính bắt chước chân tắc kè và vẹm.
Các kỹ sư thuộc Trường ĐH Northwestern đã phối hợp khả năng bám dính của loài tắc kè và loài vẹm để chế tạo một loại keo mới có thể hoạt động trong không khí và dưới nước. Tắc kè có khả năng di chuyển dễ dàng trên đất cũng như trên tường và trần nhà: chân của chúng bám dính bề mặt nhờ những sợi lông cực nhỏ ở các đầu ngón chân. Mỗi sợi lông với đường kính 5 micron được phủ bởi hàng trăm sợi lông nano với đường kính 200 nanomét (nhỏ gấp 250 lần một sợi tóc người). Loài động vật này có vô số những “giác mút” nano cho phép chúng bám dính vào bất cứ bề mặt nào.Nhưng một khi xuống nước, tắc kè hầu như mất khả năng bám dính, như trường hợp các loại keo ở môi trường ẩm hoặc các loại băng cá nhân không còn bám dính sau khi thấm nước...”

Mobay nghe nửa chừng buột miệng nói:

-Trên đời có nhiều giống vật lạ... kỳ thiệt anh nhỉ?

Đang dán mắt vào trang web, chợt nghe tới tiếng “kỳ” làm Caubay sực nhớ tới một người, bèn dừng lại, nói:

- Có lẽ vì đặc tính đó của loài tắc kè mà dân miền Nam mình thường ví một ông cỏ đuôi chồn khác là kỳ nhông. Đó là ông Thích Cao Kỳ và người ta có ý chê ông ta có bản chất thiếu chung thủy, lừa thầy, phản bạn, thay đổi màu da lia lịa và sẵn sàng đeo bám vào chỗ dơ dáy, hôi thúi, lộn đầu xuống đất như con tắc kè khi hám lợi.

- Ôi chu cha! Anh thông thái thiệt đó. Té ra vì “sự tích ông Kỳ” mà mới có bài vè mà hồi nhỏ tụi em hay hát. Nó như vầy:

“Kỳ nhông là ông Kỳ đà.
Kỳ đà là cha cắc ké.
Cắc ké là là mẹ Kỳ nhông…” 

Ý mấy câu vè này chê giống vật này loạn, không có tôn ti trật tự kỷ cương gì cả đó anh.

-Bậy em. Đừng nói vậy mang tội coi khinh động vật. Tên loài bò sát kỳ nhông, kỳ đà, tắc ké đã có hàng ngàn năm, không phải nhờ ông Kỳ mới có. Nếu có, hoạ chăng ông Kỳ, tuy ít học nhưng giỏi tiên liệu, biết được đời mình sẽ thay đổi ra sao nên chọn tên cho dễ nhớ đó thôi.

- Em xin lỗi. Con Phật phải khác với con cắc ké chứ. Thôi đọc tiếp đi anh.

Caubay lại đọc tiếp phần cuối của bài báo:

“Các nhà nghiên cứu đã nghĩ ra sáng kiến sử dụng một loài động vật có khả năng bám dính dưới đáy nước: đó là loài vẹm. Khi phối hợp cả hai kỹ thuật, các kỹ sư đã chế tạo một vật liệu mới mang tên “geckel” (1) có thể bám dính tốt dưới nước không kém như trên bề mặt khô và có thể tách ra dễ dàng mà vẫn giữ độ bám dính khi được sử dụng lại.”

Mobay nghe xong tấm tắc khen anh ký giả nào đó to gan, viết mà không sợ phạm húy, rồi hỏi:

- Còn cái đoạn nói về con vẹm anh nghĩ sao? Có phải vì khả năng đeo bám dưới đáy nước “tuyệt vời” của nó mà dân mình gọi mượn tên Vẹm để đặt cho bọn cộng sản không anh?

- Trước đây anh có nghe nói từ Vẹm là từ chữ VM, viết tắt của Việt Minh, có ý chê bác Hồ và đồ đảng là đồ xỏ lá, bịp bợm, láo khoét. Nay qua công trình nghiên cứu này thì anh nghi rằng người ta dùng đặc tính “bám” của Việt cộng như ăn bám, bám sát trong quần chúng… để đặt tên cho sinh vật này.

Mobay không đồng ý, nói:

- Theo em thì nghĩ khác. Việt cộng được gọi là Vẹm có lẽ từ tên con vẹm này mà ra, vì có lẽ con vẹm ra đời trước; có khi cả ngàn năm, còn Việt cộng thì mới đây.

- Chưa chắc. Việt cộng tuy còn…trẻ, mới hơn nửa thế kỷ, nhưng ông tổ của chúng là giống khỉ, có cả triệu năm rồi.

"Tắc kè hoa"
  
Cãi qua cãi lại mãi cho đến tối mịt mà không ai thắng ai, cuối cùng Caumobay đành nhất trí chuyển câu hỏi đầy bức xúc này về Ban Nghiên Cứu Lịch Sử Đảng Vẹm nghiên cứu trả lời. Còn câu trả lời có đáng tin không lại là chuyện khác vì nó là xuất phát những nano cực nhỏ của loài Vẹm mà!

Câu chuyện tưởng đâu kết thúc, khi Caubay đứng dậy bước đi, Mobay chợt hỏi:

- Lóng rày bộ hết sính mần thơ rồi hả?

- Dễ gì! Mới đọc lục bát Bùi Giáng hồi hôm…

Nói xong Caubay cất tiếng ngâm nga như vầy: 

Chồn lì lấp ló cái đuôi
Lùi cơn huyễn mộng đen thui sao vàng
Tắc kè hạnh ngộ gian nan
Hóa thân thành vẹm lang thang đi về
Cuộc đời ngẫm cũng nhiêu khê
Kim Cương nàng hỡi u mê nằm vùng…

- Thôi thôi. Thôi đủ rồi ông Bùi Bảy ơi!

Mobay vừa nói, tay bịt mũi, tay xua xua như tởm lợm lắm...


San Diego, Aug 28, 2007




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét