Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




RỚT MẤT "ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN" VÌ DỊCH THUẬT ?

BBC
26-07-2013


Người phiên dịch của Tổng thống Obama đã bỏ qua ý quan trọng của ông về quan hệ 'đối tác toàn diện' với Việt Nam khi dịch lời Tổng thống phát biểu với báo chí sau hội đàm với Chủ tịch Trương Tấn Sang.

Nguyên văn lời ông Obama nói là: "Nhưng từng bước một, chúng ta đã có thể thiết lập một mức độ tôn trọng và tin tưởng nhau, cho phép chúng ta giờ đây loan báo quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.

"Điều này sẽ cho phép có hợp tác lớn hơn nữa về một loạt vấn đề từ thương mại đến hợp tác quân sự, công tác đa phương về các vấn đề như trợ giúp thiên tai, trao đổi khoa học và giáo dục."

Trong khi đó người phiên dịch (tiếng Việt giọng Nam) thuật lại: 

"Và do đó chúng tôi thấy có những bước mà chúng ta cần có sự tương kính lẫn nhau và tin tưởng lẫn nhau để có thể tiếp tục tìm một đối tác giữa hai nước.

"Điều đó sẽ giúp mở rộng những cái hợp tác trong những lĩnh vực khác ví dụ như là quân sự, về hậu quả thiên tai, khoa học và những cái vấn đề khác, lĩnh vực khác."

Những lời dịch này đã xuất hiện trong video chính thức của Nhà Trắng (chú thích của Trí Nhân Media: Bấm vào đây để đọc nguyên bản văn và YouTube từ White House)

Ngay từ hai câu đầu tiên người phiên dịch cũng đã có biểu hiện luống cuống và bỏ sót ý cho dù không nghiêm trọng như trong hai câu trên.

Mở đầu cuộc gặp ông Obama nói: "Tôi hân hạnh được chào đón Chủ tịch Trương Tấn Sang đến Toà Bạch Ốc và Phòng Bầu dục cho cuộc gặp song phương đầu tiên với tôi. Sự kiện này thể hiện tiến bộ vững chắc và củng cố quan hệ giữa hai nước chúng ta.

Lời người phiên dịch tương ứng là: "Tôi rất hân hạnh chào đón Chủ tịch Sang đến đây trong cuộc họp đối thoại song phương. Điều này đã biểu tượng [ấp úng] biểu tượng cho cái sự hợp tác càng ngày càng mạnh mẽ giữa hai và những tiến bộ giữa hai nước.

'Vấn đề hàng hải'

Một ý quan trọng khác của ông Obama là giải quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông mà ông gọi là Biển Nam Trung Hoa và người dịch hoàn toàn bỏ qua.

Hai ông Barack Obama và Trương Tấn Sang
đã hội đàm kín trước khi gặp báo chí
Ông nói: "Chúng tôi đã thảo luận nhu cầu tiếp tục các nỗ lực giải quyết trong hòa bình những vấn đề trên biển phát sinh ra thời gian qua ở Biển Nam Trung Hoa và các nơi khác ở châu Á - Thái Bình Dương. Và chúng tôi đánh giá rất cao quyết tâm của Việt Nam làm việc với ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh Đông để chúng ta đạt được các Quy tắc Ứng xử mà sẽ giúp giải quyết các vấn đề này trong hòa bình và công bằng.

Trong khi đó người phiên dịch rút gọn lại thành: "Chúng tôi đã xác định là sẽ tiếp tục hợp tác để giải quyết một số vấn đề hàng hải ở trong vùng châu Á Thái Bình Dương. Tôi hết sức tán thưởng những nỗ lực của Việt Nam làm việc với ASEAN để tiến tới một cái bản nguyên tắc COC để mà giải quyết vấn đề một cách ôn hòa và hòa bình."

Một vấn đề tế nhị khác giữa hai bên là nhân quyền mà ông Obama nói: "Chúng tôi đã thảo luận những thách thức mà tất cả chúng ta đối mặt trong các vấn đề nhân quyền. Chúng tôi nhấn mạnh Hoa Kỳ tiếp tục tin rằng tất cả chúng ta phải tôn trọng các vấn đề như tự do biểu đạt, tự do tôn giáo, tự do hội họp. Và chúng tôi đã có đối thoại rất thẳng thắn cả về tiến bộ mà Việt Nam đang đạt được và những thách thức còn tồn tại.

Người phiên dịch thuật lại: "Cả hai hai bên chúng tôi đã có đã đặc biệt đề cập đến vấn đề nhân quyền và chúng tôi hiểu là trong tinh thần tương kính đó chúng tôi đã có nhắc đến cái vấn đề tự do về phát biểu, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, và tự do lập hội. Và đôi bên đã cam kết sẽ có những tiến bộ để giải quyết những thách thức đó."

So với phiên dịch của ông Obama, phiên dịch của ông Trương Tấn Sang (tiếng Việt giọng Bắc) truyền đạt sát ý hơn khi dịch sang tiếng Anh.

Mặc dù chỉ dịch sót chút ít nhưng người phiên dịch này đã nói 'I am sorry', 'Tôi xin lỗi' khi dịch nốt ý để xót vào lúc ông Sang đã bắt đầu nói sang câu mới.

Có lẽ ý duy nhất mà phiên dịch của ông Sang chuyển tải không hoàn toàn đúng là khi ông nói về nhân quyền, khiến người nghe bằng tiếng Anh có cảm giác ông Sang coi nhân quyền là hậu quả của chiến tranh để lại.

Người phiên dịch nói: "Chúng tôi cũng bàn về vấn đều hậu quả chiến tranh bao gồm cả vấn đề nhân quyền mà chúng tôi vẫn còn khác biệt về vấn đề này."

Nguyên văn của ông Sang là: "Về lãnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh chúng tôi cũng đã bàn bạc kỹ, kể cả vấn đề về con người mà ý kiến của hai nước chúng ta còn có những điểm khác biệt.

Nhưng khi ông Sang nói (nhầm?) rằng "phần lớn, người Việt gốc Mỹ hết sức thành đạt, kể cả hoạt động chính trị" thì người phiên dịch vẫn nói đúng ý ông định nói là "người Mỹ gốc Việt".

BBC đã dịch lại và có phụ đề cho những gì ông Obama phát biểu trong video có ở đầu bài này.

Trong lịch sử ngoại giao không thiếu những chuyện 'dịch là diệt' hoặc 'dịch sai ý lãnh đạo' gây hậu quả hoặc nghiêm trọng, hoặc đơn giản là gây cười.

Khác với giới lãnh đạo Âu - Mỹ thường xuyên trao đổi và hiểu nhau nhiều, các lãnh đạo châu Á như Việt Nam và Trung Quốc hiếm khi gặp trực tiếp hoặc điện đàm với lãnh đạo Hoa Kỳ nên việc dịch thuật lại càng quan trọng.

Tuy nhiên, cũng phải hiểu một thực tế rằng trong giao tiếp quốc tế, lãnh đạo Hoa Kỳ ngày càng ít khi cần phiên dịch vì đa số các khách nước ngoài đến Mỹ đều trực tiếp trao đổi bằng tiếng Anh.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét