Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




YÊU NƯỚC

Thế Việt
Tháng 5-2013

Những người Việt Nam còn lương tri đều quan tâm đến sự sống còn cuả dân tộc. Ở bất cứ nơi nào – quốc nội, hải ngoại – bằng bất cứ hình thức nào – kín đáo hoặc công khai – tất cả đều cố gắng quyết tâm nhằm giải thể chế độ toàn trị phản quốc hiện hành, hầu xây dựng một xã hội dân chủ tự do. 

Yêu nước là tình cảm đối với quê hương đất nước, cũng là động lực thúc đẩy con người đứng lên bảo vệ đất nước khi bị ngoại bang xâm chiếm. Trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay nguy cơ mất nước gắn liền với bọn cầm quyền bán nước : đảng cộng sản Việt Nam với chế độ toàn trị. Như vậy thanh toán nội thù cũng là ưu tiên cần nghiên cứu song hành với chống ngoại xâm.  


1. Lòng Yêu Nước

Yêu nuớc, một cảm xúc thiên phú ngay từ khi con người bắt đầu tiếp xúc với ngoại cảnh, phát triển theo sự trưởng thành và cuộc sống hằng ngày, là yếu tố chính tạo nên nhân cách. Lòng yêu nước hiện hữu trong mọi lứa tuổi, phái tính, giai tầng xã hội, từ ngàn xưa cho đến ngày nay. Cảm tính nhân bản nầy thề hiện bàng bạc trong văn chương, văn học, công trình nghệ thuật cuả nhiều quốc gia. Những tác phẩm nổi tiếng đều ca tụng sự trung thành với tổ quốc, chấp nhận hy sinh hạnh phúc riêng tư, kể cả sinh mạng để bảo vệ danh dự và sự sống còn cuả dân tộc. Lịch sử dân tộc với những tấm gương anh hùng, liệt sĩ, những trận chiến đánh thắng quân thù xâm lược…nảy sinh những rung động hồn nhiên, gắn chặt vào tim óc ngay từ thuở niên thiếu, không bao giờ quên trong suốt đời người.

Chủ nghiã ái quốc (patriotism) đặt nền tảng trên tình yêu trong sáng đối với tổ quốc, ý chí trung kiên phục vụ đất nước, thương mến đồng bào, bảo tồn những phong tục, truyền thống cuả dân tộc, hãnh diện về lịch sử dựng nước và giữ nuớc tiếp nối qua nhiều thế hệ. Ái quốc là mực thước cân nhắc từ những suy nghĩ và hành động trong đời sống hằng ngày đối với gia đình, bạn hữu, đoàn thể đến những quyết định can trường đưa dân tộc vượt qua những bất công cuả xã hội, giải quyết sự chậm tiến, tháo gỡ sự khống chế hoặc thống trị cuả ngoại bang để vươn lên tồn tại giữa một thế giới ngày càng cạnh tranh mãnh liệt.

Danh từ ái quốc chủ nghiã phát sinh từ tiếng Hy Lạp ‘‘Patris’’ có nghiã là ‘‘fatherland’’ tương đương với từ ngữ Việt Nam ‘‘quê cha đất tổ’’.  Tình yêu ‘‘đất tổ’’ là một ý tưởng bẩm sinh, đơn giản, đó là tình yêu đối với cảnh vật thiên nhiên như là làng mạc, đồng ruộng, núi đồi, sông ngòi, đối với những người cùng chung ngôn ngữ, văn hoá, huyết thống. Một mẫu chuyện tượng trưng kể về một cô hầu gái Nhật Bản được bà chủ sai bảo vứt bỏ rác vào một buổi sáng muà xuân. Cô hầu gái ra ngoài và trở vào khép nép thưa rằng “hôm nay tuyết phủ từ đỉnh Phú Sĩ trải rộng khắp nơi một màu trắng xoá, làm con xao xuyến không dám đặt túi rác bên ngoài sợ làm hoen ố quang cảnh thiên nhiên hùng vĩ và thanh khiết cuả nước Nhật”.

Qua kinh nghiệm và thực tế, mọi người đều đồng ý rằng người công dân yêu nước phải biết đến những vấn đề cuả quốc gia, thi hành nhiệm vụ công dân, góp phần vào sự phồn vinh cuả xã hội với tất cả năng lực. Trong bài diễn văn nhậm chức năm 1961, Tổng Thống Kennedy đã để đời câu nói : “Đừng hỏi quốc gia có thể làm gì cho anh, mà hãy hỏi anh có thể làm gì cho quốc gia” (Ask not what your country can do for you, ask what you can do for your country). Tuy nhiên con người cũng băn khoăn hoặc chưa thống nhất về tư tưởng nào, phương cách nào có thể bày tỏ lòng yêu nước một cách tốt nhất, hữu hiệu nhất. Tại những quốc gia đã có sẵn nền tảng dân chủ, tự do, tất cả những công dân yêu nước đều xác nhận rằng họ phải lên tiếng nói lớn và bày tỏ thái độ rõ ràng khi nhìn thấy đất nước đang chịu sự cai trị bất công và thiếu khôn ngoan.

2. Yêu  nước và những diễn biến

Do lòng yêu nước xuất phát từ những những bản thể chân thật, thuần hậu nên từ thuở xa xưa đã bị một số hôn quân, bạo chuá lợi dụng những tín niệm “trung quân, ái quốc” để tranh dành ngôi báu, chinh phục lẫn nhau, dân chúng phải gánh chiụ cảnh đao binh tang tóc ! Tiền bán thế kỷ 20, Quốc xã Đức, Phát xít Ý, quân phiệt Nhật với những nhân vật cuồng ngông, ngập đầy tham vọng, đề cao niềm tự hào dân tộc một cách phi nhân, tạo nên tư tưởng dân tộc quá khích đưa đến đại chiến thứ hai, nhận chìm thế giới trong cảnh hoang tàn đổ nát.

Từ những đại họa xảy ra trong lịch sử nhân loại, một số văn gia, học giả nhạy cảm qui trách vào chủ nghiã yêu nước, lên tiếng chê trách, mỉa mai. Câu nói sau đây cuả cây bút nổi tiếng được giải Nobel văn chương George Bernard Shaw (1856-1950) bao hàm ý nghiã  : “Không bao giờ có một thế giới yên bình, cho đến khi các anh đánh văng chủ nghiã yêu nước ra khỏi loài người” (You never have a quiet world till you knock the patriotism out of the human race). 

Hầu hết những nhà văn lớn tây phương tiền bán thế kỷ 20 đều có những mơ mộng tìm kiếm cho nhân loại một cuộc sống an vui đều ít nhiều bị lạc lối vào mê hồn trận cuả hệ thống đệ tam quốc tế. May mắn, một khi có dịp nhìn thấy chân tướng khủng khiếp cuả công sản họ đã bày tỏ sự hối hận . Đây là  trường hợp cuả  Andre Gide (1869-1951), văn hào giải Nobel, sau khi đươc mời tham quan Liên Bang Sô Viết đã viết nên tác phẩm “Quay về từ Liên Bang Sô Viết” (Retour de L’U.R.S.S.).

Yêu nước cũng như phụng vụ tôn giáo, vẫn thường có những rủi ro xảy ra và bị phê phán, nhưng cũng là cơ hội để những người yêu nước, cứu nước, có thêm kinh nghiệm tránh những nhầm lẫn hoặc quá khích.

3. Cộng sản quốc tế lợi dụng lòng yêu nước cuả dân tộc Việt Nam

Tình yêu quê hương đất nước là truyền thống cố hữu cuả dân tộc Việt Nam trải qua nhiều nghìn năm lịch sử, đã bị cộng sản quốc tế khai thác một cách thâm độc. Sau cơn bão lửa cuả thế chiến II, Việt Nam là điạ bàn cuả các cường quốc thi thố các thủ đoạn trong cuộc chiến tranh lạnh (cold war). Cộng sản Nga với chủ nghiã Stalin (Stalinism) -mặt nạ cuả chủng tộc East Slavic, cộng sản Tàu với chủ nghĩa Mao Trạch Đông (Maoism) – cây gậy cuả Hán tộc – cả hai Nga-Hoa đều dự mưu thôn tính thế giới, đã chỉdạy cộng sản Việt Nam xử dụng lý thuyết Marxist-Leninism làm lệch hướng lòng yêu nước qua những bài bản “yêu nước là yêu xã hội chủ nghiã”, “thế giới đại đồng”, “giai cấp đấu tranh”… Trong chế độ độc tài sắt máu cuả bọn mất trí Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp … một phần dân tộc bị đầu độc bằng tư tưởng, bị kiềm kẹp bằng tổ chức chính quyền, trở thành lính xung kích đánh thuê cho đế quốc cộng sản từ Mạc Tư Khoa rồi đến Bắc Kinh

Đầu tiên, cộng sản Việt Nam theo chân Stalin điên cuồng thủ tiêu, sát hại hàng chục ngàn người yêu nước chân chính trải dài từ Bắc vào Nam . Tiếp theo quan thầy Trung cộng hướng dẫn thảm kịch cải cách ruộng đất giết chết gần nửa triệu đồng bào từ những gia đình nông dân chất phác . Tội ác lớn nhất cuả cộng sản còn lưu lại rõ nét đến ngày nay là hành vi xuẫn động tự nguyện làm tiền đồn cuả phe xã hội chủ nghiã gây ra cuộc chiến tranh xâm chiếm miền Nam. Kể từ tháng 8 năm 1945, khi cộng sản trá hình Việt Minh cướp chính quyền cho đến sau tháng Tư năm 1975 với những trại “tập trung cải tạo”, mở đầu làn sóng người Việt ồ ạt vượt biên tị nạn chính trị, cả dân tộc bị cộng sản dìm vào biển máu với sinh mạng cuả hàng chục triệu nam, phụ, lảo, ấu từ Đồng Văn đến Cà Mâu.

Lịch sử còn ghi chép nhiều sự kiện chứng tỏ đảng cộng sản Việt Nam là một tập thể phản quốc, chỉ là một đảng bộ cuả đảng cộng sản Tàu.

Những ngày đầu tiên tại thủ đô Hà Nội (1946), dã nhân Hồ Chí Minh cuả gánh xiếc Mạc Tư Khoa đến thăm đền thờ vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Tại nơi tôn nghiêm nầy, con khỉ già láu cá đã để lộ nguyên hình tay sai đệ tam quốc tế, tức cảnh môt bài thơ với những câu còn lưu xú đến ngày nay:
“Bác đưa một nước ra nô lệ, Tôi dắt năm châu đến đại đồng”.

Trong khi ẩn náu trên vùng biên giới Cao Bằng, Hồ cũng bộc lộ sự trung thành với những thần tượng đệ nhất ác nhân thế giới, đặt tên suối Lênin, núi CácMác để tự răn dạy mình và thuộc hạ. 

Từ những huấn thị khẩu truyền cốt lõi độc hại nầy, đảng cộng sản Việt Nam triển khai giáo điều cộng sản, liên tiếp thi hành những thủ đoạn chuyên chinh bằng cái giá xương máu cuả dân tộc . 

Một văn thư của Trường Chinh, Tổng thư ký đảng Lao đông Việt Nam công bố tháng 8 năm 1951 có nhiều đoạn minh định sự cúi đầu thuần phục Trung cộng : “Vả chăng, người Trung Hoa, bạn cuả ta – mà có lẽ là thầy cuả chúng ta nữa, ta không hổ thẹn mà nhìn nhận như thế – có phải là dân tộc văn minh trước nhất hoàn cầu không?”

Hành vi bán nuớc đuợc nhìn thấy rõ  trong công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 cuả Phạm văn Đồng, Thủ tướng Việt nam Dân chủ Cộng hoà gởi Tổng lý Quốc vụ viện Trung cộng Chu Ân Lai : “ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa” . 

Đặc biệt, tên cuồng tín cộng sản Lê Duẫn công khai tuyên bố: “Chúng ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Sô, đánh cho Trung Quốc …và chúng ta đã thành công trong việc cắm lá cờ quốc tế Mac-Lê trên toàn cõi Việt Nam”. 

Những ký kết cuả Việt cộng bán rẽ lãnh thổ, lãnh hải, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên tại các vùng cương giới cho Trung cộng vẫn bị Hà Nội dùng quyền lực bưng bít cho đến ngày nay !

Di hại nặng nề nhất là lối tẩy não học sinh về những trận chiến chống xâm lăng phương Bắc với giải thích rằng đấy là những cuộc chiến dành giật quyền lợi giữa phong kiến Trung Quôc với phong kiến Việt Nam, không có liên quan gì đến nhân dân Trung Quốc và nhân dân Việt Nam. Trong năm qua, một  nữ sinh viên Việt Nam du học Mỹ (Đỗ Ngọc Bích) đã đưa lên trang mạng một bài viết với những lập luận rằng : “Người Việt Nam bắt nguồn từ Trung quốc. Vua của Việt Nam cũng khởi tổ từ Trung Quốc, coi vua Trung Quốc như anh, như cha”. Ngoài những đe dọa về vũ lực, mua chuộc nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội bằng tiền bạc, cấy người vào trung ương đảng, Trung Cộng  khai thác  quan niệm sử học nầy như là một mũi nhọn, nhằm phá vỡ pháo đài Việt Nam để tiến quân vào vùng Đông Nam Á. 

Hiện nay đảng cộng sản Việt Nam, một tập thể quyền lực gian manh, đang giữ quyền toàn trị, tiếp tục thần phục Trung Cộng. Lãnh thổ đang bị gặm nhấm, phẩm giá con người bị tước đoạt, dân chúng đang sống trong cảnh nghèo khổ, dân tộc Việt Nam đang truớc bờ vực thẳm, sẽ không còn chỗ đứng trên điạ bàn hoàn vũ !

4. Phục Hồi và Phát Triển Lòng Yêu Nước

Yêu nước cũng như các nền tảng tư tưởng khác, ngày càng mở rộng và biến chuyển hầu thích nghi với sự tiến triển cuả xã hội, những phát minh cuả khoa học, những tiện nghi trong đời sống và nhu cầu cuả con người. Để có được những khả năng nầy, lực lượng những người yêu nước cần tích cực quan tâm đến những vấn đề :

Kiến thức và kinh nghiệm: Mục tiêu cuả lực lượng yêu nước là đánh bại kẻ bán nước và cướp nước – những địch thủ tầm vóc đáng kể – vì vậy cần được trang bị đầy đủ kiến thức cuả các ngành khoa học, đặc biệt về các môn chính trị, kinh tế, tài chính, luật pháp, sử điạ, quân sự, vi tính, tình báo v.v… Những hiểu biết nầy thâu nhận từ sự giáo dục cuả các trường lớp hoặc do nghiên cứu, học hỏi thường xuyên từ các sách vở, tạp chí, mạng lưới thông tin. Ngoài ra, để hoá giải những thủ đoạn gian trá, nham hiểm cuả địch quân, lớp người yêu nuớc phải có đủ kinh nghiệm, những chỉ dẫn cuả lớp người đi trước, tham khảo ý kiến với người cùng chung trách nhiệm… để nhìn thấy diện và điểm cuả các đòn thù. Kiến thức và kính nghiệm là vũ khí để lớp người yêu nước không những bảo toàn được vị trí cuả mình từ lý luận đến thực hành trước những tấn công đa diện cuả bọn bán nước và cướp nước mà còn đánh trả hữu hiệu, đạt đến chiến thắng cuối cùng.

Trong hiện tình Việt Nam, bọn bán nước cộng sản dễ nhìn thấy nhưng cánh tay nối dài cuả chúng, trá hình dưới nhiều hình thức làm cộng đồng bị phân tán, lẫn lộn. Hãy tìm hiểu lý lịch, sự giao thiệp và hoạt động cuả những cá nhân hoặc tập thể được xem là tay sai cuả bọn bán nước. Nhóm tay sai được cơ quan tình báo cộng sản hình thành và nuôi dưỡng từ những người ham danh lợi, ảo mộng, được cộng sản bí mật yểm trợ và rỉ tai tưởng như thời cơ đang đến với họ. Đặc biệt, sau 30/4/75, cơ quan tình báo cộng sản nghiên cứu, chọn lựa một số ít viên chức chính quyền VNCH bị cầm tù, dùng các kỹ thuật nghiệp vụ dụ dỗ, đe doạ, lung lạc tinh thần, cuối cùng đối tượng đành khuất phục chấp nhận sự sai khiến cuả công an cộng sản để đổi lấy sự an toàn và ngày về.

Đoàn kết: Đoàn kết tạo nên sức mạnh là câu nói hoàn toàn đúng trong bất cứ không gian và thời  gian nào, tuy nhiên việc tạo nên sự đoàn kết hiện nay vẫn thường bị trở ngại. Thông thường quyền lơị cá nhân là sợi dây ràng buộc con người cùng nhau chia sẻ những khó khăn đề sinh sống. Trong môi trường cuả một tổ chức – quân đội, đảng phái –  kỷ luật cũng là phương cách ghép chặt nhiều cá nhân để cùng nhau hoàn thành những trách nhiệm. Đối với những lĩnh vực thiêng liêng người ta thường kêu gọi đến sự tự nguyện, tự giác, tạo nên một thứ mệnh lệnh tự đáy lòng để mỗi người cảm thấy bằng lòng đứng chung làm việc với  nhau gọi là kỷ luật tự giác. 

Giải quyết bọn bán nước là một trận chiến lớn, cần sự chung vai góp sức cuả toàn dân vì vậy đoàn kết là một công tác quan tâm hàng đầu cuả người yêu nước. Sự đoàn kết càng phát triển rộng càng gia tăng sức mạnh nhưng cũng gặp nhiều khó khăn. Lòng yêu nước chân thành và trong sạch là điểm sáng cao nhất để mọi người cùng vọng tưởng, tin cậy lẫn nhau, bớt đi những tị hiềm, sẽ tạo nên sự đoàn kết chặc chẽ và rộng khắp cuả cả một dân tộc.  

Hy sinh: Hy sinh là hành động tự nguyện hiến tặng những hữu thể giá trị cuả mình cho những mục tiêu cao qúi. Những báu vật cuả con người bao gồm từ tiền bạc, nhà cửa, học vấn, tình yêu trai gái, tình yêu gia đình, công danh, sự nghiệp, và trên hết vẫn là cuộc sống cuả một đời người… Người ta  thường nhắc đến sự hy sinh cho những công tác thiện nguyện, thờ phượng tôn giáo, phục vụ tổ quốc. Trong suốt 4.000 năm chiến đấu chống ngoại xâm, toàn khối dân tộc Việt Nam luôn luôn chấp nhận gian khổ, thiệt thòi cá nhân đề tạo nên sức mạnh toàn dân hầu cởi bỏ xiềng xích nô lệ, giữ vững độc lập. Tại hải ngoại, người Việt tị nạn cộng sản mỗi khi hát Quốc ca Việt Nam Cộng Hoà, tất cả đều nghiêm chỉnh lắng đọng vào câu hát : “Đồng lòng cùng đi, hy sinh tiếc gì thân sống”, để tìm lại những rung động khi còn chiến đấu trên quê hương và chuyển lại cho hậu duệ. Tại Việt Nam từ khi đảng cộng sản hoành hành bằng thủ đoạn khủng bố,  đưa cả đất nước vào cuộc chiến tranh Quốc-Cộng với cảnh núi xương sông máu nhưng vẫn không làm lẫn lộn giá trị cuả sự hy sinh. Hy sinh cho sự sống còn cuả dân tộc vẫn là tấm gương sáng ngời cuả những người yêu nước chống cộng.  

Mặc dù sống trong xã hội công an, mật vụ toàn trị, tuổi trẻ Việt Nam vẫn giữ vững niềm tin vào tương lai dân tộc, tiếp tục dấn thân mở đầu những trận đánh vào tập đoàn bán nước Hà Nội. Các nhà tranh đấu dân chủ, nhân quyền trong các tỉnh thành hoặc đang bị giam cầm trong các lao tù cộng sản, nhất là những bạn trẻ mới bị tuyên án gần đây là biểu hiệu ngọn lửa thiêng hy sinh cho dân tộc vẫn tiếp tục bùng cháy, ngày càng lan rộng từ quốc nội đến hải ngoại. 

Lòng yêu nước giúp con người tìm thấy lẽ sống trần thế, đồng hành với niềm tin gởi vào các giá trị siêu linh cuả tôn giáo dành cho kiếp sống mai hậu. Cho dù trước đây các quốc gia thuộc phe trục Đức, Ý, Nhật lợi dụng lòng yêu nước tạo nên một thế lực quá khích, làm thương tổn cuộc sống hiền hoà cuả nhân loại, gây ra sự bất mãn từ một số thức giả viễn mộng, nhưng thật sựlòng yêu nước cũng như tín ngưởng cuả tôn giáo vẫn giữ một vị trí cao cả, ung dung tồn tại với thời gian. Ngày nay, sức mạnh và khí phách cuả chủ nghiã yêu nước vẫn được các cường quốc kinh tế khai dụng đúng mức để giữ vững sự cạnh tranh trong thời đại toàn cầu hoá. Đạo lý Đông Phương cũng dạy con người lòng yêu nước và cách hành xử cuả một hiền nhân :“nước mất mà không biết là bất trí, biết nước mất mà không lo giữ nước là bất trung, giữ nước mà không liều chết là bất dũng”.

Yêu nước là thiện tâm cao nhất cuả phạm trù đạo đức cũng là nơi xuất phát sức mạnh vô địch. Có yêu nước mới có đầy đủ Trí, Trung, Dũng để gìn giữ lãnh thổ vẹn toàn, dân tộc trường tồn. Yêu nước là nền tảng chung để toàn dân đoàn kết từ quốc nội đến hải ngoại triệu người như một; thành tâm trao đổi, nghiên cứu, hoạch định một kế sách hữu hiệu; chịu đựng gian khổ và nguyện hy sinh tất cả, để đánh sập bọn Việt gian bán nước, chận đứng mưu đồ cướp nước của đế quốc Hán tộc.

Thế Việt (5/13)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét