Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




PHẦN HỎI ĐÁP, THỦ TƯỚNG "TRẢ LỜI LÒNG VÒNG CHO TỤI NÓ CHÓNG MẶT CHƠI"

BBC
02-06-2013

CHIA RẼ VỀ TRẢ LỜI CỦA THỦ TƯỚNG

Hình bên: Ông Dũng nói về "lòng tin chiến lược" ở Shangri-La

Độc giả BBC người khen, người chê phần trả lời ba câu hỏi tại Đối thoại Shangri-La của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Trong lúc đó nhất loạt các tướng lĩnh được chính quyền dẫn lời khen ngợi diễn văn của ông Dũng tại diễn đàn quốc phòng với sự tham gia của nhiều nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương cùng Hoa Kỳ.

BấmBáo Điện tử của Chính phủ Việt Nam dẫn lời các tướng tá nói họ "tâm đắc" với kêu gọi xây dựng "lòng tin chiến lược" giữa các nước của ông Dũng và rằng bài phát biểu của ông Thủ tướng "đã và đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận quốc tế và toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta."

Trong phát biểu của mình ông Dũng cũng kêu gọi Hoa Kỳ và Trung Quốc đóng vai trò lớn trong việc duy trì an ninh và hòa bình nhằm đảm bảo sự phát triển và thịnh vượng trong khu vực.

'Trách nhiệm lớn nhất'

Sau diễn văn, ông Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời ba câu hỏi.
Phần hỏi đáp của ông Thủ tướng bao gồm:

Tiến sỹ Christian Le Miere, Nghiên cứu viên cao cấp về Hải quân và An ninh Hàng hải, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS):

Trong bài phát biểu của ngài, ngài nhiều lần nhắc tới tầm quan trọng của luật pháp quốc tế ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và tất cả các nước nên tôn trọng luật quốc tế. Điều này có nghĩa là Việt Nam đồng ý với Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế về đối với tranh chấp chủ quyên tại Bãi cạn Scraborough? Và ngài có muốn thấy có thêm nhiều nước dựa vào tòa trọng tài quốc tế như một công cụ để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Thưa các bạn, vấn đề Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài của Tòa án Quốc tế về Luật Biển, về vấn đề này ngày 26/4/2013, Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố công khai quan điểm của mình, tôi xin không nhắc lại để đỡ tốn thời gian của quý vị.

Một lần nữa chúng tôi kêu gọi ASEAN và Trung Quốc cùng nhau thực hiện nghiêm túc DOC, nỗ lực xây dựng COC. Tất cả chúng ta hãy cùng nhau xây dựng lòng tin chiến lược vào nhau vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển và thịnh vượng. Xin cảm ơn các bạn.

Nữ Thiếu tướng Yao Yunzhu, Giám đốc Trung tâm Quan hệ Quốc phòng Trung – Mỹ, Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc: 

Cảm ơn Ngài Thủ tướng về bài phát biểu rất khai sáng. Tôi có câu hỏi rất cụ thể cho Ngài. Trong bài phát biểu, ngài đề cập các thách thức an ninh ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương đang đối mặt hiện nay, trong đó ngài có đề cập tới có việc tự do hàng hải bị gián đoán cũng như ảnh hưởng luồng trung chuyển thương mại quốc tế trong đó một hoặc nhiều cường quốc chính vi phạm luật quốc tế. Câu hỏi của tôi là ngài có thể nêu ra một vài ví dụ cụ thể về việc tự do hàng hải bị vi phạm và vi phạm theo luật quốc tế nào?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: 

Thưa các bạn, hòa bình, an ninh, hòa bình, ổn định, phát triển, hợp tác phát triển thịnh vượng cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải trên Biển Đông là lợi ích, là mong muốn chung, là mục tiêu chung của các quốc gia ASEAN, của các quốc gia trong khu vực, cũng như của cộng đồng quốc tế.

Chúng tôi cho rằng những diễn biến gần đây trên thực tế chắc có lẽ tất cả mọi người của chúng ta ở đây đều biết, tôi thấy không cần nhắc lại.

Quan điểm của tôi, quan điểm của Việt Nam, đã nói rõ trong bài, tôi đã đề cập rõ trong bài phát biểu của mình là để thực hiện được mong muốn chung, mục tiêu chung như tôi vừa để cập thì các bên, trước hết các quốc gia, các bên liên quan trước hết cần thực hiện nghiêm túc DOC, cùng nhau tiến tới COC trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật Biển 1982.

Chỉ có như thế chúng ta mới cùng nhau, thực đượng, duy trì và thực hiện đuợc cái lợi ích chung, cái mục tiêu chung, cái mong muốn chung là hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác, phát triển thịnh vượng cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải trên Biển Đông. Cảm ơn các bạn.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel (phải)
và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong buổi diễn thuyết của Thủ tướng VN
Tiến sỹ Lee Chung Min, Đại học Yonsei, Hàn Quốc

Cảm ơn Ngài Thủ tướng. Ngài đã đề cập tới các từ "lòng tin chiến lược" tới 30-40 lần, câu hỏi của tôi rất đơn giản là vậy ngài tin tưởng Hoa Kỳ như thế nào khi so với Trung Quốc, đứng ở quan điểm của Việt Nam? Cảm ơn Ngài!

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: 

Như tôi đã đề cập trong bài phát biểu của tôi là Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai cường quốc có trách nhiệm lớn nhất, tôi nhấn mạnh là lớn nhất, trong tương lai trong quan hệ của chính mình, cũng như sự đóng góp vào hòa bình, hợp tác, phát triển, thịnh vượng chung của khu vực.

Chúng tôi tin tưởng và hy vọng Trung Quốc và Hoa Kỳ với tư cách là hai cường quốc của thế giới, của khu vực nhận rõ vai trò, trách nhiệm và lợi ích của mình mà có những chiến lược, những việc làm thiết thực, phù hợp để đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển, thịnh vượng ở khu vực. Xin cảm ơn các bạn.

Người khen...

Trên trang Facebook của BBC Tiếng Việt, các độc giả, đa số ở độ tuổi dưới 30, tỏ ra chia rẽ về màn thể hiện của ông Dũng trong phần hỏi đáp.

Kien Hoang Trung nói: "Thủ Tướng trả lời rõ ràng, rành mạch, rất thông minh theo cách ngôn từ ngoại giao ....cả ba câu hỏi và cách trả lời đề dễ hiểu theo ẩn ý của từng phần một, nhưng khái quát đầy đủ nội dung và tầm nhìn quốc tế!"

Luu Xuan Do nói: " Ông Dũng trả lời quá tốt. Một câu hỏi theo kiểu "trong hai người bạn của anh anh tin ai hơn" là câu hỏi gài bẫy người khác. Ông Dũng trả lời: hai nước đều phải nhận thấy vai trò, trách nhiệm.... Ông ấy đã nói trong bài phát biểu là phải tạo lòng tin chiến lước giữa các nước. Có nghĩa là các nước phải tin tưởng nhau. Ông người Hàn hỏi câu đó vô duyên quá. May mà thủ tướng trả lời linh hoạt."

Jose Mourinho nhận xét: "Câu số 1: trả lời như thế thì ổn, vì bản chất câu hỏi là muốn xem quan điểm VN có ngả theo Philipines không, nhưng thực tế Philippines kiện cũng kiện luôn một số đảo của VN, nên nếu VN ngả theo Philippines thì chắc chắn là công khai thừa nhận những đảo đó thuộc về Philippines.

"Nên VN lúc này coi như không liên quan, nếu vụ kiện đó Philippines thắng thì Việt Nam cũng sẽ lên tiếng về vấn đề các đảo kia thuộc Việt Nam mà thôi.

"Câu 2: Nếu trả lời thẳng thì sập bẫy khiêu khích của con Trung Quốc, nếu trả lời kiểu "ai cũng biết rồi" thì cũng là một cách mỉa rất hay, nên câu này là câu trả lời hay nhất.

"Câu 3: Đây là câu hỏi để phân cực, xem VN hiện tại ngả về cực nào, thì trả lời hơi chung chung, thậm chí ko đả động gì đến hai cực. Theo mình VN bây giờ cũng nên chọn lấy một cực để mà giải quyết triệt để vấn đề chứ cứ thế này lằng nhằng lắm."

Người chê

Trong khi đó cũng có những ý kiến châm biếm hoặc chê ông Thủ tướng.

Fata LError viết:
"Dựa theo 1 câu chuyện vui:
- câu 1: nếu các bạn ngồi đây chưa biết mà hỏi tôi, thì tôi có trả lời các bạn cũng ko hiểu đâu.
- câu 2: nếu các bạn ngồi đây đã biết rồi thì cho phép tôi ko trả lời lại nữa.
- câu 3: nếu các bạn ngồi đây, người biết, người chưa biết thì xin người đã biết nói cho người chưa biết hiểu vấn đề, tôi xin phép không trả lời."

Tien Lang nhận xét:"Nói yếu ớt như kẻ mất hồn không có khẩu khí, vừa nói vừa sợ mình nói sai quan điểm mất lòng Trung Quốc đến nỗi đeo headphone ngược."

Trung Bui viết: "Chết cười với những câu trả lời của ông Dũng, nếu Việt Nam mở một khóa đào tạo giao tiếp cho ông Dũng thì tốt quá! Trả lời không đúng trọng tâm, không cảm ơn sau khi nghe câu hỏi....thế này bị cô giáo mắng là không hiểu đề."

Việt Tú nhận định: "Bài phát biểu thì hay. Nhưng cách trả lời của thủ tướng cho thấy ông ấy không phải là người viết bài đó.

"Nhận thức khá chung chung, câu trả lời chưa có trọng tâm và cũng chưa có điểm nhấn mang tính quốc gia trong quan điểm của mình, nó cho thấy ông ấy chưa thực nắm chắc tình hình."

Nam Nguyen cũng phần nào có chung quan điểm với Việt Tú:

"Bài phát biểu rất hay, còn trả lời trực tiếp các câu hỏi móc máy thì rất dở! Lãnh đạo Việt Nam hiện nay trình độ kém xa với thế hệ lãnh đạo ngày trước. Xem lại các bài phỏng vấn của phóng viên nước ngoài hỏi Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay Thủ tướng Phạm Văn Đồng, hoặc Võ Nguyên Giápv.v... thấy rõ điều đó. Nguyễn Chí Vịnh trả lời trực tiếp còn hay hơn nhiều ông Dũng, mặc dù chỉ là cấp thứ trưởng. Sau vụ này ông X chắc toát mồ hôi hột, sợ đến già, còn hơn đứng trước Quốc hội."

Dung Le Anh viết: "Hoan hô Thủ tướng, trả lời lòng vòng cho tụi nó chóng mặt chơi. Nói theo kiểu "đi đâu lanh quanh cho đời mỏi mệt..." í mà!"

BBC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét