Tri Nhân Media

KHOAN HỒNG HAY TÙY TIỆN

Người Buôn Gió
1-7-2013

Pháp luật khoan hồng cho đại gia Kinh Bắc trốn thuế hàng chục tỷ, nhưng sẵn sàng bắt bỏ tù Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Hải vì vài trăm triệu. Nhất là họ sẵn sàng nộp thuế trước khi vụ án khởi tố như Nguyễn Văn Hải cũng không được. Cả hai người này đều có mẫu số chung nữa là từng nhiều lần biểu tình chống Trung Quốc xâm lược biển đảo của Việt Nam.

Lê Văn Sơn bị kết án sơ thẩm 13 năm tù giam.

Lê Văn Sơn thì tôi biết rõ tính tình và con người của Sơn lắm. Nên khi nghe tin tòa kết án Lê Văn Sơn những 13 năm tù giam. Tôi đặt câu hỏi đầu tiên trong đầu là mức án phi lý này vì sao lại được dễ dàng tuyên như vậy. Trong cáo trạng cũng như kết luận điều tra cho thấy những điều kết tội Sơn trong đó rất sơ sài, và  chi tiết được cho là hành vi phạm tội  không nặng hơn nhiều người khác. Một thằng oắt con như Lê Văn Sơn trói gà không chặt, mưu tính không quá nổi ngọn cỏ, lấy cái gì mà đòi lật đổ chế độ bách chiến, bách thắng từng đánh bại cả thực dân, đế quốc lớn nhất nhì thế giới.?

Nhưng ra tòa Lê Văn Sơn bị kết án nặng nhất sánh ngang với Hồ Đức Hòa.

Đến phiên tòa phúc thẩm, Lê Văn Sơn được giảm 9 năm tù. Với lý do thành khẩn nhận tội, xin khoan hồng, thực sự ăn năn về hành vi vi phạm của mình.

Chỉ với lý do nhận tội xin khoan hồng mà giảm đến 3/4 mức án thì phải chăng tòa án của nhà nước HXHCN Việt Nam này quá ư là nhân đạo, nhân đạo đến mức bất chấp cả khung pháp luật tố tụng. Vì tội danh thường kèm theo với hậu quả gây ra. Chẳng lẽ một lời xin, hứa hẹn ăn năn là đã khắc phục toàn bộ hậu quả gây ra.? ( Một trong những tình tiết giảm tội đắt nhất là khắc phục toàn bộ hậu quả gây ra) và như thế bị cáo được giảm 3/4 mức án.?

Tòa án không nhân đạo đến thế chẳng qua đó là sự bất chấp pháp luật, sự tuyên án tùy tiện ở án sơ thẩm. Chỉ vì thái độ không nhận tội mà người ta tuyên án luôn 13 năm tù. Việc chứng minh phạm tội là của cơ quan điều tra, việc chối tội là bản chất đương nhiên của tội phạm. Không thể vì sự ngoan cố của bị cáo mà tuyên án gấp 3 lần mức án phải chịu. Pháp luật có khoan hồng về trường hợp thành khẩn, ăn năn,  dao động trong những điều luật cụ thểm thường không quá 1/5 mức án dự định.

Nhưng đã đến 3/4 thì phải xem lại bản án tuyên ra của nhà nước ấy có đúng hay không.? Nhất là với loại tội phạm được kêu là âm mưu lật đồ nhà nước đó.

Trước đó ở vụ án Lê Công Định và Trần Huỳnh Duy Thức, tương tự như vụ án này. Mức án của Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Công Định cách nhau cũng 9 năm. Những người hiểu luật chắc hẳn biết rằng nếu so hành vi thì không thể nào Trần Huỳnh Duy Thức cách xa Lê Công Định từng ấy năm tù. Nhưng do thái độ trước tòa nhận tội  và không nhận tội dẫn đến anh Thức hơn anh Định những 9 năm tù.

Đến hai lần giết người của trung tá Nguyễn Văn Ninh cũng chưa đến 9 năm tù. 

Chúng ta nghĩ sao chỉ một lời nhận tội, xin hứa ăn năn mà giá trị bằng hai lần án tù giết người.?

Phải chăng cả Trần Huỳnh Duy Thức và Hồ Đức Hòa đang phải chịu những bản án không công bằng vì phiên tòa được xử bằng cảm tính của người chủ tọa và thái độ của bị cáo.?

Pháp luật đã không khoan dung cho người tù  Nguyễn Hữu Cầu, người tù già nua đã 34 năm trong trại giam. Người tù  mắt mù, tai điếc, tuổi cao, sức yếu chỉ còn thoi thóp. Pháp luật đã không khoan dung cho tù nhân Trương Văn Sương tuổi 70 mang trọng bệnh, khiến Trương Văn Sương phải chết rũ vì bệnh hiểm nghèo trong nhà tù khi thọ án 30 năm. Những ông già gần đất xa trời , tai không nghe rõ, mắt không nhìn thấy gì. Những ông già như họ làm gì mà nổi chế độ này sau mấy chục năm giam hãm, cách biệt với xã hội. Sự nguy hiểm cho họ với xã hội này còn ở cái gì nữa mà không nhân đạo với họ. 

Pháp luật không khoan dung, vì chưa bắt được họ mở mồm nhận tội và xin tha thứ. Vậy tính khoan hồng của pháp luật nhà nước này có hay không.?

Tính khoan hồng vẫn có trong pháp luật, nhưng ở những vụ khác.

Những vụ công an đánh chết người như Nguyễn Văn Ninh hưởng 4 năm tù giam , quá trình tù ăn năn hối cải, đã có đóng góp cho nhà nước xét thấy tuổi cao đặc xá, giảm án về trước thời hạn.

Pháp luật cũng thương đồng chí chủ tịch Hà Giang Nguyễn Trường Tô trong vụ mua dâm trẻ em.

Pháp luật hương quan chức đòi hối lộ 500 triệu không phải là do âm mưu, toan tính mà do rối loạn cảm xúc. Tương tự pháp luật cũng nhân đạo thế với chiến sĩ công an hiếp dân ở Hải Phòng vì rối loạn cảm xúc tình dục.

Nhưng dù báo chí chỉ trích ông già Linh Mục  Nguyễn Văn Lý là hoang tưởng, tâm thần. Tuổi cao , sức yếu , bệnh trọng ..tòa án chẳng  tính chuyện Linh Mục Tadeo Nguyễn Văn Lý có bị rối loạn cảm xúc nào như báo chí nói ầm ĩ kia.

Pháp luật khoan hồng cho đại gia Kinh Bắc trốn thuế hàng chục tỷ, nhưng sẵn sàng bắt bỏ tù Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Hải vì vài trăm triệu. Nhất là họ sẵn sàng nộp thuế trước khi vụ án khởi tố như Nguyễn Văn Hải cũng không được. Cả hai người này đều có mẫu số chung nữa là từng nhiều lần biểu tình chống Trung Quốc xâm lược biển đảo của Việt Nam.

Pháp luật là giá trị, thước đo của một xã hội. Khi pháp luật đã bị tùy tiện một cách phụ thuộc cảm tính như vậy thì quan hệ xã hội cũng diễn ra theo cảm tính, bản năng là điều tất nhiên. 

Một xã hội hành xử với nhau theo cảm tính có lẽ là đúng nhất với những gì diễn ra thực tế ngày nay mà chúng ta đang thấy. Xã hội vợ giết chồng, chồng giết vợ, mẹ giết con, cháu giết bà, cha hiếp con, người ở nhờ giết người cưu mang cho mình ở nhờ....  cũng phù hợp với quy luật nhân quả của nền hành pháp như vậy.

Cho nên đừng tưởng xử những vụ án bất công là reo rắc được nỗi sợ hãi cho người khác. Thể hiện cái quyền lực bất chấp mọi pháp luật của mình. Làm như thế chuốc cái mối họa lâu dài về một xã hội mất niềm tin vào chế độ, mất phương hướng vào pháp luật. Là tự mình đang dẫm dần lên thân xác mình.

Khi nào tự dẫm đến cổ mình rồi, lúc ấy mới biết rõ thế lực thù địch chính xác nhất!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét