11-6-2013
Lời dẫn: Bài viết này của Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu được thực hiện nhằm phản bác những luận điệu tuyên truyền và áp đặt của Cộng-sản Việt-Nam và sự đồng tình của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất hải ngoại đối với án-mạng của Hòa thượng Quảng-Đức ngày 11-06-1963. Bài "Sự Hy hiến của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức" của GHPGVNTN sẽ được đọc trong "Đại lễ kỷ niệm 50 Năm Bồ Tát Quảng Đức Vị pháp thiêu thân" tại Hội trường Chùa Pháp Luân vào lúc 12 giờ 30 trưa ở Houston, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ.
I/ Định nghĩa danh từ:
Hy hiến là chữ ghép của hy sinh và hiến thân.
Tuy nhiên, Việt-Nam Tự-Điển định nghĩa như sau:
2/ Hiến: có 2 ý nghĩa: Hiến dâng: dâng lên một cách cung kính; Hiến thân: Dân mình, hy-sinh thân xác: Hiến thân cho đất nước (trang 608, quyền thượng).
Do đó, để viết đúng chính tả, chúng tôi chọn dùng chữ hi thay vì hy; chữ Hiến thân thay vì hiến dâng.
II/ Tiểu sử Hòa thượng Thích Quảng-Đức:
Có nhiều tác giả đã viết về tiểu sử của HT Quảng-Đức, mỗi người mỗi cái nhìn khác nhau. Tuy nhiên chúng tôi chọn sự tóm tắt được đăng trên wikipedia.
Hòa thượng Thích Quảng-Đức, tục danh là Lâm Văn Tức, sinh năm 1897 tại làng Hội Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, thuộc miền Trung Việt Nam, trong một gia đình có bảy anh chị em, thân phụ là Lâm Hữu Ứng và mẫu thân là Nguyễn Thị Nương. Năm lên bảy tuổi, cậu bé Lâm Văn Tức xuất gia tu học với hòa thượng Thích Hoằng Thâm, vừa là thầy bổn sư, vừa là cậu ruột. Cậu được hòa thượng Hoằng Thâm nhận làm con chính thức, nên lấy tên là Nguyễn Văn Khiết. Năm mười lăm tuổi Lâm Văn Tức thọ giới Sa Di, năm hai mươi tuổi thọ Tỳ Kheo giới pháp hiệu là Quảng Đức. Thọ giới xong hòa thượng vào một ngọn núi tên là Hòn núi Đất thị xã Ninh Hòa - Khánh Hòa phát nguyện tịnh tu ba năm, về sau ông đã trở lại ngọn núi này để thành lập một ngôi chùa lấy hiệu là Thiên Lộc[2].
Sau quãng thời gian sống biệt lập, ông bắt đầu du hành khắpmiền Trung để giảng pháp. Sau 2 năm ông trở lại nhập thất tạichùa Sắc Tứ Thiên gần thành phố Nha Trang. Năm 1932, ông được bổ nhiệm làm chức kiểm tăng tại chi hội Phật giáoNinh Hòa, sau đó nhận nhiệm vụ kiểm tăng trong tỉnh Khánh Hòa. Trong suốt thời gian ở miền Trung Việt Nam, ông đã tiến hành kiến tạo và trùng tu 14 ngôi chùa. Năm 1934, rời Khánh Hòa vào miền Nam để giáo hóa, ông cũng từng đếnCampuchia hai năm để học hỏi và nghiên cứu kinh điển theo truyền thống Theravada. Cũng như ở miền Trung, hai mươi năm hành đạo ở miền Nam, ông đã khai sơn và trùng tu 17 ngôi chùa. Như vậy, ông đã có công xây dựng hoặc trùng tu tất cả 31 ngôi chùa. Ngôi chùa cuối cùng là nơi ông trụ trì làchùa Quan Thế Âm ở quận Phú Nhuận, Gia Định, nay con đường này đã đổi thành chính tên của ông là Thích Quảng Đức. Ông đã từng giữ chức vụ Phó trị sự và Trưởng ban nghi lễ của Giáo hội Tăng già Nam Việt trong một thời gian khá lâu. Trước đó, ông có lúc đã nhận nhiệm vụ trụ trì chùa Phước Hòa, trụ sở đầu tiên của Hội Phật Học Nam Việt. Khi trụ sở này dời về chùa Xá Lợi, ông xin thôi việc để có đủ thời gian an tâm tu niệm[2]. - ngưng trích -
Ở một số trang Phật giáo khác, ghi là HT Quảng-Đức thuộc thành phần bán thế xuất gia. Nghĩa là người có gia đình rồi mới xuất gia.
Hòa thượng Thích Quảng-Đức đã bị bức tử và đưa đến án-mạng chết đi vào ngày 11-06-1963 tại Sài Gòn dưới danh nghĩa là “vị pháp thiêu thân”.
III/ Những chuỗi sự kiện từ 15-04-1963 đến 11-06-1963:
Trong hai ngày 15 và 16 tháng 04 năm 1963, một cuộc họp quan trọng xảy ra tại chùa Từ-Đàm, Huế. Chứng minh buổi họp là Hòa thượng Thích Giác-Nhiên, đồng thời có sự hiện diện của các Hòa thượng Giác-Nguyên, Thượng-tọa Mật-Hiển, Thượng-tọa Mật-Nguyên, Thượng-tọa Trí-Quang, Thượng tọa Thiện-Minh cùng chư vị tăng chúng khác. Nội dung cuộc họp đua ra chương trình hành động cụ thể, nêu rõ các nguyện vọng căn bản, đề nghị và dự đoán những hậu quả. Chương trình hành động cụ thể là “cuộc đấu tranh bảo vệ tự do tín ngưỡng” dưới thời đệ I Việt-Nam Cộng-Hòa. Sư bà Diệu-Không tình nguyện là người tự thiêu đầu tiên; tuy nhiên, Hòa thượng Quảng-Đức lại mong muốn chính ông và chư Tăng sẽ đảm trách.
"Bức công điện mang số 9195 đề ngày 06-05-1963 nhắc việc lại treo cờ Phật giáo trong ngày Phật đản ở Huế đã đến không đúng lúc. Công điện này đến chiều ngày 06-05 mới về Tòa đại biểu và tỉnh đường Thừa-Thiên. Tuy nhiên, Văn phòng Cố Vấn Chỉ Đạo của ông Ngô-đình-Cẩn mãi đến ngày hôm sau, 07-05 mới hay biết. Nhưng chùa Từ-đàm đã có trong tay văn bản này từ trước". - ngưng trích - http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-235_4-4641_15-2/
Chính quyền Thừa-Thiên Huế đã hoãn thi hành công điện 9195. Đồng thời được sự thỏa thuận của các thượng tọa Thiện-Minh, Trí-Thủ, Trí-Quang hiện diện tại tỉnh đường Thừa-Thiên Huế ngày 07-05-1963.
Trong buổi lễ Phật đản ngày 08-05-1963, thầy Trí-Quang đã bội ước, trong bài thuyết pháp có nội dung công kích nặng nề chính phủ Việt-Nam Cộng-Hòa và đòi “bình đẳng tôn giáo“.
Tối ngày 08-05-1963, như thường lệ, chùa Từ-Đàm tổ chức đốt pháo bông mừng Phật Đản. Tuy nhiên, ban tổ chức đã thông báo hủy bỏ và dời về trước đài phát thanh Huế. Ở đài phát thanh Huế, Trí-Quang và một số người khác đã ép ông Nguyễn-Ganh, quản đốc đài phải phát thanh cuồn băng Phật đản (sáng ngày 08-05-1963) có chèn vào những lời đả kích nặng nề chính phủ VNCH, nhưng ông Ganh dứt khoát không chấp nhận.
Đôi bên còn đang dằng co, quản đốc đài kêu gọi sự tiếp ứng của chánh quyền. Chiếc xe tiếp ứng của Thiếu-tá Đặng-Sỹ đang chạy rất chậm về hướng đài (vì người ở hai bên đường rất đông), còn khoảng 50 thước đến trước cổng đài, thình lình có một tiếng nổ lớn, kèm thêm một tiếng khác bồi thêm.
Vụ nổ bằng sức ép cực mạnh gây cái chết không toàn thây của 7 thiếu niên Phật tử và một nữ tín hữu. Hung thủ thực sự chính là đại úy Scott và Trí-Quang, người đã điều động Phật tử đến vây đài phát thanh Huế.
Đại úy Scott đã bí mật ra Huế một ngày trước. Ngoài ra, trước khi xảy ra vụ nổ ở đài phát thanh, viên chức địa phương ghi nhận là giữa chùa Từ-Đàm và lãnh sự Hoa-Kỳ đã thường xuyên gặp gỡ nhau.
Ráp nối những sự kiện nêu trên, cho phép chúng tôi kết luận vụ nổ ở đài phát thanh không phải là một sự tình cờ, mà là sự sắp đặt trước giữa chùa Từ-Đàm (Trí-Quang) và Hoa-Kỳ (đại úy Scott tiết lộ chính đương sự là thủ phạm trong vụ nổ đài phát thanh Huế).
Sau vụ nổ ở đài phát thanh, từ mâu thuẫn đơn sơ (việc treo cờ) ban đầu đã dẫn đến khủng hoảng giữa chính phủ và nhóm Phật giáo miền Trung của Trí-Quang ngày càng tăng.
Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo và Ủy Ban Liên Bộ được thành lập để giải quyết khủng hoảng.
Tổng thống Ngô-đình-Diệm chủ trương giải quyết trong tinh thần ôn hòa. Sự dàn xếp đang có khuynh hướng thuận lợi, thì ngày 11-06-1963, Hòa thượng Thích Quảng-Đức bị giết chết bằng cách tưới xăng và châm lửa.
Tổng-thống Ngô-đình-Diệm rất xúc động khi hay tin và hối tiếc về việc vừa xảy ra, đồng thời gọi cái chết của HT Quảng-Đức là án-mạng.
IV/ Ý Nghĩa Thực Sự Của Cái Chết HT Quảng-Đức ngày 11-06-1963:
Như trên đã nêu, cái chết của Hòa thượng Quảng-Đức làm một án-mạng. Án-mạng này mang tầm vóc lịch sử, nên chúng tôi gọi đó là án sử.
Hung thủ giết chết Hòa thượng Quảng-Đức là Trí-Quang và Đức-Nghiệp.
Trong cuộc họp vào hai tối ngày 15 và 16 tháng 4 năm 1963 (nêu ở phần đầu chưong II), Hòa thượng Quảng-Đức có tình nguyện “hy sinh bảo vệ đạo pháp” - ngưng trích – “sẽ đem thân làm ngọn đuốc đầu tiên” –ngưng trích- tạp chí Phật Giáo Việt Nam.
Tuy nhiên, ít ngày trước khi bị giết (được gọi là tự-thiêu), thầy đã thay đổi ý định không muốn tự-thiêu nữa.
Từ khẩu hiệu “tranh đấu cho bình đẳng tôn giáo“ đến các vụ tự-thiêu, đều đã được chuẩn bị trước. Nhóm Phật giáo miền Trung của Trí-Quang chỉ chờ cơ hội thuận tiện để ra tay mà thôi. Cơ hội đó đã đến bằng bức công điện 9195 quy định về việc treo cờ tôn giáo và Quốc gia.
Nhà cầm quyền cộng sản Việt-Nam, Lê-thanh-Hải cũng như Nguyễn-thành-Tài đều ca ngợi HT Quảng-Đức là người có công với cách mạng (cộng sản). Họ xem HT Quảng-Đức như liệt sĩ nên đã dựng một bức tượng thật lớn để kỷ niệm vào ngày 18-09-2010.
“Pháp nạn 1963” cũng như “vị pháp thiêu thân của bồ tát Thích Quảng-Đức” được cộng sản Việt Nam tuyên truyền, hoàn toàn là sự mê-tín dị đoan.
Theo Phúc trình của Liên hiệp quốc được phổ biến vào cuối năm 1963, chế độ đệ nhất Việt-Nam Cộng-Hòa dưới thời chính phủ Ngô-đình-Diệm không hề có sự đàn áp Phật giáo.
Để tạo lại chính nghĩa (vốn không có) cho bản thân, đã bị sụp đỗ toàn diện, đảng cộng sản Việt-Nam làm lễ long trọng tưởng niệm cái chết của HT Quảng-Đức.
Cái chết của Hòa thượng Quảng-Đức, chẳng có hi cũng không thực hiến. Đó là một án-mạng không hơn không kém.
Nhưng điều mê-tín dị đoan của Cộng sản Việt Nam đưa ra đã được các giáo hội phật giáo Việt Nam thống nhất Hoa Kỳ, Liên Âu, Úc-đại-Lợi và Tân-tây-Lan hưởng ứng một cách nồng nhiệt!
Thật là đáng tiếc, vô cùng đáng tiếc!
Âu-Châu ngày 09-06-2013,
Việt lịch 4886, Phật lịch 2557
_____________________
Tham khảo:
3/ Liên-Thành | 'Ba điều không thể che giấu mãi đó là: Mặt Trời, Mặt Trăng, và Sự Thật' - Lời của Đức Phậthttp://www.quansuvn.info/D_1-2_2-100_4-4692_15-2/
4/ Hậu duệ VNCH khẩn thiết kêu gọi: V/v cộng sản trong nước và hải ngoại đang đồng thực hiện chiến dịch dùng Thích Quảng Đức để đấu tố VNCH http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-100_4-4689_15-2/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét