Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




RAN RAN NHỮNG LỜI KÊU CỨU

Nhà văn Nguyễn Hiếu
24-06-2013

Có lẽ không có ngày nào trên mặt báo chính thống không có những tít bài có dòng chữ “kêu cứu”. Những tiếng kêu cứu đó vang lên thật lớn, thật mênh mông. 

Đó là những tiếng kêu cất lên từ những cánh rừng nguyên sinh ở Tây Nguyên , ở Hồ Ba bể, ở hầu khắp các địa phương có rừng vì lâm tặc tàn phá, khai thác gỗ trái phép được sự đồng loã của không ít kiểm lâm và chính quyền địa phương, rồi nạn cháy rừng do quản lý kém, do người dân thiếu ý thức thiêu trụi, vì những tin đồn về trầm hương. Rồi những dòng sông, những qủa đồi, những cánh đồng đang từng ngày bị tàn phá đến tang thương vì nạn cát tặc, sa khoáng tặc, vàng tặc…


Những tiếng kêu cứu vọng lên thẳm sâu từ những dòng sông trên khắp mọi miền đất nước từ sông Hồng – Sông mẹ , đến sông Sài Gòn, sông Thị Vải, sông Cửu Long, sông Đáy, sông Hương, sông Chu, sông Mã… có thể nói gần hết mọi con sông trên đất nước ta đang dần dần bị bức tử, bị ô nhiễm đến nặng nề bởi nước thải công nghiệp,bởi sự lấn chiếm. 

Làng tôi có may mắn nằm giữa hai dòng sông một thủa xanh trong, hiền hoà, mát lạnh phù xa  Đó là sông Hồng ( còn gọi là sông Cái) và sông Nhuệ( còn gọi là sông Đào, do người Pháp đào từ cuối thế kỉ 19 để tạo sự điều hoà cho mực nứơc sông Cái mỗi mùa nứơc cường). 

Hơn hai chục năm trước dân làng Chèm tôi đều gánh nứơc từ hai con sông ấy về. Nhà nghèo thì để lắng đọng phù xa, nhà giầu thì đánh phèn trong để dùng cho sinh hoạt. Nhưng vài năm trở lại đây cả hai dòng sông này đều ngày càng bị băng hoại. Dân đôi bờ hai sông đều không dám ăn, uống ,tắm giặt. Đến bè rau muống trên sông Nhuệ cũng bị đầu độc bởi nứơc con sông nổi tiếng trong xanh một thời nay đen kịt, bốc mùi xú uế….     

Rồi những hồ ao làng một thời tắm mát tuổi thơ cũng đang kêu cứu bởi đang chết dần chết mòn vì các dự án công nghiệp, vì sự đô thị hóa. Ngay cả những hồ nổi tiếng một thời thơ mộng ở khắp nơi từ hồ Ba bể, hồ Xuân Hương, hồ Thác Bà, hồ La két …và hàng loạt hồ ở ngay giữa Thủ đô Hà nội cũng đang cất lên tiếng kêu cứu vì bị ô nhiễm, bị thu hẹp. Các nhà chuyên môn và ngay cả mỗi ngưòi dân Hà nội luôn luôn giật mình vì Hồ Tây một thắng cảnh, một lá phổi, một huyệt đạo mang tầm quốc gia mà luôn luộn bị đặt trước những thảm hoạ bị tiêu diệt , bị ô nhiễm, bị băm nát bởi những dự án ăn xổi vì sự thiếu hiểu biết và cả vì những tà tâm. Ngày ngày đêm đêm , Hồ tây hứng chịu hàng vài trăm tấn chất thải từ các nhà hàng nổi. Tôi còn nhớ khi chính quyền ta tiếp quản thủ đô, Hà Nội còn hơn 2000 ha hồ ao, nay con số này chỉ còn vẻn vẹn chưa đầy 700 ha . Hàng loạt hồ biến mất bị xâm chiếm , bị rác hoá trong đó có cả những hồ nổi tiếng như hồ Văn Chương . Vậy mà các nhà lãnh đạo Thủ đô vẫn còn cao giọng tự hào “về một thủ đô xanh, sạch, đẹp”.
          
Tiếng kêu cứu vọng lên từ những di sản cha ông để lại đang mất dần mất mòn hoặc bị biến dạng, thóai hoá bởi những dự án trùng tu của đám người thiếu chuyên môn mà chỉ thấy lợi nhuận sau mỗi dự án. Thành Nhà Mạc nơi Tuyên quang cổ kính là vậy nay trở thành hình hài của một lò vôi . Chùa Trăm Gian ở Thủ đô bị tân trang theo kiểu trọc phu sửa nhà .Tượng Phật tại chùa một cột  (chùa Diên hưu)nổi tiếng không nhưng trong nứơc mà còn trên thế giới ( công viên Thâm Quyến có mô hình chùa Một cột. Tổ chức kiến trúc châu Á năm 2012 vinh danh là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ) là biểu tượng cho Hà Nội nghìn năm đội nón, khoác áo mưa chờ sửa chữa    mặc dù vị sư trụ trì chùa này đã gửi đơn kêu cứu năm năm nay. Những lăng tẩm, đền đài thành quách ở kinh thành Huế đang mất dần hoặc biến thái, rồi thành Hội An với Chùa Cầu nổi tiếng cũng ngày một bị hoang phế, hiện đại hoá , bị ô nhiễm .
         
Tiếng kêu cứu của những cô gái, những bé gái bé trai miền đông, miền Tây Nam bộ, các cùng núi xa xôi và ngay cả thôn quê, thành phố bị gả bán sang xứ ngưòi để rồi bị cưỡng bức tình dục bị đánh đập, bức tử và lấy nội tạng. Cứ bình quân vài ba tháng, lại dội lên tin một người con gái Việt lấy chồng Hàn Quốc vừa bị chồng sát hại, vừa tự tử …Rồi mọi sự lại chìm đi trong mọi tiếng kêu cứu khác.
       
Và gần nhất, thiết thực nhất với mỗi ngưòi dân là tiếng kêu cứu về sự an toàn cho mỗi miếng ăn thường ngày cho mỗi con người chúng ta. Ra chợ không có thứ thực phẩm, rau quả nào đủ độ an toàn. Giá đỗ món ăn cổ truyền ưa thích của ngưòi Việt được cho nẩy mầm bằng hoá chất mà ngưòi làm ra nó không dám ăn. Rau muống cũng bị thúc ép tăng trưởng bằng hoá chất. Đến củ gừng cũng bị người Trung Quốc trồng bằng chất kích thích gây ung thư rồi theo đường buôn lậu tuồn vào nứơc ta đang ngàn ngạt ngoài chợ. Vậy món nứơc phở đặc sản Việt lấy gừng là gia vị chính liệu có còn đảm bảo an toàn. Lợn, gà, vịt thực phẩm muôn đời của ngưòi Việt thì được nuôi bằng thức ăn tăng trọng, biến đổi den, nạc hoá  … Con cá , con tôm đánh từ biển khơi về bị ướp hoá chất độc hại, kẹo bánh bị nhuộm, bị chế biến bằng phẩm, hoá chất công nghiệp. Đi ăn hàng thì lo vì thịt thiu thối được chế biến  bằng bột ngọt, gia vị Trung Quốc gây ung thư …. Sự bất an của ngưòi dân vì sự mất an toàn thực phẩm đã biến thành tiếng kêu cứu khi các thứ bệnh hiểm nghèo như ung thư, béo phì ở trẻ con, bệnh lạ gia tăng với tỉ lệ lớn trong hơn thập kỉ nay và làm nặng trĩu các bệnh viện ung thư, bệnh viện trẻ con. Thành con bệnh rồi vẫn tiếp tục kêu cứu khi sự mất y đức của quá đông đảo các vị thầy thuốc khi chăm xóc, chữa chạy cho bênh nhân bằng phong bì, bằng giá thuốc thông đồng …Ngày 27 /9/2012 gần 2000 công nhân thị xã Dĩ An ( Bình dương ) phải đưa đi cấp cứu vì bị ngộ độc thực phẩm. Đó là chưa kể gần đây nhất một bệnh viện ở Tuỳ Hoà – Phú Yên còn tàn nhẫn tiêm vắc xin quá hạn cho trẻ. Đây chỉ là một vụ nổi còn bao nhiêu bữa ăn bán trú của học sinh bé bỏng của chúng ta cũng đang chứa tiềm ẩn sự ngộ độc khủng khiếp này khi đồng tiền cùng lương tâm con ngưòi ngày càng mất gía. 
      
Và thêm nữa tiếng kêu cứu từ học đường ở mọi cấp. Cháu bé lớp một còng lưng vì sách học thêm. Phụ huynh thắt bụng vì quá nhiều thứ tiền đóng cho nhà trường ..Vậy mà nên giáo dục của ta chỉ thu được những thành thích giáo dục trên giấy còn trí tuệ , độ thông minh, học vấn của học sinh, sinh viên nứơc ta đang tụt lùi, lạc hậu so với sự tiến bộ về học vấn trên thế giới.Dân số nứoc ta gần 90 triệu dân mà có tới 24000 Tiến sĩ, 9000 giáo sư vậy mà trong năm 2011 không có nổi một phát minh khoa học đáng giá được đăng kí tại Mỹ, trong khi Đài Loan chỉ có 23 triệu dân đăng kí 8781 đề tài khoa học, Singa po 4,8 triệu dân đăng kí 647 đề tài. Chùng ta có hàng vài trăm trường đại học các loại, nhưng đáng buồn thay không có trường nào lọt vào 500 trường đại học danh giá, qui chuẩn của thế giới….Trí tuệ, hệ số IQ  Việt nam phải chăng cũng đang cất lời kêu cứu
         
 Tôi tin bài viết của tôi về tiếng kêu cứu chưa đủ và chưa hết, nhưng quả là đau lòng về sự thụt lùi nhiều mặt của đất nứơc trong thời gian gần đây. Nguyên nhân nào đã gây ra tình trạng đáng buồn này? Vì luật pháp không được tôn trọng ? Vì sự chạy theo thành tích mà quên đi sự thật cần cải tạo? Vì một nền giáo dục quá nhiều khiếm khuyết và lệch lạc trong việc xây dựng con ngưòi sao ? Hay vì tham nhũng, vì phát triển nóng ăn xổi ở trong kinh tế ? Vì sự sai lầm trong việc chọn ra chiến lựơc để đất nứoc phát triển cho dân giầu nước mạnh ? Vì sự yếu kém trong hệ thống quản lý đất nước? Vì..vì gì nữa thì chúng ta nên thấy một hiện thực  đau xót về tình trạng suy thoái về kinh tế của mỗi gia đình, vì sức khoẻ giống nòi của ngưòi Việt ta.
       
Phó giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Ngọc Tân Vụ trưởng Vụ dân số - Kế hoạch hoá gia đình , Tổng cục Dân số cho biết “Chất lương dân số ngày càng có vấn đề”. Nhiều cặp vợ chồng khoẻ mạnh mà lâm vào tình trạng vô sinh. Bệnh viện Phụ sản TW thực hiện điều tra trên 5000 sản phụ thì phát hiện có đến 3475 thai phụ ( chiếm tỷ lệ 69%) có chỉ số dương tính nghi bất thường, trong đó 1800 ca bất thường đã phát hiện 159 thai nhi nhiễm sắc thể gồm 39,62% mắc hội chứng Down( 63 trường hợp). 30 trường hợp mắc hội chứng Adwanrd ( tỉ lệ 18,86%). 25  trường hợp đột biến cấu trúc ( tỉ lệ 16%) và hội chứng Turner... Bệnh viên Từ Dũ siêu âm 5400 thai phụ đã phát hiện bất thường lớn về cấu trúc thai nhi cần xử lý với 1200 trường hợp. Còn 4201 trường hợp thì phải theo dõi điều trị sau khi sinh …Tổ chức Y tế thế giới (Who) khẳng định 80% bệnh tậtcủa con ngưòi, sự biến thái đáng sợ của thai nhi, nòi giống bắt đầu từ nguồn nứoc, vệ sinh môi trường và sự an toàn thực phẩm … Nòi giống, tương lai ngưòi Việt nam ta quả là đang đứng trước thử thách ghê gớm .  
           
Thực trạng của những nghịch lý đáng sợ và những lời kêu cứu động trời đang vang vọng khắp Việt nam ta liệu được giải quyết thế nào nếu không bằng những hành động thiết thực và công tâm.
                                                                           
Nhà văn Nguyễn Hiếu


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét