Bảo Anh chuyển ngữ
25-07-2013
Hình bên: Tổng thống Obama bắt tay với Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trương Tấn Sang tại Nhà Trắng. Ảnh: Charles Dharapak/AP
Theo Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ cho biết hôm thứ
Tư thì Hoa Kỳ và Việt Nam đã nhất trí tăng cường đàm phán về các thỏa thuận tự
do thương mại khu vực với hy vọng sẽ hoàn thành vào cuối năm nay. Thông tin này
được đưa ra sau các nhóm vận động lao động và nhân quyền kêu gọi Hoa Kỳ đình chỉ
các cuộc đàm phán với Hà Nội.
Tuyên bố của ông Froman được đưa ra ngay sau khi một liên
minh các nhóm vận động lao động và các tổ chức nhân quyền kêu gọi Tổng thống
Barack Obama đình chỉ các cuộc đàm phán thương mại tự do với Việt Nam vì những
lo ngại về cách mà nước này đối xử với công nhân và những người chỉ trích chính
phủ.
Những yêu cầu này đang diễn ra một đêm trước cuộc khi Tổng
thống Obama và Chủ tịch Việt Nam gặp nhau tại Nhà Trắng. Hoa Kỳ, Việt Nam và
chín quốc gia khác cũng vừa khép lại các cuộc đàm phán tự do thương mại khu vực
lần thứ 18 tại Malaysia. Nhật Bản là nước thứ 12 tham gia các cuộc đàm phán hồi
đầu tuần này.
Chính quyền Obama hy vọng sẽ kết thúc những cuộc đàm phán
TPP vào cuối năm nay, và các nhóm Nghiệp đoàn Teamster, Liên minh Công dân
Thượng mại và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã lên tiếng bày tỏ quan ngại trước
những cuộc đàm phán này.
Họ nhấn mạnh đến một bản báo cáo của Worker Rights
Consortium, một nhóm gồm các nhà quản lý đại học, sinh viên và những người ủng
hộ khác giám sát những điều kiện làm việc ở nước ngoài.
Bản báo cáo mô tả các trường hợp lao động cưỡng bức và lao động
trẻ em, phụ nữ mang thai và phân biệt đối xử dựa trên giới tính, sức khỏe và
các mối nguy hiểm an toàn và thời gian làm việc quá mức cũng như tiền lương
không đủ mà Việt Nam cần phải sửa chữa trước khi diễn ra các thỏa thuận thương
mại tự do với Hoa Kỳ.
Ngoài ra, trong những năm gần đây Việt Nam đã ngày càng gia
tăng bỏ tù các nhân vật bất đồng chính kiến, các blogger và các nhà lãnh đạo
tôn giáo. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết trong một bản báo cáo gần đầy rằng
Việt Nam giữ những nhân vật này trong một thời gian dài mà không cho gia đình
thăm gặp cũng như không không có tư vấn pháp lý và thường bị tra tấn hay ngược
đãi.
Dân biểu Đảng Dân chủ George Miller cho biết trong một bức
thư gửi cho Froman rằng báo cáo của Worker Rights Consortium cho thấy, “công
nhân ngành công nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam …thường xuyên bị từ chối các tiêu
chuẩn lao động cơ bản mà Hoa Kỳ đòi hỏi từ các đối tác kinh doanh của mình”.
Ông cũng dừng lại lời yêu cầu đàm phán với Việt Nam, nhưng
nhấn mạnh rằng Froman nên giải thích thêm “chính quyền cần có những bước đi như
thế nào để đảm bảo rằng Việt Nam có thể thực hiện” các quy định lao động mà các
nhà lập pháp lưỡng đảng của Hoa Kỳ thành lập hồi năm 2007 về hiệp định thương mại.
Hiện 12 nước TPP đang đàm phán các cam kết để bảo vệ người
lao động và môi trường như một phần bắt buộc trong hiệp định thương mại, nhưng
các nhà phê bình lo sợ rằng họ sẽ không phải chịu các quy tắc thực thi giống
như quy định kinh doanh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét